Một số quan điểm cần làm rõ :

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

- Chính sách vĩ mô cần tiếp tục hoàn chỉnh.

1-Một số quan điểm cần làm rõ :

Để đương đầu với những thắng lợi, những khó khăn như phần trên đã nói, đưa sự nghiệp đổi mới của cả nước tiếp tục đi lên cần phải làm rõ những quan điểm giải pháp sau :

1) Tiếp tục khẳng định rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.

Thể hiện sự kiên định này chính bằng hệ thống pháp luật, cơ cấu đầu tư đủ mức đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực nền tảng này. Nếu chỉ rút đi sức người, sức của, không đầu tư đủ mức lại cho nông nghiệp, nông thôn thì chẳng những quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn không thể diễn ra mà còn xuất hiện những rủi ro về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường.

Tùy hoàn cảnh trong nước, mà có chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Nhưng sự đầu tư này phải ngay từ đầu, liên tục nó như sự khởi động.

2) Tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà nước nông dân.

Điều đáng ngại là ở nước ta hiện nay là chưa hình thành mối liên kết “hữu cơ” giữa đầu tư của nhà nước với nỗ lực phát triển của cư dân nông thôn. Hầu hết việc xây dựng các dự án đầu tư công trình quan trọng, các chiến lược phát triển đều thiếu ý kiếm tham gia trực tiếp của dân. Một khâu quan trọng khác là các thiết kế, thi công quản lý các công trình xây dựng thì đa số bó hẹp trong các viện, các bộ chủ quản chứ không có sự tham gia ý kiến của dân. Vì vậy cần phải biến các tổ chức đại diện cho nông dân như : Liên hiệp các hợp tác xã, Hội nông dân trở thành đại diện thực sự của nhân dân, được nhân dân bầu ra theo từng cấp từ dưới lên, các cán bộ chuyên môn được hợp đồng theo nhu cầu chuyên môn. Nhà nước hỗ trợ kết hợp với nhân dân đóng góp để các tổ chức này có kinh phí, điều kiện hoạt động thật thuận lợi, giao quyền cho các tổ chức này để biến chúng thành cầu nối thực sự giữa nhà nước và nông dân trong công tác phát triển nông thôn.

3) Phải nâng cao mức thu nhập trung bình, khả năng tích lũy của hộ nông dân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ tích lũy và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông dân rất quan trọng. Về tỷ lệ để dành trong nông dân tăng dần : từ 1990 đến 1995 tăng gấp 4 lần (1994 đạt 172.000đ/người). Đến nay lượng vốn đó đã lớn hơn nhưng vẫn chưa được huy động có hiệu quả vào đầu tư sản xuất phát triển nông thôn. Để tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Câu hỏi đầu tiên phải trả lời là : làm sao để từng vùng, từng hộ nông dân có tích lũy tài sản sản xuất mở rộng.

4) Phải mở rộng đúng cánh cửa quan hệ sản xuất thích hợp, giao vai trò lịch sử cho chủ thể mới ở nông thôn.

* Hướng phát triển các doanh nghiệp tư nhân : là các nông dân giàu sẽ đầu tư vào các ngành khác như : thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ … Có thể là một người giàu, hay nhiều người giàu cùng làm hoặc có thể một làng, một xã cùng làm. Mà kinh tế hợp tác là lựa chọn và ưu điểm hơn cả, với hoạt động đa dạng theo nhiều kiểu như : hợp tác máy cày, cung cấp phân bón, vật tư, tiêu thụ nông sản, tín dụng, … điểm cần lưu ý là hợp tác xã cổ phần.

* Hướng phát triển nông trại : dần dần với hình thức : trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi, … theo thời gian các nông trại này sẽ liên kết với nhau theo hướng cũ hay theo hướng khác nhưng với quy mô rộng hơn.

* Hướng phát triển hợp tác hóa : là sự liên kết của nông dân với nhau, của các tập đoàn nông hội với nhau theo chuyên môn và dần dần trở nên lớn mạnh trong guồng máy sản xuất lớn.

Muốn vậy thì cần 3 yêu cầu chính :

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (Trang 29 - 31)