6. Tổng quan đề tài nghiên cứu
1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
- Tăng trưởng nguồn vốn huy động, mở rộng qui mô, phát triển bền vững và gia tăng lợi nhuận, với mục tiêu cụ thể:
+ Gia tăng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư
+ Tăng tỷ lệ nguồn vốn huy động lãi suất thấp trên tổng số nguồn vốn huy động của gân hàng.
+ Kiểm soát và thực hiện tốt tỉ lệ an toàn hoạt động theo qui định của NHNN
+ Từng bước nâng cao năng lực và chất lượng công tác quản lý tài sản Nợ - tài sản Có của Ngân hàng.
1.2.2. Nội dung cơ bản của phân tích tình hình huy động vốn của NHTM bao gồm NHTM bao gồm
a. Phân tích bối cảnh môi trường bên ngoài và đặc điểm cơ bản của Ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động huy động TGTK của NH
Những yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm những yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh. Những đặc điểm bên trong chủ yếu bao gồm: các nguồn lực; chiến lược; mạng lưới...
b. Phân tích về công tác tổ chức thực hiện quá trình huy động vốn của NH
Công tác tổ chức thực hiện quá trình huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua những việc làm cụ thể như:
-Giao chỉ tiêu đến từng Phòng/Bộ phận, đến từng cá nhân. -Đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu huy động
-Chính sách động viên, khen thưởng nếu đạt chỉ tiêu huy động và chế tài xử phạt khi không hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu huy động.
c. Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động huy động TGTK
Bao gồm phân tích về các hoạt động chủ yếu sau:
- Hoạt động nhằm gia tăng quy mô huy động TGTK, đáp ứng một cách hợp lý nhu cầu huy động TGTK
- Hoạt động thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu về thị phần huy động TGTK
-Hoạt động nhằm kiểm soát chi phí huy động TGTK
-Hoạt động kiểm soát rủi ro trong hoạt động huy động TGTK -Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ TGTK
d. Phân tích kết quả của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng
Phân tích kết quả hoạt động huy động huy động tiền gửi tiết kiệm tập trung vào các nội dung sau:
- Phân tích về quy mô tiền gửi tiết kiệm thể hiện qua các chỉ tiêu:
+ Số dư huy động tiền gửi tiết kiệm
+ Số lượng khách hàng tham gia gửi tiết kiệm
Quy mô tiền gửi tiết kiệm là một tiêu chí quan trọng trong để đánh giá hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Nếu quy mô tiền gửi tiết kiệm thấp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của ngân hàng với các khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, hạn chế khả năng mở rộng dịch vụ và quy mô hoạt động của ngân hàng, hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận thấp. Ngược lại, quy mô tiền gửi tiết kiệm gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và ổn định nguồn vốn của ngân hàng.
- Phân tích về thị phần huy động vốn và tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng trên thị trƣờng.
Thị phần huy động vốn và tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng được đánh giá qua tỷ trọng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đó so với tổng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm của tất cả các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
- Phân tích về cơ cấu tiền gửi tiết kiệm
Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm là tỷ trọng của các tiêu thức được đánh giá trên tổng số tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Thông qua cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ đánh giá, có định hướng và điều chỉnh cho phù
hợp đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, cơ cấu tiền gửi tiết kiệm cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế, chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ, mục đích của người gửi tiền, tình hình kinh tế xã hội trong từn giai đoạn.
Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm được phân tích qua các tiêu thức sau:
- Cơ cấu huy động TGTK theo sản phẩm
- Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn - Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền tệ
- Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo qui mô chi nhánh và Phòng giao dịch
- Phân tích về tỷ trọng vốn huy động TGTK trong tổng nguồn vốn huy động.
Phân tích cơ cấu, tỷ trọng của nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm để nắm bắt thực trạng, để Ban lãnh đạo ngân hàng xem xét từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp hơn.
