Nguyên nhân bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 86)

Hệ thống pháp luật về hỗ trợ DNNVV còn bộc lộ một số bất cập dẫn đến hệ quả là các chính sách triển khai trên thực tế chậm đi vào cuộc sống, tính khả thi của một số quy định còn thấp, chẳng hạn như các quy định về quản lý DNN sau quá trình đăng ký thành lập, việc triển khai các dự án, đề án hỗ trợ DNN đôi khi nhiều mục tiêu còn nặng tính lý thuyết, khả năng triển khai trên thực tế rất khó khăn.

Tổ chức bộ máy QLNN về DNNVV trên thực tế còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nhưng khi xảy ra sự cố lại khó xác định trách nhiệm cụ thể nên quá trình QLNN về DNNVV còn tạo nhiều khoảng trống đặc biệt là sự phối hợp

giữa UBND huyện với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội hoặc các cơ quan theo ngành dọc như Chi cục Thuế chẳng hạn.

TTHC mặc dù đã được cắt giảm và điện tử hoá tối đa nhưng vẫn còn tình trạng phải sử dụng nhiều văn bản giấy dẫn đến lãng phí thời gian, công sức cho cả cơ quan LNN về DNNVV và cả cộng đồng DNNVV. TTHC vẫn còn rườm rà đặc biệt trong việc thực hiện các thủ tục giải ngân để hỗ trợ DNN trên địa bàn.

Nhận thức của một bộ phận đội ngũ CBCC về tầm quan trọng cua hoạt động QLNN về DNN trên địa bàn huyện có nơi, có lúc còn chưa đúng đắn dẫn đến việc đôi khi còn tồn tại tình trạng gây khó khăn cho DNN nhất là các vấn đề liên quan đến việc xác nhận theo địa bàn. Ngoài ra, từ nhận thức đôi khi chưa đúng đắn này đã dẫn đến tình trạng chậm tham mưu cho lãnh đạo UBND huyện thực hiện các biện pháp, giải pháp để tăng cường QLNN về DNN trên địa bàn huyện.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu thực trạng QLNN về DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với các nội dung:

Khái quát về DNNVV ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (phân tích điều kiện tự nhiên và KT-XH của huyện Đông Anh; phân tích tình hình DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020). Phân tích thực trạng QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với các nội dung: Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV; Tổ chức triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Phối hợp tổ chức thực thi chính sách liên quan đến hỗ trợ DNNVV; Tổ chức bộ máy QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các DNN trên địa bàn huyện.

Nhận xét thực trạng QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thông qua việc trình bày một số kết quả đạt được, chỉ ra bất cập và xác định nguyên nhân bất cập trong hoạt động QLNN về các DNNVV trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

Những nội dung nghiên cứu tại Chương 2 của luận văn đã tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu phương hướng, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp cơ bản hoàn thiện QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh thời gian tới.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NỨỚC VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Phương hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1. P ơ g ng

- u tiên phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ; các sản phẩm truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Khuyến khích thu hút phát triển doanh nghiệp một số ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn; góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, đảm bảo tăng nhanh giá trị sản xuất, GDP, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách của doanh nghiệp trong nền kinh tế thành phố.

- Khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển mạnh số lượng doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm.

- Nâng cao sản xuất, chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các ngành nghề sử dụng ít nguyên vật liệu nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao.

- Tăng cường việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại.

- Cải thiện việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp. - Cải cách TTHC nhằm tạo đuợc môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho doanh nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp. Tăng cường công tác điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp, phân định trách nhiệm giữa các sở ban ngành và sự phối hợp giữa các cơ quan. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, phát huy ý chí kinh doanh và làm giàu chính đáng [4].

3.1.2. Mụ tiê p át triể doa g iệp ỏ ừa trê địa b t p ố H Nội giai đoạ 2021 – 2025

3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ DNN của Trung ương và Thành phố nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNN trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển;

- Thúc đẩy DNN phát triển, tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển KT-XH Thủ đô;

- Thúc đẩy hình thành liên kết giữa các DNN , giữa DNN và các doanh nghiệp dẫn dắt trong chuỗi (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn trong nước); Hỗ trợ DNN tham gia thành công cụm liên kết, chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của DNN Thành phố;

- Phát triển và gia tăng số lượng, chất lượng các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến có lợi thế cạnh tranh của thành phố Hà Nội;

- Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp hiệu quả vào phát triển KT-XH Thủ đô;

- Hỗ trợ hình thành và phát triển mạnh các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số và các doanh nghiệp “Make in iệt Nam” [84].

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đẩy mạnh cải cách TTHC và ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường, góp phần cải thiện chỉ số PCI của Thành phố;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DNN , phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp mới bình quân khoảng 10%/năm (bình quân khoảng 30.000 doanh nghiệp mới/năm), phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 Thành phố có thêm 150.000 doanh nghiệp thành lập mới;

- Giai đoạn 2021-2025, doanh nghiệp nhỏ và vừa phấn đấu đạt được các chỉ tiêu:

+ Tạo thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới cho người lao động;

+ Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNN chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô;

+ Đóng góp trên 40% GRDP và trên 30% ngân sách Thành phố.

- Củng cố, nâng cấp các mô hình sản xuất tập trung, liên kết sản xuất hiện có để phát triển hình thành khoảng 10 cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thuộc 5 ngành tiềm năng phát triển gồm: Công nghệ thông tin; Công nghiệp điện tử; Cơ khí chế tạo; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm;

- Hỗ trợ ít nhất 500 DNN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thuộc các ngành: Công nghệ thông tin; Công nghiệp điện tử; Cơ khí chế tạo; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thành công [84].

