Thực trạng hoạt động thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 70 - 111)

Trong 5 năm (2011-2015), tỉnh Luang Prabang tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ IX (năm 2011) của Đảng NDCM Lào, đây cũng là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH lần thứ VII (giai đoạn 2011-2015) của Chính phủ. Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế, tài chính toàn cầu đang gặp những khó khăn bởi sự bất ổn của giá xăng dầu. Điều đó đã tác động đến thƣơng mại của Lào, trong đó có Luang PraBang, làm cho giá cả hàng hóa, lƣơng thực, vật liệu xây dựng và hàng tiêu tại Lào cũng bị ảnh hƣởng. Tuy nhiên, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền tỉnh trong việc thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất, hoạt động kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ đi theo cơ chế kinh tế thị trƣờng, thƣơng mại tại tỉnh đã giữ đƣợc mức phát triển ổn định. Hoạt động quản lý thƣơng mại tại tỉnh đƣợc thực hiện theo các văn bản quản lý của nhà nƣớc và chính sách của chính quyền địa phƣơng. Với cơ chế chính sách ngày càng đƣợc hoàn thiện, hoạt động thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang đƣợc đảm bảo tự do kinh doanh, đem lại hiệu quả trong cân đối hàng hóa nội bộ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Các số liệu cụ thể về hoạt động thƣơng mại tại tỉnh

đƣợc phản ánh trong việc thực hiện các chỉ tiêu về công nghiệp và thƣơng mại, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động khác.

Thứ nhất, thực hiện chỉ tiêu về công nghiệp và thương mại của tỉnh

- Giá trị xuất khẩu trong 5 năm qua thực hiện đƣợc hơn 1.676 tỷ kíp, bằng 209,12 triệu USD, so với kế hoạch năm 2011-2015 thực hiện đƣợc 149,14%, so với 5 năm trƣớc tăng lên 75,59%. Trong đó, đồ thủ công chiếm 58,39%; sản phẩm gỗ chiếm 5,98%; sản phẩm nông nghiệp chiếm 26,39%; lâm nghiệp chiếm 6,78%; các loại hàng hóa khác 2,46%. Phần lớn hàng hóa là xuất khẩu sang Trung Quốc (58,49%), Việt Nam (23,75%), Thái Lan (11,78%) và các nƣớc khác (4,98%).

- Giá trị nhập khẩu thực hiện đƣợc 648,27 tỷ kíp (bằng 81,03 triệu USD) so với chỉ tiêu năm 2011-2015 thực hiện đƣợc 139,74%, so với 5 năm trƣớc

tăng lên 138,95%. Phần lớn hàng hóa là nhập từ Thái Lan (66,21%), Việt Nam (20,32%), Trung Quốc (11,75%) và các nƣớc khác (1.72%). Trong đó, nhập để phục vụ dự án chiếm 53,60%, nhập để tiêu dùng và phân phối nội bộ chiếm 46,40%. Chủ yếu là nhập về vật liệu xây dựng, quần áo, đồ tiêu dùng, xăng dầu, lƣơng thực.

- Giá trị giao dịch thƣơng mại quốc tế: trong 5 năm qua thƣơng nghiệp tự do với nƣớc ngoài có giá trị: 2.324,27 tỷ kíp (bằng 332,86 triệu USD) so với

5 năm qua tăng lên 6,8%.

- Giá trị lƣu thông hàng hóa thực hiện đƣợc 1.482 tỷ kíp, so với 5 năm qua tăng lên 10,84%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến và thủ công thực hiện đƣợc 1.135,60 tỷ kíp, so với 5 năm qua tăng lên 274,43% hoặc gấp 2 lần, so với kế

hoạch 5 năm thực hiện đƣợc 179%.

- Tổng giá trị phân phối sản phẩm công nghiệp thực hiện đƣợc 1.283,28 tỷ kíp.

