vừa trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
2.3.1. Một số kết qu đạt đ ợc
Trong giai đoạn 2016 – 2020, UBND huyện Đông Anh đã tổ chức thực hiện khá tốt các chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển, hỗ trợ DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và tại huyện Đông Anh nói riêng. Các chiến lược, chương trình, đề án này đã góp phần gia tăng nguồn lực hỗ trợ cho cộng đồng các DNN trên địa bàn huyện tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, được hỗ trợ về lãi suất, thủ tục tiếp cận vốn, hỗ trợ mặt
bằng, chi phí đăng ký doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực…Có thể nói những hỗ trợ này là rất quý giá đặc biệt trong bối cảnh DNNVV mới thực hiện việc khởi nghiệp nên còn bộn bề khó khăn, thử thách. Tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật về hỗ trợ DNN được coi là một điểm sáng trên địa bàn trong giai đoạn 2016 -2020, nhờ có thành tựu này mà hàng nghìn DNN trên địa bàn huyện nắm được các quy định của pháp luật về hỗ trợ DNN , được đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng và gia tăng sự gắn kết giữa nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện trong quá trình phát triển KT-XH.
Tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Trung tâm Hỗ trợ DNN và các cơ quan khác góp phần làm cầu nối để các chính sách hỗ trợ của Thành phố đến được doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh theo quy định của pháp luật và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại uy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong LNN về doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo uyết định số 09/2017/ Đ- BND ngày 23/03/2017 của BND thành phố Hà Nội.
KT-XH trên địa bàn tiếp tục có sự phát triển khởi sắc trong giai đoạn 2016-2020, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện vượt chỉ tiêu đề ra, thu từ bán đấu giá quyền sử dụng đất cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng của KT-XH trên địa bàn huyện cũng đã tạo thế và lực mới cho ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nhằm củng cố nguồn lực tài chính để hỗ trợ các DNN trên địa bàn thời gian qua.
Năng lực đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QLNN về DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh đã được cải thiện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu QLNN về DNN trong giai đoạn mới.
Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, hàng năm BND huyện Đông Anh đều có văn bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn huyện để gửi UBND thành phố Hà Nội trong đó có nhiều đề xuất, kiến nghị để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DNN đang hoạt động trên địa bàn huyện.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của các DNN trên địa bàn huyện được thực hiện khá nghiêm túc theo hướng sai đến đâu, xử lý đến đó, không gây phiền hà, sách nhiễu, tốn kém và gây trì trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
2.3.2. Một số bất cập
Việc tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, đề án về hỗ trợ DNNVV trên thực tế kết quả thu được còn khiêm tốn do thủ tục hành chính còn rườm rà nên các DNNVV có sự băn khoăn nhất định khi thực hiện thủ tục để nhận sự hỗ trợ. Mặc khác, các chương trình, đề án mục tiêu đã rõ, lộ trình đã cụ thể nhưng giải ngân chậm dẫn đến các mục tiêu đề ra ban đầu khi xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án chưa được trọn vẹn.
Tuyên truyền, tổ chức thực hiện pháp luật về DNN trên địa bàn còn đôi khi chưa sâu sát, việc quản lý theo địa bàn đối với các DNNVV có những bất cập nhất định chẳng hạn như nhiều DNN sau đăng ký không tiến hành hoạt động thường xuyên tại nơi đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hình thức, nội dung tuyên truyền còn chưa đa dạng, dài dòng và chưa đi vào trọng tâm là các chính sách quyền lợi và thủ tục hỗ trợ cho các DNNVV dẫn đến hệ quả là nhiều DNN trên địa bàn huyện không mặn mà với các gói, các chính sách hỗ trợ.
Số lượng DNNVV hoạt động thực tế sau đăng ký thành lập nhỏ hơn rất nhiều so với khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký thành lập cả về quy mô, vốn và lao động. Điều này cho thấy môi trường khởi nghiệp nói chung của các doanh nghiệp còn rất gian nan và ngân sách nhà nước thì cũng ảnh hưởng do doanh nghiệp không hoạt động thì không thể tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thất thu thuế.
