Kinh nghiệm quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 47)

1.3.1. Tại huyệ Só Sơ , t p ố Hà Nội

Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố hơn 30 km. Phía Nam giáp huyện Mê Linh ( ĩnh Phúc) và huyện Đông Anh (Hà Nội). Phía Đông giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện

Hiệp Hoà (Bắc Giang). Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên). Phía Tây giáp thị xã Phúc Yên ( ĩnh Phúc). Bao quanh huyện là hệ thống sông Cầu, sông Cà Lồ. Hệ thống giao thông của huyện đa dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ.

Huyện có 01 Thị trấn Sóc Sơn và 25 xã gồm: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, uang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, iệt Long, Xuân Giang, Xuân Thu. Tổng diện tích đất tự nhiên là 304,7 km²; dân số là 348.153 người (số liệu cuối năm 2019).

Năm 2020, Huyện hoàn thành 19/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,6%. Thu ngân sách đạt 1.479,5 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 52 triệu đồng/năm. Sóc Sơn cũng đã hoàn thành 9/9 chỉ tiêu huyện nông thôn mới, đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt về đích. Công tác an ninh - quốc phòng được giữ vững, ổn định. Tính đầu năm đến ngày 31/10/2020 huyện Sóc Sơn có 306 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn là 1616,35 tỷ ND, trong số đó có 304 DNNVV.

DNN trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, có được những thành tự đó BND huyện Sóc Sơn đã tích cực triển khai các giải pháp như sau:

Thứ nhất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống luật pháp từ phía chính quyền

cấp trên; Thứ hai, tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền cấp huyện; Thứ ba, tăng cường sự phối hợp kiểm tra giữa các cơ quan LNN đối với DNNVV trên địa bàn huyện; Thứ tư, hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý của chính quyền huyện đến các chủ thể DNNVV trên địa bàn; Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC; Thứ sáu, tiếp tục nâng cao năng lực,

trình độ của CBCC làm việc trong bộ máy chính quyền huyện, xã để thực hiện công tác QLNN đối với DNNVV [95];[97].

1.3.2. Tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Thị xã Phổ Yên có 25.886,9 ha diện tích tự nhiên, 158.619 người và 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 04 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đông Tiến và 14 xã: Đắc Sơn, Đông Cao, Hồng Tiến, Minh Đức, Nam Tiến, Phúc Tân, Phúc Thuận, Tân Hương, Tân Phú, Thành Công, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành, ạn Phái.

Những năm qua, Phổ Yên đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp đạt 16,9%/năm; Thương mại - Dịch vụ đạt 16,3%/năm; nông, lâm, thủy sản đạt 5,15%/năm; Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm; Thị xã đã hoàn thành thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và trở thành đô thị loại III về trước kế hoạch; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao... Sự chuyển mình mạnh mẽ đó đã giúp cho Phổ Yên khẳng định được vị thế để trở thành vùng kinh tế năng động nơi cửa ngõ thủ đô và dần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thị xã trở thành thành phố vào trước năm 2025. Đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển KT-XH đó, phải kể đến sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào địa bàn.

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp trên địa bàn Phổ Yên đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô. Tính đến nay, toàn thị xã có 862 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó số doanh nghiệp do thị xã quản lý là 562 doanh nghiệp và gần 4.400 hộ kinh doanh. Đặc biệt, kể từ sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 của tỉnh Thái Nguyên, đã có 3 dự án lớn được đầu tư vào địa bàn Phổ Yên với tổng vốn đăng ký trên 44 nghìn tỷ đồng, đó là các dự án: Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí - thể thao, đô thị

sinh thái Đông Tam Đảo và đường kết nối Hồ Núi cốc với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; Dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp tại xã Minh Đức và dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tiên Phong. Hiện nay Phổ Yên chú trọng kêu gọi, thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao; lựa chọn các dự án có quy mô lớn về du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, đặc biệt là các dự án đầu tư vào vùng hồ Núi Cốc và sườn Đông Tam Đảo; Thu hút, phát triển các dự án phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

Trong những năm qua, BND thị xã Phổ Yên tiến hành các giải pháp như sau để quản lý các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, cụ thể như sau: Hỗ trợ rất lớn cho đơn vị chủ đầu tư hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng để tiến hành san lấp mặt bằng một cách nhanh chóng; Thường xuyên tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp định kỳ hàng quý để thông tin về các cơ chế, chính sách mới của Trung ương, của Tỉnh; Chú trọng thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, những năm qua, thị xã Phổ Yên cũng có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất nông nghiệp; Kết nối doanh nghiệp với các ngân hàng trên địa bàn; Thị xã đã cắt giảm tối đa các TTHC, tránh sự rườm rà và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhất là các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đều được thực hiện đúng quy định và các chính sách về thuế cho doanh nghiệp; Nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng dẫn cụ thể, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào địa bàn; Tổ chức gặp mặt, kiểm tra tình hình sản xuất, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và kịp bắt giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp [96];[98].

