Tổ chức lại sản xuất, gắn kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

Dựa trên quy hoạch về các vùng chuyên canh được xây dựng, căn cứ vào lợi thế so sánh của mỗi vùng và nhu cầu của thị trường, xây dựng các cụm liên hoàn sản xuất – chế biến – thương mại cho các ngành hàng chính mà Việt Nam có thế mạnh. Tại mỗi cụm, nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời đóng vai trò quản lý nhà nước và làm trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các đối tác trong các dây chuyền sản xuất, kinh doanh. Ban hành chính sách ưu tiên để hình thành các hạt nhân động lực cho mỗi vùng (các nhà máy chế biến, các công ty xuất nhập khẩu). Các đơn vị này có trách nhiệm tìm kiếm và phát triển thị trường, dựa trên yêu cầu của thị trường mà đầu tư trang bị, thiết bị cần thiết để hình thành các nhà máy chế biến, sơ chế và thực hiện các hoạt động tiếp thị.Trên cơ sở đó, ký kết hợp đồng với nông dân, tạo thành vùng chuyên canh, gắn bó cung ứng nguyên liệu trực tiếp cho doanh nghiệp theo đúng thời gian, qui mô và yêu cầu của nhà máy và thị trường.

Các đơn vị hạt nhân sẽ được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển theo đề án đầu tư, và từ quỹ bảo hiểm của các hiệp hội ngành hàng. Nông dân được vay vốn từ ngân hàng dưới sự bảo trợ, bảo lãnh của doanh nghiệp hạt nhân, hình thành các vùng chuyên canh gắn với các khu công nghiệp – chế xuất nông thôn. Các trung tâm này cần xây dựng tại các cửa khẩu biên giới, các cảng biển, cảng sông, các trục giao thông quan trọng, gắn sản xuất với thương mại.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (Trang 41 - 42)