- Tổng số việc thực hiện ngân sách đầu tƣ của nhà nƣớc, tƣ nhân và viện trợ gồm có 13 dự án. Trong đó, đầu tƣ của nhà nƣớc có 04 dự án, giá trị 3,08 tỷ

kíp; vốn đầu tƣ của Bộ Công Thƣơng 02 dự án và vốn đầu tƣ của Tỉnh 02 dự án, thực hiện đƣợc 100%. Dự án đầu tƣ của tƣ nhân có 08 dự án, giá trị 237,52 tỷ kíp (tƣ nhân trong nƣớc 04 dự án, giá trị 36,55 tỷ kíp và tƣ nhân nƣớc ngoài 04 dự án, giá trị 200,97 tỷ kíp). Dự án viện trợ có 01, là dự án khuyến khích sự phát triển du lịch bền vững, sản xuất sạch sẽ và tạo khả năng trong xuất khẩu của CHDCND Lào có tổng vốn là 4.040.000 USD, đã thực hiện đƣợc 971.348 USD do sự hợp tác giữa Bộ Công Thƣơng với cơ quan Liên hợp quốc.

Thứ hai, xúc tiến thương mại

Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xúc tiến thƣơng mại theo quy định của pháp luật; nghiên cứu thị trƣờng phục vụ hoạch định chính sách xúc tiến thƣơng mại; thu thập, hƣớng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động về quảng cáo, hội trợ, triển lãm, khuyến mại, trƣng bày, dịch vụ, giới thiệu hàng hóa theo quy định.

Thứ ba, các hoạt động khác

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm của ngành có liên quan về tổng mức lƣu chuyển hàng hóa; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thƣơng mại.

- Theo dõi và tổng hợp tình hình đối với hoạt động quản lý thị trƣờng trên địa bàn tỉnh, huyện, cụm bản.

- Hoạt động phân phối hàng hóa của thƣơng nhân nƣớc ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh; Hƣớng dẫn, thẩm

định, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Văn phòng đại diện của các thƣơng nhân nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, báo cáo tình hình và đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các Văn phòng đại diện.

- Hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực thƣơng mại cho phòng Công Thƣơng các huyện; Ban quản lý các chợ trên địa bàn; tham gia góp ý các dự án đầu tƣ xây dựng các chợ theo đề nghị của huyện.

- Quản lý nhà nƣớc về các dịch vụ công thuộc ngành thƣơng mại theo quy định của pháp luật. Theo dõi hoạt động của các Hội, Hiệp hội ngành thƣơng mại.

- Phân tích, đánh giá, báo cáo tình hình và đề xuất các giải pháp phát triển thƣơng mại trên địa bàn theo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) và đột xuất thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Tham gia góp ý về các cơ chế, chính sách, pháp luật, chƣơng trình, dự án có liên quan trên lĩnh vực phụ trách.

2.2.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang giai đoạn 2011-2015

Để ổn định và phát triển kinh tế, chính quyền tỉnh Luang Prabang đã triển khai chủ trƣơng của nhà nƣớc, thực thi nhiệm vụ quản lý giá, ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận về giá của thƣơng nhân. Tỉnh đã tiến hành triển theo dõi hàng hóa - giá cả trên thị trƣờng, đặc biệt là những mặt hàng do nhà nƣớc quản lý nhƣ gạo, thịt gia súc, gia cầm và các loại lƣơng thực - thực phẩm khác. Tỉnh cũng đã làm tốt công tác quản lý hàng hóa và giá cả chính quyền tỉnh đã có kế hoạch cung cấp thực phẩm các loại theo nhu cầu của thị trƣờng nhƣ thịt gia súc, gia cầm đầy đủ, đặc biệt là trong những ngày lễ hội phải có thông báo mời các trƣởng cụm chăn nuôi tham gia bàn bạc thỏa thuận về việc cung cấp thịt trên thị trƣờng cho đầy đủ và giá cả cho hợp lý. Hệ thống chợ đã đƣợc mở rộng và từng bƣớc phát triển, số lƣợng hàng hóa và giá trị lƣu thông hàng hóa trong hàng năm luôn luôn tăng lên. Trong thời gian 5 năm qua giá trị lƣu thông hàng hóa đạt hơn 1.482 tỷ kíp, so với 5 năm trƣớc (2006-2010) tăng lên 10,84% bình quân 2,16%/năm. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại tại tỉnh đƣợc phản ánh qua các nội dung sau đây:

2.2.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại tại tỉnh Luang Prabang.

