Nội dung quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 39 - 43)

quy định của pháp luật. Do vậy, nhà nƣớc phải quản lý để uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các lệch lạc đó. Các hoạt động thƣơng mại luôn chứa đựng những mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia kinh doanh, giữa chủ thể kinh doanh với ngƣời tiêu dùng, nhà nƣớc và cộng đồng xã hội. Nhà nƣớc đại diện cho lợi ích chung, có đủ điều kiện về nguồn lực, thẩm quyền (xã hội giao phó) để giải quyết các mâu thuẫn và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

1.2.3.4. Thực hiện hỗ trợ thương mại phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, nội dung hoạt động thƣơng mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết các lĩnh vực đời sống KT-XH, đã hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức, các hiệp hội thƣơng mại khu vực và toàn cầu. Phạm vi tác động của thƣơng mại quốc tế ngày nay mang ý nghĩa vô cùng sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần thƣơng mại, nhiều thƣơng nhân và hợp thành mạng lƣới các loại hình kinh doanh và dịch vụ; vừa liên doanh liên kết, vừa tự do hóa, vừa độc quyền, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, vừa bình đẳng và không bình đẳng. Do đó, nhà nƣớc phải quản lý thƣơng mại quốc tế phát triển đúng hƣớng và bảo hộ nền sản xuất kinh doanh trong nƣớc.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt động thƣơng mại động thƣơng mại

1.2.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh

Quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại nói riêng, ở cấp quản lý nào (Trung ƣơng hay địa phƣơng) cũng đều cần đến công cụ quản lý. Một trong những công cụ quan trọng trong quản lý thƣơng mại là quy hoạch,

kế hoạch và chính sách phát triển thƣơng mại. Trong phạm vi của tỉnh, chính quyền cấp tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách để quản lý các hoạt động thƣơng mại trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc. Căn cứ điều kiện thực tế của tỉnh, cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn phải xây dựng bản dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Bản quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại là những tƣ tƣởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn, dài hạn để định hƣớng cho hoạt động thƣơng mại của tỉnh phát triển phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng và mục tiêu chung của đất nƣớc. Quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại là cơ sở định hƣớng cho hoạt động quản lý thƣơng mại. Vì vậy, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. Các quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại của cả nƣớc cũng nhƣ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh. Bản quy hoạch, kế hoạch đƣợc xây dựng phân định theo lộ trình: dài hạn, 05 năm hoặc hàng năm.

Quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh một mặt dựa vào quy hoạch, kế hoạch chung của cả nƣớc, mặt khác phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và lợi thế, điểm mạnh, điểm yếu của địa phƣơng, có thể xác định những ngành nên thúc đẩy phát triển, ngành hạn chế kinh doanh, ngành kinh doanh phải có điều kiện, nhằm bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

1.2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tại tỉnh

Bộ máy QLNN đối với hoạt động thƣơng mại tại tỉnh đƣợc hiểu là hệ thống các cơ quan QLNN ở địa phƣơng (tỉnh), đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của thƣơng mại. Việc tổ chức bộ máy

QLNN đối với hoạt động thƣơng mại tại địa phƣơng phải xuất phát từ yêu cầu của công việc quản lý hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. Để có thể kiểm soát, đảm bảo sự ổn định và phát triển thƣơng mại tại tỉnh, các hoạt động đăng ký kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thƣơng mại cần đƣợc tổ chức và quản lý bởi các cơ quản lý nhà nƣớc. Mỗi hoạt động thƣơng mại đều cần đến sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau. Chính vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả quản lý, các tỉnh cần phải thiết lập bộ máy quản lý có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan. Bộ máy quản lý thƣơng mại sử dụng công cụ luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch để quản lý. Tại các nhà nƣớc, căn cứ để tổ chức bộ máy quản lý thƣơng mại là Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND, hoặc Luật về chính quyền địa phƣơng, Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại.

