ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG PRABANG
3.3.1. Đối với Chính phủ nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Một là, Chính phủ cần tiến hành rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại, phân loại những chính sách còn thiếu, chƣa đƣợc quy định cần bổ sung, những quy định chồng chéo, mâu thuẫn phải sửa đổi theo lộ trình. Trƣớc mắt, Chính phủ cần triển khai xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, huyện cho đầy đủ, đồng bộ. Các quy định trên thực tế còn chƣa đảm bảo sức răn đe, do đó công tác sửa đổi các quy định phải coi trọng chế tài xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại.
Hai là, thực hiện phân cấp mạnh hơn, nâng cao sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phƣơng, ban hành chính sách thƣơng mại phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng, khơi dậy tiềm năng và lợi thế của mỗi tỉnh, trong đó có Luang Prabang. Thực hiện kiểm tra chế độ thông tin báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại đối với các doanh nghiệp trung ƣơng, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng trên địa bàn tỉnh theo hƣớng công khai, minh bạch, rõ ràng, đảm bảo sự phối hợp quản lý giữa trung ƣơng và địa phƣơng, tránh tạo ra những lỗ hổng quản lý.
Ba là, thực hiện phân bổ các nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, nâng cao tính khả thi của pháp luật. Về
hình thức, Chính phủ cần phân cấp ngân sách cho đầu tƣ phát triển, phù hợp yêu cầu của tỉnh Luang Prabang và tăng thay đổi chính sách tổ chức cán bộ, tăng chỉ tiêu biên chế cho ngành thƣơng mại cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực tế số lƣợng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thƣơng mại gia tăng nhanh, với tính chất ngày càng phức tạp.
Bốn là, sớm ban hành các đạo luật nhƣ: Luật thƣơng mại, Luật đấu thầu… Và xây dựng văn bản hƣớng dẫn cụ thể cho chính quyền tỉnh về các luật đã đƣợc ban hành, để đƣa chính sách thƣơng mại của nhà nƣớc vào cuộc sống.
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ nhƣ hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang cần phải tiến hành các hoạt động sau đây:
Một là, Ủy ban nhân dân tỉnh cần phân công rõ về chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban ngành thuộc tỉnh. Gắn thẩm quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cơ quan. Đồng thời, phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại một cách thống nhất trên toàn tỉnh. Tăng cƣờng trao quyền và trách nhiệm cho Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang chủ trì các hoạt động lập kế hoạch và xúc tiến phát triển thƣơng mại tại tỉnh.
Hai là, cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích chính sách, pháp luật đến cán bộ quản lý và ngƣời dân địa phƣơng, nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ dân trí, xóa bỏ tình trạng vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết nhƣ có hộ kinh doanh đóng thuế mà không đăng ký kinh doanh.
Ba là, thƣờng xuyên, gắn kết, trao đổi thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại cấp tỉnh với các tỉnh giáp ranh và Bộ Công Thƣơng.
Bốn là, tiếp tục đào tạo cán bộ, công chức lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại theo quy hoạch, gắn liền với yêu cầu sử dụng.
Năm là, trƣớc sự gia tăng nhanh về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thƣơng mại hiện nay, tỉnh cần đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của vấn đề gian lận thƣơng mại đối với tăng trƣởng và phát triển bền vững, để có chính sách kịp thời, quan tâm giải quyết, ngăn chặn tình trạng bán lậu, làm hàng giả, hàng kém chất lƣợng.
Tiểu kết chƣơng 3
Dựa vào quá trình nghiên cứu phân tích những vấn đế về cơ sở khoa học đối với quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại nói chung và thông qua đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang trong 5 năm qua, trong chƣơng 3 này tác giả đã tập trung nghiên cứu các mục tiêu, quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại chung của Bộ Công Thƣơng; quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu và định hƣớng phát triển thƣơng mại của tỉnh Luang Prabang trong thời gian tới nhƣ: tầm nhìn, chiến lƣợc và kế hoạch phát triển thƣơng mại và đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, gồm có những giải pháp: Xây dựng chính sách phù hợp để phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh; Sửa đổi, bổ sung, tuyên truyền, phổ biến văn bản quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại; Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại trên địa bàn tỉnh; Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan chức năng, triển khai quản lý thƣơng mại hiệu quả; Hoàn thiện hoạt động đăng ký kinh doanh; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thƣơng mại phát triển; Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm; Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại.
Ngoài ra, còn có một số kiến nghị đối với Chính phủ nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế - thƣơng mại trong nƣớc cho sát với các chế định của (WTO); tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cƣờng vấn đề ủy quyền phân cấp của
các bộ, ngành cho địa phƣơng, công khai minh bạch quy trình thủ tục hành chính từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong vấn đề giải quyết các thủ tục hành chính về thƣơng mại. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang là phải có các chủ trƣơng và biện pháp chỉ đạo các sở ban ngành tỉnh tham mƣu và thực hiện những vấn đề có liên quan đến ngành thƣơng mại.