Thực hiện chủ trƣơng đổi mới nền kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc trong những năm vừa qua, dƣới sự phân công chỉ đạo của UBND tỉnh Luang

Prabang, Sở Công Thƣơng ngoài nhiệm vụ chính là cơ quan tham mƣu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, đã xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đƣợc UBND tỉnh phê duyệt nhƣ:

- Quy hoạch phát triển một số ngành dịch vụ tại tỉnh Luang Prabang đến năm 2020 theo quyết định số 031/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang ban hành ngày 29/11/2000, về phát triển khách sạn - nhà nghỉ, nhà hàng, nơi giải trí nhằm phục vụ dịch vụ du lịch;

- Kế hoạch phát triển thƣơng mại nông thôn đến năm 2020, theo Công văn số 023/2009 ban hành ngày 18/2/2009 của Ủy ban nhân dân về phát triển mạng lƣới chợ bán lẻ, chợ tạm và triển lãm hội chợ ở nông thôn;

- Chƣơng trình xây dựng Luang Prabang trở thành trung tâm kinh tế - du lịch của khu vực (phê duyệt năm 2000);

- Các kế hoạch phát triển công nghiệp và thƣơng mại năm 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015 là những kế hoạch hàng năm để triển khai kế hoạch phát triển thƣơng mại 5 năm (giai đoạn 2011-2015) và chiến lƣợc phát triển thƣơng

mại 10 năm (giai đoạn 2011-2020);

- Kế hoạch phát triển công nghiệp và thƣơng mại 5 năm (2016-2020), theo quyết định số: 056/2015 của UBND tỉnh, ban hành ngày 26/7/2015 về chỉ

tiêu hội nhập, tạo năng lực cạnh tranh và tạo lập môi trƣờng kinh doanh;

- Chiến lƣợc phát triển công nghiệp và thƣơng mại 10 năm (2016-2025) và tầm nhìn đến năm 2030, theo quyết định số: 015/2015, ban hành ngày 10/2/2015 của UBND tỉnh, nhằm điều chỉnh và bổ sung chiến lƣợc giai đoạn 2011-2020 cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lần thứ

VII và thứ VIII trong tƣơng lai và để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển công nghiệp và thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, có khả năng cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tại tỉnh Luang Prabang

Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang đƣợc thành lập từ năm 2006, trên cơ sở hợp nhất từ hai Sở cũ là Sở Công nghiệp - Thủ công và Sở Thƣơng mại - du lịch. Sở Công Thƣơng là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp và thƣơng mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Sở Công Thƣơng quản lý cả hoạt động công nghiệp và thƣơng mại, bao gồm quản lý các lĩnh vực cụ thể: cơ khí; luyện kim; điện; năng lƣợng mới; năng lƣợng tái tạo; dầu khí; hóa chất; vật liệu về công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lƣu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu; nhập khẩu; thƣơng mại biên giới; quản lý thị trƣờng; quản lý cạnh tranh; xúc tiến thƣơng mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; thƣơng mại điện tử; dịch vụ thƣơng mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn; các hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh Luang Prabang, Sở Công Thƣơng đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thƣơng theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 2.2(a). Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại ở cấp tỉnh

UBND Tỉnh

Trong Sở Công Thƣơng, các phòng đƣợc thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý thƣơng mại trên địa bàn tỉnh gồm:

- Phòng thƣơng mại

- Phòng xuất - nhập khẩu

- Phòng công nghiệp - thủ công

- Phòng khuyến khích và phát triển hàng hóa - Phòng thống kê và kế hoạch

- Phòng quản lý đăng ký kinh doanh - Phòng thanh tra

- Văn phòng hành chính

Các phòng, ban trong sở là những đơn vị chuyên môn thuộc Sở Công Thƣơng, có chức năng tham mƣu, giúp giám đốc và các phó giám đốc sở theo nhiệm vụ của từng phòng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và các phó giám đốc.

Sơ đồ 2.2(b). Cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương

Giám đốc sở

Phó giám đốc sở Phó giám đốc sở

Các phòng ban Các phòng ban chuyên môn nghiệp chuyên môn nghiệp

Phòng hành chính

Tổng số cán bộ - công chức của ngành Công Thƣơng trên địa bàn tỉnh là 124 ngƣời (nữ 30 ngƣời). Trong đó, cấp tỉnh 46 ngƣời (nữ 14 ngƣời) và cấp huyện 78 ngƣời (nữ 16 ngƣời). Về trình độ chuyên môn: trên đại học 07 ngƣời (chiếm 5,6%), đại học 54 ngƣời (chiếm 43,5%), cao đẳng 44 ngƣời (chiếm 35,4%), trung cấp 13 ngƣời (chiếm 10,4%), sơ cấp và công nhân kỹ thuật 06 ngƣời (chiếm 4,8%).