Việc phối hợp giữa các phòng, ban thuộc UBND huyện và sự phối hợp với Chi cục Thuế huyện Đông Anh cũng như sự phối hợp giữa UBND huyện Đông Anh với các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Hà Nội như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính…trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLNN về DNNVV trên thực tế còn chồng chéo và hiệu quả chưa thật sự như mong muốn. Đặc biệt trong những khâu liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra, xử lý DNNVV.
Việc thu thập thông tin, xây dựng báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm của DNN trên địa bàn huyện Đông Anh còn rất nhiều khó khăn do nhiều mảng việc và nhiều nghiệp vụ các DNNVV ngại công khai hoặc công khai không đầy đủ trong khi việc sử dụng các số liệu của Chi cục Thuế huyện Đông Anh cũng có những bất cập nhất định mặc dù Chi cục đóng trên địa bàn huyện Đông Anh nhưng lại thuộc quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Thuế Hà Nội (theo ngành dọc). Các báo cáo chưa đầy đủ này dẫn đến hệ quả là bức tranh tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn huyện có sự khuyết thiếu các mảnh ghép từ đó việc QLNN về DNN trên địa bàn ảnh hưởng không nhỏ và đôi khi có những mảng việc thiếu tính khả thi, giảm sự sâu sát với DNNVV trong quá trình nắm địa bàn. Ngoài ra, việc các báo cáo thường xuyên phải cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh của các DNN trên địa bàn huyện cũng tạo thêm TTHC cho DNN trên địa bàn và gia tăng thêm chi phí thời gian khi DNNVV phải tiến hành xử lý các báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh để
gửi UBND huyện, điều này sẽ gây lãng phí thời gian rất lớn do trên địa bàn huyện hiện nay đang có khoảng 4300 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có tới 98% là các DNNVV.
Đội ngũ CBCC nói chung và công chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng còn có những hạn chế nhất định về năng lực nên kỹ năng tham mưu cho BND huyện những giải pháp để tăng cường QLNN về DNN trên địa bàn huyện còn chưa theo kịp thực tế. Ngoài ra, sự khác nhau về tư duy giữa các CBCC (khu vực công) với các DNNVV (khu vực tư) cũng tạo những khác biệt nhất định trong việc phối hợp thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền QLNN của UBND huyện về DNN trên địa bàn.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của các DNN trên địa bàn huyện Đông Anh còn nhiều bất cập đặc biệt là việc nắm thông tin về tình hình hoạt động của các DNNVV sau khi tiến hành đăng ký thành lập, sự phối hợp liên ngành trong quá trình thanh tra, kiểm tra và xử lý các DNNVV vi phạm cũng bộc lộ nhiều hạn chế làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra theo địa bàn.
2.3.3. Nguyên nhân bất cập
Hệ thống pháp luật về hỗ trợ DNNVV còn bộc lộ một số bất cập dẫn đến hệ quả là các chính sách triển khai trên thực tế chậm đi vào cuộc sống, tính khả thi của một số quy định còn thấp, chẳng hạn như các quy định về quản lý DNN sau quá trình đăng ký thành lập, việc triển khai các dự án, đề án hỗ trợ DNN đôi khi nhiều mục tiêu còn nặng tính lý thuyết, khả năng triển khai trên thực tế rất khó khăn.
Tổ chức bộ máy QLNN về DNNVV trên thực tế còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nhưng khi xảy ra sự cố lại khó xác định trách nhiệm cụ thể nên quá trình QLNN về DNNVV còn tạo nhiều khoảng trống đặc biệt là sự phối hợp
giữa UBND huyện với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội hoặc các cơ quan theo ngành dọc như Chi cục Thuế chẳng hạn.