- Phân tích về chi phí huy động TGTK bao gồm: chi phí trả lãi tiền
gửi tiết kiệm, chi phí các chương trình khuyến mãi, quảng cáo và quà tặng khách hàng là 2 yếu tố chi phí được ngân hàng quan tâm hàng đầu. Bởi vì: Nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụng để kinh doanh, do dó tính toán tương đối chính xác chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm, xác định Margin lãi suất, kịp thời có biện pháp điều chỉnh nhằm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xem xét các chi phí liên quan đến công tác chăm sóc khách hàng, nhận diện thương hiệu và căn cứ vào tình hình thực tế để đề ra các quyết sách hợp lý nhằm gia tăng khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm.
- Phân tích chất lƣợng cung ứng dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm
Tiêu chí về chất lượng cung ứng dịch vụ thể hiện trước hết qua sự hài lòng của KH tiền gửi trong quá trình NH cung ứng dịch vụ. Tiêu chí này có thể được đánh giá qua 2 phương thức:
- Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của Ngân hàng về chất lượng cung ứng dịch vụ huy động tiền gửi
- Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng tiền gửi thông qua khảo sát ý kiến.
- Phân tích về kiểm soát rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm
- Rủi ro về lãi suất: Rủi ro lãi suất xảy ra khi biến động lãi suất thị trường gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro này xuất hiện trong trường hợp lãi suất của thị trường tăng lên, khi đó, các khoản cho vay và đầu tư của ngân hàng sẽ sụt giảm giá trị và ngân hàng sẽ gặp tổn thất. Khi lãi suất thị trường giảm, làm cho ngân hàng phải chấp nhận đầu tư và cho vay các khoản tiền huy động với lãi suất cao vào các tài sản với mức sinh lời thấp.
- Rủi ro về thanh khoản: Rủi ro thanh khoản xảy ra khi những thay đổi trên thị trường thứ cấp gây khó khăn cho ngân hàng trong việc chuyển đổi các tài sản thành tiền để đáp ứng các nhu cầu chi trả. Khả năng này xảy ra khi chi phí giao dịch tăng, hoặc thời gian giao dịch bị kéo dài. Tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu là chi phí phát sinh do phải tìm kiếm các nguồn chi trả khác
- Rủi ro tác nghiệp: xảy ra do quá trình tác nghiệp hằng ngày của nhân viên, kiến thức về sản phẩm nghiệp vụ chưa vững vàng, đạo đức nghề nghiệp không được coi trọng,
+ Rủi ro trong giao dịch:
+ Rủi ro về quản lý ấn chỉ có giá:
tích kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm là tính toán các chỉ tiêu, so sánh với mục tiêu kế hoạch đặt ra và/hoặc so sánh theo thời gian để chỉ ra xu hướng, mức độ hoàn thành, phát hiện các vấn đề tồn tại, bất cập nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đề tài đã đề cập về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, đặc biệt là cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng bao gồm: khái niệm, đặc điểm và vai trò của tiền gửi tiết kiệm. Từ đó, nêu được các nội dung cần phân tích về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong giai đoạn hiện nay.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH DAKLAK
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MHB CHI NHÁNH DAKLAK
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển MHB Chi nhánh Daklak
Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh ĐakLak (MHB - ĐakLak) được thành lập theo Quyết định số 66/QĐ- NHN ngày 23/11/2011 của Hội đồng thành viên Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 24/05/2012.
Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long – Chi nhánh ĐakLak.
Tên giao dịch tiếng Anh: Housing Bank of Mekong Delta – ĐakLak Branch.
Trụ sở chính: 29 Nơ Trang Long, P. Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh
ĐakLak.
Điện thoại: 0500.3839305 – 0500.3839307 - Fax: 0500.3839315
Ngân hàng MHB - Đăk Lăk trực thuộc Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ hoạt động của Ngân hàng MHB. Ngân hàng MHB - Đăk Lăk là một đơn vị hoạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào Ngân hàng MHB, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng MHB - Đăk Lăk đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.