KẾT LUẬN
Thƣơng mại là lĩnh vực hoạt động kinh tế của các chủ thể cơ bản trong nền kinh tế thị trƣờng, chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế và tác động trở lại đối với kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động thƣơng mại là hoạt động quản lý khó khăn, phức tạp, cần đƣợc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để đạt hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển. Tại CHDCND Lào, hiện đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Vì vậy, hoạt động thƣơng mại đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Để phát huy thế mạnh của hoạt động thƣơng mại, nhà nƣớc cần phải xây dựng kế hoạch chiến lƣợc và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại. Tại các địa phƣơng, nhất là các tỉnh lớn, thủ đô Viêng Chăn có điều kiện phát triển, hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại đƣợc quan tâm đúng mức sẽ tạo điều kiện cho thƣơng mại phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển ngày càng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đất nƣớc.
Luang Prabang là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển thƣơng mại. Mặc dù vậy, hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang còn có những hạn chế, chƣa có kế hoạch đồng bộ cho chiến lƣợc phát triển. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tỉnh những năm gần đây đang bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, cần nghiên cứu để tìm ra những phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại phù hợp với yêu cầu mới. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang trong thời gian sắp tới. Xuất phát từ yêu cầu đó, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” để làm luận văn thạc sỹ. Những đóng góp của luận văn đạt đƣợc một số kết quả sau đây:
- Đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang và vai trò thƣơng mại của Luang Prabang đối với sự phát triển của tỉnh nói riêng và đất nƣớc nói chung. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của một số tỉnh, thành trong nƣớc và quốc tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Luang Prabang.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang giai đoạn 2011-2015. Trong đó, luận văn đã nêu bật những kết quả đồng thời phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang. Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện về hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Kiến nghị một số giải pháp đối với Chính phủ nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân Lào và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thƣơng (2015), Báo cáo tổ chức thực hiện kếhoạch phát triển thương mại 5 năm (2011-2015), Viêng Chăn.
2. Bộ Công Thƣơng (2015), Kế hoạch phát triển thương mại 5 năm (2016- 2020), Viêng Chăn.
3. Bùi Văn Quang (2013): “Quản lý nhà nước về thương mạiở thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh.
4. C.Mác (1971), Góp phần phê phán kinh tếchính trịhọc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
5. Đảng bộ - Bộ Công Thƣơng (2015), Văn kiện Đại hội lần thứ IV Đảng bộ- BộCông
6. Đảng bộ tỉnh Luang Prabang (2015), Văn kiện Đại hội lần thứ VIII Đảng bộtỉnh Luang Prabang.
7. Đảng nhân dân Cách mạng Lào (1986), Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứIV, Nxb quốc gia, Viêng Chăn.
8. Đảng nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứVII, Nxb quốc gia, Viêng Chăn.
9. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2003) sửa đổi năm 2015.
10. Hoàng Trọng Quyết (2014): “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mạiởquận Ba Đình, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Khăm Pheo Sải Pạ Đít (2013): “Quản lý nhà nước về thương mạiởtỉnh Khăm Muôn, CHDCND Lào” Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
12. Khăm Phu Văn La Xa Chắc (2015):“Quản lý thương mạiởThủ đô Viêng Chăn” Tạp chí nghiên cứu lý luận chính trị - hành chính.
13. Luật doanh nghiệp (2014).
14. Luật thƣơng mại Việt Nam (2005).
15. Nguyễn Nhƣ Ý (1998): Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại (2003).
17. PGS. TS Hà Văn Sự (2015): Kinh tế thương mại đại cương, Nxb Thống kê, Hà Nội.
18. Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang (2015), Kế hoạch phát triển thương mại 5 năm giai đoạn (2016-2020).
19. Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang (2015), Tầm nhìn đến năm 2030 và chiến lược phát triển thương mại đến năm 2025.
20. Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang, Báo cáo tổng kết năm 2011-2012. 21. Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang, Báo cáo tổng kết năm 2012-2013. 22. Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang, Báo cáo tổng kết năm 2013-2014. 23. Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang, Báo cáo tổng kết năm 2014-2015. 24. Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang, Báo cáo tổng kết năm 2015-2016.
25. TS. Thân Danh Phúc (2015): Quản lý nhà nước về thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang (2015): Báo cáo tổchức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 7 (2011-2015).
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 5 năm lần thứ 8 (2016-2020).
28. Vi Lay Sẳn Tị Vông (2014): “Tính cấp thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” Tạp chí nghiên cứu lý luận chính trị - hành chính.
29. Viện ngôn ngữ (1994): Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.