Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Đông Anh, thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53)

2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyệ Đô g A - Vị trí địa , điều kiện tự nhiên

Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2). Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội.

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.

+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.

Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba ì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa.

Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến

lược trong định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. Vị trí và vai trò chiến lược của Đông Anh thể hiện ở những điểm sau:

- Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của

Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc. Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt KT-XH của huyện trong tương lai.

- Vị trí chiến lược về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị

dọc hai bờ sông Hồng thì Đông Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểm phát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới. Lợi thế của Đông Anh là quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự án đô thị lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển mới ở phía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai.

- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển KT-XH: Với vị trí chiến lược

trên và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn để Đông Anh phát triển mạnh mọi mặt KT-XH.

Trong lịch sử, vùng đất Đông Anh đã hai lần được chọn làm kinh đô đất nước (dưới thời An Dương ương và thời Ngô Quyền). Hiện nay, Đông Anh lại đang là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị của Hà Nội những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Đó vừa là niềm tự hào, vừa khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của Đông Anh trong lòng Thủ đô Hà Nội và cả nước.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế của huyện Đông Anh giai đoạn 2016-2020 liên tục tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng. Hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu KT-XH so với Nghị quyết Đại hội XX III đề ra, trong đó một số chỉ tiêu vượt ở mức cao. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 (giá so sánh so với năm 2010) ước đạt 156.075 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,2 % năm, vượt 1,7 % so với chỉ tiêu Đại hội: 8,5 % và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Thành phố: 7,37 %/năm; trong đó: Thương mại - dịch vụ tăng 15,2 %, vượt chỉ tiêu Đại hội 2,2 %; Công nghiệp - Xây dựng tăng 10 %, vượt chỉ tiêu Đại hội 1,65 %; Nông Lâm Nghiệp - Thủy sản đạt 0,6 %, giảm so với chỉ tiêu Đại hội: 1,4 %. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 60 triệu đồng/người/năm, tăng 10 triệu đồng (Nghị quyết Đại hội 50 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ, duy trì tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, cụ thể: ngành Thương mại - Dịch chiếm 9,93 %, tăng 2,27 %; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 88,82 % giảm 1,9 %; Nông Lâm Nghiệp - Thủy sản chiếm 1,25 %, giảm 0,37 %. Cơ cấu kinh tế thuộc Huyện: Thương mại - Dịch vụ chiếm 26,11 % tăng 3,44 %; ngành Công nghiệp - Xây dựng: 69,17 %; Nông Lâm Nghiệp - Thủy sản chiếm 4,72 %, giảm 3,81 %. - Công nghiệp, xây dựng phát huy vai trò chủ lực, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu các ngành kinh tế. Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh ổn định để phát triển công nghiệp: chủ động đối thoại với các doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn; tạo điều kiện mặt bằng sản xuất, kinh doanh; thông tin cho các doanh nghiệp biết về quy hoạch và định hướng phát triển của Huyện; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và công tác khuyến công. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp liên tục

duy trì ở mức năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 111.920 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10 % năm, tăng 1,65 % so với chỉ tiêu Đại hội [5].

Trên địa bàn hiện có trên 4.300 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể giảm dần hàng năm, trong những năm qua, đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào Huyện như: Tập đoàn inGroup, BRG - Sumimoto Corporations, Sun Group, TH... Khu công nghiệp Thăng Long đã thu hút trên 108 doanh nghiệp, là một trong những khu Công nghiệp hiện đại hàng đầu cả nước cho hiệu quả kinh tế cao, cùng với đó các cụm Công nghiệp tại các xã Vân Hà, Liên Hà, Nguyên Khê đã và đang được đầu tư, cho hiệu quả bước đầu, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của Huyện, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài Huyện.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Huyện đề xuất và được Thành phố phê duyệt, thành lập thêm 4 cụm công nghiệp: Thiết Bình, Liên Hà 2, Dục Tú, Thụy Lâm. Các cụm Công nghiệp này đang trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh, thu hút thêm một số nhà đầu tư, doanh nghiệp và tạo điều kiện để phát triển công nghiệp gắn với thương mại dịch vụ và du lịch của Huyện. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề truyền thống tiếp tục được quan tâm đầu tư và phát triển; các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được nhiều nơi trong nước và ngoài nước biết đến

Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ bình quân đạt 9.705 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,2 %, tăng 2,2 % so với chỉ tiêu Đại hội. Quy mô và chất lượng thương mại dịch vụ ngày càng được nâng cao; cơ bản hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ, một số chợ sau chuyển đổi cho hiệu quả cao như: chợ Mun, chợ Bắc Hồng, chợ

Vân Trì, chợ rau Vân Nội...; nhiều loại hình dịch vụ thương mại theo hướng chất lượng cao ngày càng phát triển như: các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích (có 34 siêu thị, cửa hàng tiện ích); Huyện đã thu hút được một số nhà đầu tư, tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án như: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy, Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia và Quốc tế, Thành phố thông minh. Các dịch vụ tín dụng, ngân hàng (trên 20 ngân hàng), dịch vụ thương mại công nghệ tiếp tục được phát triển với tốc độ nhanh. Hoạt động du lịch gắn với phát triển thương mại dịch vụ được quan tâm đầu tư và ngày càng phát triển.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm ước đạt 11.031 tỷ đồng, tăng bình quân 28,9 %/năm [5].

Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, nổi bật, hoàn thành xây dựng Nông thôn mới về đích trước 2 năm. Tập trung quyết liệt khoa học, đồng bộ xây dựng Đề án và triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh trở thành quận và các xã, thị trấn thành phường.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, môi trường, trật tự xây dựng đô thị, công tác giải phóng mặt bằng được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả rõ nét. Giáo dục và Đào tạo được quan tâm đầu tư, đạt nhiều kết quả quan trọng. Phát triển văn hoá, xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có nhiều khởi sắc tích cực [5].