TTHC mặc dù đã được cắt giảm và điện tử hoá tối đa nhưng vẫn còn tình trạng phải sử dụng nhiều văn bản giấy dẫn đến lãng phí thời gian, công sức cho cả cơ quan LNN về DNNVV và cả cộng đồng DNNVV. TTHC vẫn còn rườm rà đặc biệt trong việc thực hiện các thủ tục giải ngân để hỗ trợ DNN trên địa bàn.
Nhận thức của một bộ phận đội ngũ CBCC về tầm quan trọng cua hoạt động QLNN về DNN trên địa bàn huyện có nơi, có lúc còn chưa đúng đắn dẫn đến việc đôi khi còn tồn tại tình trạng gây khó khăn cho DNN nhất là các vấn đề liên quan đến việc xác nhận theo địa bàn. Ngoài ra, từ nhận thức đôi khi chưa đúng đắn này đã dẫn đến tình trạng chậm tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện thực hiện các biện pháp, giải pháp để tăng cường QLNN về DNN trên địa bàn huyện.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu thực trạng QLNN về DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với các nội dung:
Khái quát về DNNVV ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (phân tích điều kiện tự nhiên và KT-XH của huyện Đông Anh; phân tích tình hình DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020). Phân tích thực trạng QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với các nội dung: Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV; Tổ chức triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Phối hợp tổ chức thực thi chính sách liên quan đến hỗ trợ DNNVV; Tổ chức bộ máy QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các DNN trên địa bàn huyện.
Nhận xét thực trạng QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thông qua việc trình bày một số kết quả đạt được, chỉ ra bất cập và xác định nguyên nhân bất cập trong hoạt động QLNN về các DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.
Những nội dung nghiên cứu tại Chương 2 của luận văn đã tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu phương hướng, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NỨỚC VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Phương hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1. P ơ g ng
- u tiên phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ; các sản phẩm truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Khuyến khích thu hút phát triển doanh nghiệp một số ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn; góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, đảm bảo tăng nhanh giá trị sản xuất, GDP, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách của doanh nghiệp trong nền kinh tế thành phố.
- Khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển mạnh số lượng doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm.
- Nâng cao sản xuất, chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các ngành nghề sử dụng ít nguyên vật liệu nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao.
- Tăng cường việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại.
- Cải thiện việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp. - Cải cách TTHC nhằm tạo đuợc môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho doanh nghiệp.
- Khuyến khích phát triển các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp. Tăng cường công tác điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp, phân định trách nhiệm giữa các sở ban ngành và sự phối hợp giữa các cơ quan. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, phát huy ý chí kinh doanh và làm giàu chính đáng [4].
3.1.2. Mụ tiê p át triể doa g iệp ỏ ừa trê địa b t p ố H Nội giai đoạ 2021 – 2025
3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ DNN của Trung ương và Thành phố nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNN trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển;
- Thúc đẩy DNN phát triển, tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển KT-XH Thủ đô;
- Thúc đẩy hình thành liên kết giữa các DNN , giữa DNN và các doanh nghiệp dẫn dắt trong chuỗi (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn trong nước); Hỗ trợ DNN tham gia thành công cụm liên kết, chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của DNN Thành phố;
- Phát triển và gia tăng số lượng, chất lượng các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến có lợi thế cạnh tranh của thành phố Hà Nội;
- Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp hiệu quả vào phát triển KT-XH Thủ đô;
- Hỗ trợ hình thành và phát triển mạnh các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số và các doanh nghiệp “Make in iệt Nam” [84].
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đẩy mạnh cải cách TTHC và ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường, góp phần cải thiện chỉ số PCI của Thành phố;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DNN , phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp mới bình quân khoảng 10%/năm (bình quân khoảng 30.000 doanh nghiệp mới/năm), phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 Thành phố có thêm 150.000 doanh nghiệp thành lập mới;
- Giai đoạn 2021-2025, doanh nghiệp nhỏ và vừa phấn đấu đạt được các chỉ tiêu:
+ Tạo thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới cho người lao động;