Ngân hàng MHB - Đăk Lăk thành lập trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên trải qua hơn 02 năm hình thành và phát triển, tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2014, MHB ĐakLak đã không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gồm 01 trụ sở chính, 02 phòng giao dịch trực thuộc.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của MHB - Đăk Lăk
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
a. Ban Giám đốc
Giám đốc: Tổ chức điều hành Chi nhánh: Gồm 01 thành viên
Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển nhân sự nhằm đảm bảo chiến lược kinh doanh và các hoạt động của Chi nhánh thống nhất với kế hoạch kinh doanh chung của toàn hệ thống. Chịu trách nhiệm về kết
Phòng Giao Dịch Phòng Kế Toán Ngân quỹ Phòng Kinh doanh Phòng Hành Chính Nhân sự Phòng quản lý rủi ro Phòng bán lẻ Ban Giám đốc
quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy trình và hướng dẫn do hội sở xây dựng và các chế độ quy định của pháp luật.
b. Phòng Kinh doanh
- Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh Chi nhánh
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển sản phẩm theo yêu cầu của thị trường
- Tìm kiếm khách hàng, giới thiệu tư vấn cho khách hàng tất cả các dịch vụ của Ngân hàng, chăm sóc khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng tín dụng tốt và hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đạt mục tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.
- Thành viên của Ủy ban tín dụng
- Phối hợp với các phòng có liên quan tại Chi nhánh và Hội sở trong việc phát triển hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của đơn vị.
c. Phòng Kế toán – ngân quỹ
- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ kế toán, thanh toán, tài chính, ngân quỹ, hệ thống thông tin báo cáo đảm bảo các hoạt động tại Chi nhánh tuân thủ đúng chế độ hạch toán, thanh toán và chế độ tài chính của Nhà nước và của MHB; Đảm bảo chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước và các quy định và nghĩa vụ tài chính trong hệ thống MHB.
- Tham mưu cho Giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán, thanh toán, tài chính.
- Đảm bảo hoạt động ngân quỹ an toàn tuyệt đối theo đúng quy trình, quy định hiện hành của MHB và chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
d. Phòng Hành chánh – Nhân sự
Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực Hành chính – Nhân sự.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị.
- Lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng – đào tạo – đánh giá nhận xét cán bộ nhân viên theo định kỳ, xây dựng chính sách tiền lương – thi đua – khen thưởng – chế độ phúc lợi theo quy định.
- Quản lý việc lưu trữ, nhập và cập nhật hồ sơ pháp lý, hồ sơ cá nhân tại đơn vị.
- Thực hiện báo cáo nhân sự theo yêu cầu của Hội sở và các ban ngành địa phương.
Thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực Hành chính – quản trị: Tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện công tác:
- Công tác xây dựng cơ bản và phát triển mạng lưới tại đơn vị.
- Quản lý và lập kế hoạch trang bị tài sản, công cụ lao động, nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa chữa, bảo trì, kiểm kê, thanh lý, thay thế tài sản, CCLĐ của đơn vị.
- Theo dõi giám sát việc chấp hành nội quy lao động - Công tác an ninh, an toàn lao động.
- Tổ chức, sắp xếp các cuộc hội nghị, hội họp, sự kiện. - Quản lý con dấu đơn vị
Công tác công nghệ thông tin: Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị hoạt động ổn định, an toàn và tuân thủ các yêu cầu của Chính sách CNTT MHB.
e. Phòng quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro:
- Tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro.
- Xem xét nhận diện và dự báo các loại rủi ro, báo cáo đánh giá RR làm cơ sở trình Giám đốc phê duyệt các khoản vay, trình Hội sở đối với các trường hợp vượt mức báo cáo hoặc vượt mức ủy quyền phán quyết.
- Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt (nếu có).
- Kiểm soát độc lập chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt trong từng thời kỳ.
- Đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả.
Hỗ trợ kinh doanh:
- Xem xét, phân tích nội dung tờ trình, các nhận xét và đề xuất xử lý nợ của phòng Kinh doanh đính kèm toàn bộ hồ sơ vay của khoản nợ đề nghị xử lý.
- Tham gia quá trình khởi kiện các khoản nợ quá hạn khó thu hồi nếu được ủy quyền, hỗ trợ việc công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định về đảm bảo tiền vay.
f. Phòng bán lẻ
- Phát triển hệ khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, xây dựng cơ sở dữ liệu