Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 43 - 47)

1.3.1.1. Chính sách kinh tế vĩ mô do Trung ương ban hành

Chính sách chung của nhà nƣớc có thể tác động đến chính sách quản lý của tỉnh theo hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc

thể hiện quan điểm của nhà nƣớc về phát triển thƣơng mại trên phạm vi toàn nền kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa, chính sách chung sẽ đến với các tỉnh. Tuy nhiên mức độ phân cấp, trao quyền tự chủ cho địa phƣơng (mức độ: nhiều hay ít) đều là nhân tố tác động đến khả năng ra quyết định, phát huy lợi thế của địa phƣơng,… Chính sách của Trung ƣơng nếu không hợp lý sẽ kìm hãm thƣơng mại địa phƣơng phát triển, nếu hợp lý sẽ thúc đẩy thƣơng mại địa phƣơng phát triển,…

Các yếu tố chi phối hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực thƣơng mại của tỉnh chịu sự ảnh hƣởng bởi tất cả các chính sách về kinh tế thƣơng mại của cấp Trung ƣơng. Chính sách kinh tế cấp Trung ƣơng là tổng hợp các chính sách về kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách phát triển kinh tế chung của Nhà nƣớc.

Đối với các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng thông thƣờng có tác động một cách trực tiếp, linh hoạt và nhanh chóng đến tất cả các hoạt động thƣơng mại của các cơ sở kinh doanh thƣơng mại nhƣ các chính sách về tiền tệ, tỷ giá hay lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách do Bộ Công Thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hay Bộ Tài chính thƣờng có tác động chậm hơn nhƣ các chính sách về hỗ trợ, xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, ƣu tiên phát triển một số ngành nghề đặc thù nhƣ ngành công nghệ cao, ngành dịch vụ, thƣơng mại, tài chính,… Do đó, trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phải thƣờng xuyên cập nhật, nắm bắt đƣợc các nội dung về cơ chế chính sách của Trung ƣơng cũng nhƣ tác động của các chính sách này đối với hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. Từ đó kịp thời điều chỉnh và thích ứng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh.

1.3.1.2. Yếu tố tác động từ môi trường, điều kiện kinh doanh thương mại

Môi trƣờng, điều kiện kinh doanh thƣơng mại luôn là một yếu tố có tác động quan trọng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại. Môi trƣờng kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh, doanh

nghiệp, bao gồm: Môi trƣờng kinh tế - xã hội của địa phƣơng; Trình độ dân trí và mức độ phản biện, góp ý chính sách, khả năng và thái độ tích cực tham gia giám sát, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc của ngƣời dân, thúc đẩy một nền thƣơng mại lành mạnh, phát triển bền vững.

Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trƣờng kinh doanh luôn có quan hệ tƣơng tác lẫn nhau, đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp, nhƣng có mức độ và chiều hƣớng khác nhau. Các yếu tố tác động đến hoạt động thƣơng mại không cố định, tĩnh tại mà thƣờng xuyên vận động, biến đổi. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại các nhà hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch cần nắm bắt đƣợc những quy luật vận động của các yếu tố tác động.

Môi trƣờng văn hóa - xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phƣơng là yếu tố có tác động tích cực hay tiêu cực cho hoạt động thƣơng mại. Khi một tỉnh có một hay một số ƣu thể nhƣ: bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, ngƣời dân có trình độ văn hóa khá, an ninh trật tự ổn định, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thƣơng, khí hậu ôn hòa, phong cảnh đẹp,...là điều kiện rất thuận lợi để phát triển hoạt động thƣơng mại. Ngƣợc lại, ở những nơi dân trí thấp, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,… là yếu tố cản trở phát triển thƣơng mại.

Môi trƣờng, điều kiện kinh doanh còn phản ánh ở mức độ cung - cầu sản xuất kinh doanh thƣơng mại, mức độ phát triển của thị trƣờng các yếu tố sản xuất kinh doanh thƣơng mại và các quan hệ liên kết của hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng trên địa bàn tỉnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh thƣơng mại phải dựa trên các yếu tố về cung - cầu của hàng hóa mà cơ sở kinh doanh thƣơng mại sản xuất ra, đó chính là nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng của ngƣời sản xuất. Bên cạnh đó, để cơ sở kinh doanh thƣơng mại hoạt động có hiệu quả thì mức độ phát triển của thị trƣờng các yếu tố sản xuất kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn tỉnh cũng phải tƣơng xứng. Các yếu tố này thƣờng bao gồm ngƣời cung ứng các nguồn lực đầu vào nhƣ vốn, nguồn lực

lao động, nguồn nguyên liệu vật tƣ đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh thƣơng mại. Hoạt động liên kết trên lĩnh vực thƣơng mại giữa các chủ thể thƣơng mại là nhân tố gây áp lực không nhỏ cho hoạt động QLNN. Liên kết kinh doanh thƣơng mại là tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng, nhƣng khi mức độ, tỷ trọng liên kết lớn sẽ kìm hãm thị trƣờng phát triển. Vì vậy, các cơ quan QLNN vừa phải đảm bảo điều kiện cho kinh doanh thƣơng mại phát triển, vừa phải có cơ chế giám sát hiệu quả để tránh các xung đột về lợi ích giữa các cơ sở kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ tình trạng độc quyền, chèn ép khách hàng hay nhà cung cấp dẫn đến những tác động xấu trên thị trƣờng nói chung và khu vực quản lý thuộc địa bàn tỉnh nói riêng.

1.3.1.3. Yếu tố tác động từ các tổ chức, cơ sở kinh doanh thương mại

Các tổ chức, cơ sở kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn tỉnh là đối tƣợng quản lý của cơ quan QLNN trong lĩnh vực thƣơng mại tại tỉnh. Các hoạt động thƣơng mại đƣợc quyết định bởi chủ sở hữu, quản lý cơ sở thƣơng mại tham gia thị trƣờng. Do đó, năng lực, trình độ nhận thức, mức độ chuyên nghiệp của thƣơng nhân sẽ ảnh hƣởng tới văn hóa tổ chức, ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh thƣơng mại đối với cộng đồng. Điều này tác động đến sự sẵn sàng chịu trách nhiệm hay cản trở các cơ quan QLNN thực thi nhiệm vụ.

Trong điều kiện tổ chức, cơ sở kinh doanh thƣơng mại đƣợc phép hoạt động ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này giúp cho các tổ chức, cơ sở kinh doanh thƣơng mại tích cực chủ động, sáng tạo phát triển và đóng góp chung cho hoạt động thƣơng mại thuộc tỉnh phát triển. Do vậy, việc thực hiện và chấp hành tốt pháp luật của Nhà nƣớc trong kinh doanh hoạt động thƣơng mại đối với các tổ chức, cơ sở kinh doanh thƣơng mại chính là cơ sở đầu tiên để hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan quản lý cấp tỉnh đƣợc hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)