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội gũ á bộ, công chức về tầm quan trọng của qu c về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trê địa bàn huyện

Nhận thức của đội ngũ CBCC trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội về tầm quan trọng của các DNNVV trong quá trình phát triển KT-XH của huyện nhà có ý nghĩa rất quan trọng vì chỉ khi nhận thức được đúng đắn thì mới nâng cao chất lượng tham mưu, tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách cho các DNN trên địa bàn huyện được tốt và ngược lại.

Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC về tầm quan trọng của QLNN về các DNN trên địa bàn huyện cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tuyên truyền, phổ biến cho đội ngũ CBCC về vai trò của các DNVVV đối ở góc độ kinh tế, góc độ xã hội và môi trường trên địa bàn huyện;

- Phổ biến pháp luật, chính sách của nhà nước về các DNN trên địa bàn huyện;

- Quán triệt chủ trương của cấp có thẩm quyền liên quan đến QLNN về các DNNVV;

- Phân tích sự thay đổi từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm để phục vụ, tạo những thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển và người dân được thực hiện quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Sau khi nhận thức thay đổi, kết quả công việc thực hiện nhiệm vụ trên thực tế sẽ là thước đo sự thay đổi nhận thức của đội ngũ CBCC trên địa bàn đối với việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về DNNVV.

3.2.2. Tổ chức thực hiện tốt pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với UBND huyện Đông Anh theo chức năng nhiệm vụ được quy đinh tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 nói chung và các quy

định liên quan thì việc tuyên truyền, giáo dục về tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DNN trên địa bàn huyện là việc quan trọng và cần phải thực hiện tốt.

Trên cơ sở tổng kết rút nghiệm hoạt động tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật về DNN trong giai đoạn vừa qua. Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Đa dạng hoá hoạt động tuyên truyền các văn bản pháp luật về DNNVV theo hướng gọn nhẹ, đơn giản nhưng hiểu quả cao. Thông thường UBND huyện thường phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Hà Nội để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về DNN trên địa bàn huyện thông qua hình thức tập huấn, hội nghị có mời các báo cáo viên đến để dễ phổ biến. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp khi xã hội không có hoặc chưa có quy định phải giãn cách xã hội theo quy định để phòng chống dịch bệnh. Hiện nay trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 thì cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DNN đặc biệt là các quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi sát sườn của doanh nghiệp thì cần được UBND huyện Đông Anh phổ biến thông qua hình thức phù hợp hơn. í dụ như gửi thông báo tóm tắt các quy định mới của pháp luật qua hòm thư điện tử của DNNVV. Ngoài ra, có thể phối hợp với kênh thông tin của chi cục Thuế huyện Đông Anh để tiến hành phổ biến cho DNN trên địa bàn huyện.

- Niêm yết ngắn gọn, công khai các quy trình, thủ tục hành chính liên quan hoạt động hỗ trợ DNN để các DNN trên địa bàn nắm được nội dung các chính sách hỗ trợ và thực hiện đúng quy định để đảm bảo quyền lợi cho các DNNNVV trong quá trình tiếp cận nguồn hỗ trợ.

Rà soát thường xuyên hệ thống quy định của pháp luật về DNN ; sửa đổi những quy định còn chồng chéo, trùng lắp; nâng cao năng lực soạn thảo,

thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp, các ngành nhằm bảo đảm hiệu lực và tính khả thi của các văn bản. Đồng thời, thiết lập các thể chế còn thiếu để điều chỉnh các quan hệ KT-XH mới phát sinh theo tiến trình phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, dễ đoán trước và phù hợp với luật lệ quốc tế.

3.2.3. Nâng cao chất ợng hoạt động của bộ máy qu c về doanh nghiệp nhỏ và vừa huyệ Đô g A , t p ố Hà Nội

Tiếp tục đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành theo hướng 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ kết quả”, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị thuộc Huyện, UBND các xã, thị trấn. Thường xuyên tiến hành kiểm tra các đơn vị về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; kiểm tra công trên cơ sở đó nhắc nhở, phê bình đối với các đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc.

Tổ chức bộ máy QLNN về DNN được kiện toàn theo quy định của pháp luật nhưng để đánh giá hiệu quả thì cần qua thực tiễn công việc cụ thể. Để thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về DNN trên địa bàn huyện Đông Anh thì các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn của UBND huyện cũng cần có sự phối hợp với Chi cục Thuế huyện Đông Anh để nắm tình hình sản xuất, kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn.

Cải thiện cách thức làm việc của tổ chức bộ máy QLNN về DNNVV phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phù hợp với điều kiện, bối cảnh dịch bệnh Covid 19 tiếp tục có diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn huyện. Để thực hiện được cải tiến này thì cần đầu tư hạ hầng CNTT phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp để tổ chức làm việc trực tuyến. Đối với những

quy trình công việc không thể thực hiện việc làm việc trực tuyến thì cần bố trí giãn cách và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid 19 trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thực hiện tốt uyết định số 09/2017/ Đ-UBND ngày 23/03/2017 của BND thành phố Hà Nội ban hành uy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong LNN về doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Việc thực hiện quy chế phối hợp cần đảm bảo sự phân cấp cho chính quyền huyện Đông Anh trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về DNN trên địa bàn huyện, tránh trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, thực hiện Quy chế này cũng cần đảm bảo quy tắc tức bậc hành chính tức là những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố thì UBND huyện Đông Anh phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 86)