Môi trường bị phá hoại, thiên tai diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Phương thức tăng trưởng sản xuất theo chiều rộng hiện đang khai thác các tài nguyên tự nhiên đến mức giới hạn. Hiện nay bình quân 1 hộ nông nghiệp chỉ hơn 5000m2 đất nông nghiệp, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng : 2.277m2. Qui mô sản xuất manh mún như vậy chỉ phù hợp với sản xuất lao động thủ công, nhất làở đồng bằng sông Hồng và miền Trung.

Nước tứơi, nước sinh hoạt cũng bị khai thác nhiều và sử dụng lãng phí. Các địa phương đầu nguồn, gần nguồn được hưởng lợi tối đa của các công trình thủy lợi, đã lựa chọn mọi phương hướng sử dụng đất tiêu tốn nhiều nước và tăng vụ đến mức tối đa trong khi nhiều vùng xa nguồn, hoặc ở hạ lưu thiếu cả nước sinh hoạt trong mùa khô. Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt do cách khai thác tận diệt bằng thuốc nổ, hoá chất độc, rà điện hoặc dùng lưới quét mắt nhỏ ven bờ đang làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu môi trường sinh thái.

Việt Nam có 19,6 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên cả nước, nếu như năm 1943 diện tích rừng tự nhiên là 14 triệu ha chiếm 48% tổng diện tích thì hiện nay diện tích rừng chỉ còn hơn 9 triệu ha chiếm khoảng 28% -

33% tổng diện tích. Trong 1 triệu ha rừng tự nhiên thì 56% là rừng nghèo kiệt. Hơn 10 triệu ha đất hiện chỉ còn đồi núi trọc.

Nuôi tôm tràn lan xâm hại sinh cảnh đất ngập nước ven biển rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu long. Diện tích cà phê tăng lên nhanh chóng ở Tây nguyên kéo theo tình trạng phá rừng nghiêm trọng trên những khu vực đất dốc hoặc không có đủ nguồn nước tưới. Những tàn phá vô ý thức tương tự làm cho tình hình diễn biến thời tiết và thiên tai trở nên rất phức tạp và nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam (Trang 25 - 26)