1.4.2.3. Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh hoạt động thƣơng mại là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh thƣơng mại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của hoạt động đăng ký kinh doanh là để nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ sự ra đời, tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt động thƣơng mại. Trên cơ sở đó, thƣơng nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ trƣớc nhà nƣớc. Thông qua đăng ký kinh doanh, một cá nhân hay doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ đƣợc nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời thƣơng nhân phải thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc.

Tổ chức đăng ký kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn tỉnh bao gồm: cấp giấy phép kinh doanh thƣơng mại, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với thƣơng nhân kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ thƣơng mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ; thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thƣơng nhân trong nƣớc trên địa bàn tỉnh; thực hiện đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài trên địa

bàn tỉnh. Sở Công Thƣơng tỉnh là cơ quan đầu mối đƣợc giao nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho thƣơng nhân. Cơ quan này là nơi tiến hành các thủ tục nhận hồ sơ, xem xét các điều kiện và cấp đăng ký kinh doanh, đồng thời theo dõi, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của thƣơng nhân trên địa bàn tỉnh. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải xây dựng thông tin và kiểm tra doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại nói riêng theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh thƣơng mại của doanh nghiệp và cá nhân đƣợc thực hiện đúng theo những nội dung đã đăng ký và theo quy định của pháp luật.

1.2.4.4. Hỗ trợ hoạt động thương mại

Các thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại có thể là cá nhân hoặc tổ chức là những “thực thể sống” trong nền kinh tế, họ cũng cần những sự trợ giúp nhất định. Nhà nƣớc bằng quyền lực, trách nhiệm và khả năng của mình hỗ trợ cho các doanh nghiệp phù hợp với thực tiễn của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Nhà nƣớc có thể hỗ trợ cho mọi ngƣời dân và doanh nghiệp về vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin, xúc tiến thƣơng mại (XTTM), đầu tƣ, các thủ tục hành chính,… Hoạt động hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại của một tỉnh không chỉ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại mà còn là nới kết nối hiệu quả giữa nới sản xuất với tiêu dùng, điều tiết cung cầu, ổn định và phát triển kinh tế địa phƣơng. Trong hoạt động thƣơng mại, các thƣơng nhân có thể phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ môi trƣờng kinh doanh luôn biến động, nên đòi hỏi chính quyền tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kịp thời để thƣơng mại ổn định và phát triển. Tuy nhiên, những hỗ trợ phải có chọn lọc và hợp lý, phù hợp với xu hƣớng hội nhập và cam kết đã ký. Tránh sự hỗ trợ mang tính trợ cấp, bóp méo thƣơng mại và cạnh tranh, đi ngƣợc hội nhập và phát triển.

Hoạt động thƣơng mại đòi hỏi thƣơng nhân phải có nhiều tố chất, điều kiện nhƣng có những vấn đề chỉ nhà nƣớc mới có thể giải quyết đƣợc cho nhà kinh doanh nhƣ an ninh thƣơng mại hoặc phần lớn vốn, tài sản công nhƣ nhà

nƣớc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng thƣơng mại. Chỉ Nhà nƣớc mới đủ điều kiện và khả năng trở thành chỗ dựa tin cậy cho các doanh nhân trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh, để tồn tại và phát triển.

1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hoạt động thương mại

Công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo sự vận hành thị trƣờng thông suốt, liên tục theo đúng quỹ đạo, đúng trật tự luật pháp. Thông qua kiểm tra, thanh tra, giám sát thoạt động thƣơng mại, có thể phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hƣớng hoặc vi phạm pháp luật, xử lý, răn đe, đảm bảo trật tự kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng có thể phát hiện đƣợc những khiếm khuyết, bất cập từ các chính sách của nhà nƣớc đã ban hành. Từ đó điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung, nhằm tăng cƣờng hiệu quả của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại.

Ngoài ra, nhà nƣớc còn phải kiểm tra, đánh giá thực lực của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thƣơng mại của cấp dƣới cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức thực thi công vụ trong từng giai đoạn để có những giải pháp đổi mới, phù hợp với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nước CHDCND lào hiện nay (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)