Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Luang Prabang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 56 - 58)

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LUANGPRABANG PRABANG

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số

Luang Prabang nằm ở phía Bắc của Lào bên Sông Mê Kông, trƣớc kia đây từng là kinh đô của một vƣơng quốc mang tên Lạn Xạng (Vƣơng quốc Triệu Voi) Vƣơng quốc Lào. Từ thế kỷ XIV đến trƣớc năm 1975, đây vẫn là thủ đô hoàng gia, trung tâm của vƣơng quốc Lào. Do tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử nên đến năm 1995, tỉnh Luang Prabang đƣợc UNESSCO công nhận là di sản thế giới về văn hóa, lịch sử và thiên nhiên.

Luang Prabang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa mƣa (từ tháng 6 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5). Khí hậu nằm trong khu vực có đồi núi cao, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất là 12◦c, cao nhất 39◦c, lƣợng mƣa hàng năm khoảng 1,200mm/năm, ánh sáng mặt trời chiếu trung bình mỗi ngày 8 tiếng đồng hồ, nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh, ít có những ngày mây mù. Nằm ở vùng kinh tuyến 21◦10' và đƣờng vĩ tuyến 19◦15' giống nhƣ hình trái tim nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào. Phía Bắc giáp tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Phông Sa Ly, phía Đông giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, phía Nam giáp tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Xay Sổm Bun và tỉnh Viêng Chăn, phía Tây giáp tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.

Tỉnh Luang Prabang cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 360 km, là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối với 8 tỉnh Bắc Lào với thủ đô Viêng Chăn thông qua quốc lộ 13 Bắc; Sân bay Luang Prabang đã đƣợc mở thành sân bay quốc tế đã tạo cơ hội thuận lợi để Luang Prabang kết nối các thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế.

Tài nguyên đất: Luang Prabang có diện tích 20.009 km2. Phần lớn địa hình lãnh thổ tỉnh là đồi núi cao (chiếm 85%), điểm cao nhất là ở Núi Phu Miệng-huyện Chom Phết (cao đến 2.257 mét) so với mặt nƣớc biển và điểm thấp nhất ở Pạk Nặm Khan-thị xã Luang Prabang (là 260 mét) so với mặt nƣớc biển. Thời gian qua do sự không hiểu biết của ngƣời dân trên địa bàn trong quá trình khai thác phá rừng làm nƣơng quá mức đã làm giảm dần diện tích rừng già, rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre nứa, thậm chí làm chất lƣợng tài nguyên rừng giảm sút.

Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Luang Prabang có nhiều loại khoáng sản, có nhiều mỏ đã đƣợc thăm dò, khai thác nhƣ: mỏ vàng ở huyện Pạk U, những mỏ chƣa đƣợc thăm dò đầy đủ và tổ chức khai thác nhƣ: mỏ ngọc thạch ở huyện Xiêng Ngân và huyện Phôn Thoong, mỏ than ở huyện Chom Phết, mỏ vàng ở huyện Nặm Bạk và huyện Phôn Xay, mỏ chì ở huyện Mƣờng Ngoi, mỏ đá quý ở huyện Phôn Xay và huyện Nặm Bạk… Những mỏ khoáng sản này nếu khai thác sử dụng hợp lý sẽ giúp cho ngƣời dân trên địa bàn có công ăn việc làm và làm giàu chính đáng.

Tài nguyên nƣớc: Luang Prabang có 13 lƣu vực sông và suối nhƣ: Sông Mê Kông, Sông Nặm Khan, Sông Nặm U, Sông Nặm Xƣơng… Tổng diện tích lƣu vực 13.000 km2 với chiều dài sông suối 15.470 km. Nguồn nƣớc mƣa hàng năm khoảng 9,13 tỷ m3. Nguồn nƣớc phân bổ mất cân đối theo thời gian và không gian. Nguồn nƣớc ngầm ít, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng. Tuy nhiên, Luang Prabang có một số mỏ nƣớc khoáng nhƣ: Nặm Bó Kẹo, Tạt Xé ở huyện Xiêng Ngân, Văng Nặm Xở và đặc biệt có nguồn nƣớc nóng ở huyện Viêng Khăm…

Hành chính và dân số: Tỉnh Luang Prabang có 12 huyện/thị, đó là: thị xã Luang Prabang, huyện Viêng Khăm, huyện Phôn Thoong, huyện Mƣờng Ngoi, huyện Nặm Bạk, huyện Pạk U, huyện Pạk Xeng, huyện Phôn Xay, huyện Chom Phết, huyện Xiêng Ngân, huyện Mƣờng Nan và huyện Phu Khun. Chia thành bản, toàn tỉnh có 762 bản, với 76.009 hộ gia đình.

Tổng dân số của tỉnh là 454.000 ngƣời. Trong đó tỷ lệ nữ luôn nhiều hơn nam giới, cụ thể nữ là 278.000 ngƣời. Dân số trong tỉnh thuộc các bộ tộc nhƣ: Lào - Tày 147.532 ngƣời, Mon - Kme 209.106 ngƣời, H’mông - Ƣu miên 72.249 ngƣời, Chin - Tybệt 7.444 ngƣời, bộ tộc khác và kiều dân ngƣời nƣớc ngoài 17.779 ngƣời. Mật độ dân số năm 2013 là 26 ngƣời/km2. Cơ cấu xã hội dân số của tỉnh nặng sắc thái nông nghiệp nông thôn, nghề làm ruộng 14.509 hộ gia đình, làm nƣơng 38.301 hộ gia đình và 12.455 hộ gia đình là nghề dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)