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm QLNN về DNNVV tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội và tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh như sau:

Một là, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của các DNNVV trong quá

trình phát triển KT-XH của địa phương để từ đó các cấp uỷ đảng, chính quyền và người dân sẽ thực hiện các công việc trong thực tế để tạo điều kiện tối đa cho DNNVV thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Hai là, tổ chức thực hiện tốt văn bản quy phạm pháp luật về DNNVV

trên địa bàn với trọng tâm là chú trọng khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách hỗ trợ các DNN trên địa bàn huyện.

Ba là, tăng cường phân cấp, phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND huyện với các cơ quan cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ QLNN về DNNVV.

Bốn là, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút các doanh

nghiệp nói chung và các DNN đến đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Năm là, tăng cường đối thoại giữa UBND huyện với các DNNVV trên

địa bàn để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, kịp thời kiến nghị với cấp thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DNN trên địa bàn huyện.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận QLNN về DNNVV với các nội dung sau: Trình bày một số khái niệm cơ bản, phân tích đặc điểm của DNNVV. Làm rõ sự cần thiết khách quan nhà nước phải quản lý DNNVV. Phân tích nội dung QLNN về DNN ở các khía cạnh xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các DNNVV; xây dựng, ban hành, phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DNNVV; xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ DNNVV; tổ chức bộ máy QLNN đối với DNNVV; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của các DNNVV…Trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về DNNVV, nêu kinh nghiệm QLNN về DNNVV tại một số địa bàn và rút ra bài học cho LNN đối với các DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyệ Đô g A - Vị trí địa , điều kiện tự nhiên

Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2). Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội.

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.

+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.

Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba ì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa.

Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến

lược trong định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. Vị trí và vai trò chiến lược của Đông Anh thể hiện ở những điểm sau:

- Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của

Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc. Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt KT-XH của huyện trong tương lai.

- Vị trí chiến lược về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị

dọc hai bờ sông Hồng thì Đông Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểm phát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới. Lợi thế của Đông Anh là quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự án đô thị lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển mới ở phía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai.

- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển KT-XH: Với vị trí chiến lược

trên và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn để Đông Anh phát triển mạnh mọi mặt KT-XH.

Trong lịch sử, vùng đất Đông Anh đã hai lần được chọn làm kinh đô đất nước (dưới thời An Dương ương và thời Ngô Quyền). Hiện nay, Đông Anh lại đang là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị của Hà Nội những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Đó vừa là niềm tự hào, vừa khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Đông Anh trong lòng Thủ đô Hà Nội và cả nước.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế của huyện Đông Anh giai đoạn 2016-2020 liên tục tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu KT-XH so với Nghị quyết Đại hội XX III đề ra, trong đó một số chỉ tiêu vượt ở mức cao. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 (giá so sánh so với năm 2010) ước đạt 156.075 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2 % năm, vượt 1,7 % so với chỉ tiêu Đại hội: 8,5 % và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Thành phố: 7,37 %/năm; trong đó: Thương mại - dịch vụ tăng 15,2 %, vượt chỉ tiêu Đại hội 2,2 %; Công nghiệp - Xây dựng tăng 10 %, vượt chỉ tiêu Đại hội 1,65 %; Nông Lâm Nghiệp - Thủy sản đạt 0,6 %, giảm so với chỉ tiêu Đại hội: 1,4 %. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 60 triệu đồng/người/năm, tăng 10 triệu đồng (Nghị quyết Đại hội 50 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ, duy trì tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, cụ thể: ngành Thương mại - Dịch chiếm 9,93 %, tăng 2,27 %; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 88,82 % giảm 1,9 %; Nông Lâm Nghiệp - Thủy sản chiếm 1,25 %, giảm 0,37 %. Cơ cấu kinh tế thuộc Huyện: Thương mại - Dịch vụ chiếm 26,11 % tăng 3,44 %; ngành Công nghiệp - Xây dựng: 69,17 %; Nông Lâm Nghiệp - Thủy sản chiếm 4,72 %, giảm 3,81 %. - Công nghiệp, xây dựng phát huy vai trò chủ lực, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu các ngành kinh tế. Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh ổn định để phát triển công nghiệp: chủ động đối thoại với các doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn; tạo điều kiện mặt bằng sản xuất, kinh doanh; thông tin cho các doanh nghiệp biết về quy hoạch và định hướng phát triển của Huyện; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và công tác khuyến công. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp liên tục

duy trì ở mức năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 111.920 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10 % năm, tăng 1,65 % so với chỉ tiêu Đại hội [5].

Trên địa bàn hiện có trên 4.300 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể giảm dần hàng năm, trong những năm qua, đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào Huyện như: Tập đoàn inGroup, BRG - Sumimoto Corporations, Sun Group, TH... Khu công nghiệp Thăng Long đã thu hút trên 108 doanh nghiệp, là một trong những khu Công nghiệp hiện đại hàng đầu cả nước cho hiệu quả kinh tế cao, cùng với đó các cụm Công nghiệp tại các xã Vân Hà, Liên Hà, Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 47)