Khái niệm và vai trò quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 35)

nguyện

1.2.2.1 Một số khái niệm

- Quản lý: Quản lý là một hoạt động tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi

tổ chức có quy mô từ nhỏ đến lớn, từ cấu trúc đơn giản đến phức tạp. Trong thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý do mỗi một học thuyết nghiên cứu tổ chức, quản lý ở những giác độ khác nhau, trên cơ sở triết học và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tuy nhiên, có một cách tiếp cận về khái niệm quản lý được nhiều nhà khoa học và nhà quản lý thực tiễn ủng hộ là: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến.

- Quản lý nhà nước:

Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan hành pháp) để quản lý, điều hành xã hội theo pháp luật.

- Quản lý nhà nước về xã hội:

QLNN về xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức của chủ thể quản lý xã hội đó chính là nhà nước lên xã hội và các khách thể có liên quan, nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các đặc trưng và các mục tiêu mà nhà nước – chủ thể quản lý đặt ra, phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử.

- Quản lý nhà nước về BHXH

Trong hệ thống lý luận về QLNN hiện nay, chưa có khái niệm “QLNN về BHXH”. Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp cận với một số khái niệm về quản lý và từ hoạt động thực tiễn hoạt động QLNN gắn liền với các đặc điểm của hoạt động BHXH, có thể đưa ra khái niệm “QLNN về BHXH” như sau:

QLNN về BHXH là việc Nhà nước thông qua chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp, xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH và tổ chức, quản lý việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHXH trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền được tham gia và quyền được thụ hưởng BHXH của người lao động, góp phần bảo đảm sự ổn định, công bằng và phát triển xã hội.

Nhà nước định ra chính sách quốc gia và các quy định pháp luật về BHXH, xác định các loại chế độ BHXH phù hợp với trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội từng thời kỳ đặt ra.

- Quản lý nhà nước về thu BHXH tự nguyện

Trên cơ sở khái niệm QLNN về BHXH và QLNN về thu BHXH tự nguyện là một nội dung trong QLNN về BHXH ta có khái niệm sau:

QLNN về thu BHXH tự nguyện là việc Nhà nước thông qua các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp xây dựng chính sách, pháp luật về thu BHXH tự nguyện và tổ chức, quản lý việc thực hiện các chính sách pháp luật về thu BHXH tự nguyện trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền được tham gia và quyền được thụ hưởng BHXH tự nguyện của người lao động, góp phần bảo đảm sự ổn định, công bằng và phát triển xã hội.

1.2.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

QLNN về thu BHXH tự nguyện đóng vai trò quan trọng, thể hiện ở những khía cạnh sau:

Làm cho chính sách BHXH tự nguyện phát triển đúng hướng, đến được với mọi người dân, đáp ứng mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ thông qua đó thực hiện thành công chính sách an sinh xã hội.

Đảm bảo hoạt động thu BHXH tự nguyện được thực hiện theo khuôn khổ pháp luật, các mối quan hệ phát sinh được điều chỉnh theo pháp luật. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, đảm bảo các nguyên tắc của BHXH tự nguyện được thực hiện.

Đảm bảo những điều kiện vật chất cho hệ thống BHXH tự nguyện phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, nhân lực, kinh phí thực hiện công tác thu BHXH tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)