Về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đã sắp xếp, bố trí lực lƣợng cán bộ có đủ trình độ, năng lực làm công tác quản thƣơng mại tại Sở Công Thƣơng và Phòng Công Thƣơng các huyện. Trong những năm qua, Sở đã cử cán bộ - công chức đi đào tạo dài hạn và các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn về lĩnh vực chuyên môn thuộc ngành quản lý các trƣờng đại học. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng, phổ biến, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và các chính sách, pháp luật mới nhằm giúp cán bộ - công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Theo quy định của pháp luật, Sở Công thƣơng là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mƣu lãnh đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại và tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh, quản lý, kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa trên thị trƣờng, các dịch vụ thƣơng mại (gia công thƣơng mại, dịch vụ giao nhận hàng hóa,…) và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại (môi giới, quảng cáo, trƣng bày giới thiệu hàng hóa,…) trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thƣơng cũng là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan khi thực hiện các hoạt động quản lý thƣơng mại.

2.2.2.3. Tổ chức đăng ký kinh doanh

Kể từ ngày 13/9/2010-12/9/2015 đã tổ chức đăng ký kinh doanh đƣợc 3.720 đơn vị, tổng vốn đăng ký 926.918.765.977 kíp (tƣơng đƣơng 91.561.313 USD); trong đó, trong nƣớc 3.569 đơn vị, nƣớc ngoài 48 đơn vị, hợp tác trong nƣớc và nƣớc ngoài 21 đơn vị.

- Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại chia theo loại hình doanh nghiệp, tính đến năm 2015:

+ Doanh nghiệp tƣ nhân 3.513 đơn vị, tổng vốn đăng ký 408.474.481.140 kíp và 9.982.900 USD.

+ Doanh nghiệp cổ phần 13 đơn vị, tổng vốn đăng ký 245.000.000 kíp và 4.422.000 USD.

+ Công ty TNHH 39 đơn vị, tổng vốn đăng ký 72.885.165.600 kíp và 31.010.000 USD.

+ Công ty TNHH MTV có 153 đơn vị, tổng vốn đăng ký 320.623.119.237 kíp và 44.019.698 USD.

+ Doanh nghiệp nhà nƣớc 1 đơn vị, vốn đăng ký 1.000.000.000 kíp. + Công ty hỗn hợp 1 đơn vị, vốn đăng ký 100.000 USD.

- Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại chia theo ngành

+ Nông - lâm nghiệp và thủy sản 403 đơn vị, vốn đăng ký 109.032.365.598 kíp và 4.995.000 USD.

+ Công nghiệp 177 đơn vị, vốn đăng ký 144.653.848.000 kíp và 30.512.000 USD.

+ Thƣơng mại - dịch vụ là 3.140 đơn vị, với vốn đăng ký là 673.232.552.379 kíp và 56.054.313 USD.

2.2.2.4. Hoạt động cung cấp thông tin về thị trường cho các thương nhân

Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng nhƣ Sở Công Thƣơng tỉnh Luang Prabang thƣờng xuyên cập nhật thông tin về thị trƣờng trong nƣớc, quốc tế đối với các mặt hàng, số lƣợt các khách du lịch đến khu vực, trong nƣớc và đến tỉnh,… để cung cấp thông tin cho các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ kịp thời trong sản xuất và kinh doanh. Tỉnh cũng đã cung cấp thông tin, cập nhật về tình hình giá cả, thị trƣờng, tình hình xuất khẩu, giới thiệu các thiết bị công nghệ mới, các văn bản chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc có liên quan một cách thƣờng xuyên, liên tục. Các thông tin thƣơng mại đƣợc cải tiến thƣờng xuyên về chất lƣợng, bám sát thực tế những vấn đề cốt yếu nhất, thiết thân nhất và thời sự

nhất về tình hình thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm, giá cả, công nghệ… đƣợc đăng tải thuận tiện cho việc tiếp cận của các thƣơng nhân. Mặt khác, thông tin ngƣợc lại từ phía các doanh nghiệp lên các cơ quan QLNN các cấp cũng thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và đổi mới thông qua hòm thƣ góp ý đƣợc đặt tại bộ phận một cửa thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Từ đó, giúp các cơ quan QLNN nắm bắt đƣợc diễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 70 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)