2.1.2. Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trê địa bàn huyệ Đô g Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

2.1.2.1. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

Tính từ đầu năm đến ngày 31/12/2020, thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 26.578 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 409.291 tỷ đồng (giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và

tăng 6% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), thực hiện thủ tục giải thể cho 2.529 doanh nghiệp (tăng 19% so với cùng kỳ năm trước), 10.201 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 38% so với cùng kỳ năm trước). Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 303.705 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 6.062 doanh nghiệp (tăng 16% so với cùng kỳ năm trước) [53].

Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo lĩnh vực hoạt động chính: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng tiếp tục dẫn đầu với 17.549 doanh nghiệp và thấp nhất là khối doanh nghiệp Khai khoáng; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Y tế và trợ giúp xã hội; Nghệ thuật vui chơi và giải trí chỉ có 566 doanh nghiệp.

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp theo quận, huyện: Xét về số lượng doanh nghiệp, các quận Hà Đông, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất, trong đó: quận Cầu Giấy, Hà Đông (trên 2.600 doanh nghiệp/quận), quận Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, (gần 2.300 doanh nghiệp/quận); Huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ít nhất (dưới 90 doanh nghiệp/huyện); về quy mô vốn đăng ký lớn nhất có quận Hai Bà Trưng (hơn 60.000 tỷ), (Nam Từ Liêm (hơn 49.000 tỷ), Ba Đình (hơn 45.000 tỷ), Hoàn Kiếm (hơn 39.000 tỷ đồng), huyện Mỹ Đức có số vốn đăng ký thấp nhất (430 tỷ đồng) [53].

Trong giai đoạn 2016 – 2020 tổng số doanh nghiệp đăng ký và số vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

Bảng 2.1. Thống kê tổng doanh nghiệp, số vốn và lao động của doanh nghiệp đăng ký tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 -2020

STT Năm Số lượng Số vốn (tỷ VND) Số lao động

1 2016 22.617 230.000 140.118 2 2017 24.519 213.162 150.216 3 2018 25.187 392.870 156.223 4 2019 27.711 510.732 175.452 5 2020 26.441 409.291 162.007

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội giai đoạn 2016-2020)

Từ bảng thống kê này chúng ta nhận thấy, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 về cơ bản có sự gia tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký và số lao động cũng có sự gia tăng. Tuy nhiên, đến năm 2019 và 2020 có xu hướng chững lại và giảm số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động, số vốn đăng ký và số lao động đăng ký do tác động của đại dịch Covid 19 đã tác động không nhỏ đến nền KT-XH cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

Năm 2016, thành phố Hà Nội có khoảng 22.617 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 230.000 tỷ VND, số lao động đăng ký là 140.118 lao động. Trong số đó, tổng số DNNVV chiếm tới khỏang 97,9% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Năm 2017 có 24.519 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với 213,162 tỷ ND đăng ký và 150.216 lao động đăng ký. Trong số đó số lượng DNNVV chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đăng ký. Năm 2018, toàn thành phố có 25.187 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với 392.870 tỷ VND vốn đăng ký và 156.223 lao động. Trong số đó số lượng DNNVV chiếm tới trên 97% tổng số doanh nghiệp mới được thành lập tại Hà Nội. Năm 2019 là năm bùng nổ về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với 27.711 doanh nghiệp, số vốn đăng ký cao kỷ lục là 510.732 tỷ VND, số lao động đăng ký là 175.452 lao động. Trong số

lập mới năm 2019 của thành phố Hà Nội. Năm 2020 do tác động của đại dịch Covid 19 nên số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại Hà Nội giảm xuống còn 26.441 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 409.291 tỷ VND và số lao động là 162.007 lao động. Trong số này có đến 97,1% là các DNNVV [50];[51];[52];[53];[84].

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN ), chiếm 97% trên tổng số doanh nghiệp của Thành phố. Tính đến tháng 12/2020, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn Hà Nội trên 300 nghìn doanh nghiệp (trong đó khoảng 97% là DNN ), các doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng trong các năm, trong đó: năm 2016 là 22.617 doanh nghiệp; năm 2017 là 24.519 doanh nghiệp; năm 2018 là 25.187 doanh nghiệp; năm 2019 là 27.711 doanh nghiệp; năm 2020 là 26.441 doanh nghiệp.

Như vậy, trong 5 năm, từ năm 2016 đến nay có hơn 126 nghìn doanh nghiệp thành lập mới (cao gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2011-2015). Bình quân khoảng 35 người dân Thủ đô có 1 doanh nghiệp được đăng ký thành lập, cao gấp 3,2 lần mức bình quân chung của cả nước. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn Thành phố đã có những bước phát triển mạnh, năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp được nâng cao; đã hình thành nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế; doanh nghiệp dân doanh đã có đóng góp tích cực cho thu ngân sách Thành phố (tăng 26,7% so với năm 2016). Cộng đồng doanh nghiệp đã tạo việc làm cho gần 2,5 triệu lao động, mỗi năm tạo thêm khoảng hơn 250 nghìn việc làm mới (số lao động có đóng BHXH trên thực tế có thể thấp hơn), tạo ra lực lượng đông đảo các doanh nghiệp tham gia đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Khu vực DNN đã và đang ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.

2.1.2.2. Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2016 – 2020

Bảng 2.2. Số lượng và số vốn đăng ký của doanh nghiệp theo tháng trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2017

STT Tháng

Đông Anh

Số lượng doanh nghiệp Số vốn đăng ký (tỷ VND) 1 Tháng 1 54 276,09

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 53)