Sự cần thiết khách quan trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 37 - 39)

hệ trao đổi, các hoạt động buôn bán trên thị trƣờng giữa các bên thông qua bộ máy tổ chức và sử dụng các phƣơng pháp, công cụ, phƣơng tiện khác nhau.

Chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể kinh doanh cũng nhƣ việc chấp hành các chế độ quản lý của các chủ thể đó (nhƣ đăng ký kinh doanh, tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh, an toàn của sản phẩm, các quy định môi trƣờng, nghĩa vụ nộp thuế…). Chính quyền cấp tỉnh kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh để đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài sản của quốc gia cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

1.2.3. Sự cần thiết khách quan trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại củachính quyền cấp tỉnh chính quyền cấp tỉnh

Thƣơng mại là lĩnh vực hoạt động chủ yếu trong khâu phân phối và lƣu thông của nền kinh tế. Trong quá trình này, thƣơng mại có những tác động đến kinh tế, xã hội và chính cộng đồng thƣơng nhân. Vì lẽ đó, hoạt động thƣơng mại vì mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tƣ ở các địa phƣơng hay vùng lãnh thổ đều cần có sự quản lý chung, thống nhất bởi các cơ quan, tổ chức đại diện nhà nƣớc đóng trên địa bàn tỉnh. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại là hoạt động không thể thiếu trong công tác QLNN về kinh tế vì những lý do sau đây:

1.2.3.1. Thương mại là một lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân

Trong nền kinh tế quốc dân luôn diễn ra nhiều hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động thƣơng mại là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng. Một trong những nguyên tắc quản lý kinh tế của nhà nƣớc là phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phƣơng và vùng lãnh thổ. Đặc điểm của hoạt động thƣơng mại là hoạt động mang tính liên ngành, liên vùng và là hoạt động

có tính xã hội hóa cao mà mỗi doanh nghiệp không thể tự xử lý các vấn đề mà cần đến sự phối hợp quản lý của các cấp, các ngành trong bộ máy nhà nƣớc. Trong quá trình quản lý thƣơng mại, nhà nƣớc phải điều tiết nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Trƣờng hợp có sự tham gia thiên lệch của các tƣ nhân khi họ chỉ tập trung vào các ngành có nhiều lợi nhuận, bỏ trống những lĩnh vực nhu cầu ngƣời dân đặt ra nhƣng lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, Nhà nƣớc phải tổ chức ra những doanh nghiệp của mình (doanh nghiệp nhà nƣớc) để sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. Các doanh nghiệp này do nhà nƣớc đầu tƣ vốn để đảm nhiệm những nhiệm vụ dự trữ các nguồn hàng thiết yếu và những dịch vụ thuộc diện chính sách xã hội mà các doanh nghiệp tƣ nhân không tham gia. Nhà nƣớc phải nắm giữ một số tập đoàn kinh tế lớn và các tổng công ty, các doanh nghiệp chủ đạo để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

1.2.3.2. Thương mại có khả năng chi phối sản xuất và tiêu dùng

Thƣơng mại là một khâu của quá trình tái sản xuất, nắm đƣợc khâu này nhà nƣớc sẽ chi phối đƣợc cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất hàng hóa, trƣớc khi đƣa vào tiêu dùng, hàng hóa phải đƣợc đƣa vào khâu phân phối, lƣu thông, đó là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, khâu trung gian này trở thành yếu điểm của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân có thể làm quan hệ cung cầu không khách quan, trong đó có cả những lỗi kỹ thuật của khâu trung gian và hành vi không bán hàng, đầu cơ, chờ thời cơ nâng giá của các thƣơng nhân. Khi hoạt động thƣơng mại vận hành khách quan sẽ làm cho sản xuất hàng hóa phát triển và thông qua hoạt động mua bán sẽ tạo động lực kích thích đối với các nhà sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Ngƣợc lại, hoạt động thƣơng mại cũng có thể làm sai lệch nhu cầu của thị trƣờng, kìm hãm kinh tế phát triển, giảm hiệu quả xã hội. Điều đó cần đến một lực lƣợng thay mặt xã hội điều tiết, đó chính là nhà nƣớc.

1.2.3.3. Hoạt động thương mại tiềm ẩn nguy cơ xung đột lợi ích xã hội vì lợi ích tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)