Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 50)

cứ vào số đối tượng tham gia, số thu BHXH tự nguyện, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH tự nguyện của đại lý trong một năm. Các tiêu chí này giúp đánh giá đại lý hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả trong một năm, làm cơ sở để khen thưởng và xem xét gia hạn hợp đồng đại lý, gián tiếp đánh giá hiệu quả quản lý của cơ quan BHXH đối với các đại lý thu BHXH.

1.2.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện nguyện

1.2.5.1 Yếu tố khách quan

- Môi trường Chính trị - Pháp luật

Môi trường Chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, ảnh hưởng đến cả chủ thể quản lý là Nhà nước, cả đối tượng quản lý là NLĐ và nguồn thu nhập đóng BHXH tự nguyện.

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước tạo hành lang cho toàn bộ hoạt động BHXH tự nguyện. Hệ thống chính sách pháp luật nhà nước về BHXH càng rõ ràng, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế khách quan thì việc thực hiện các hoạt động QLNN về BHXH càng dễ dàng, thiết thực và hiệu quả.

- Môi trường kinh tế và xu hướng hội nhập Quốc tế

Sự phát triển của mỗi nền kinh tế là minh chứng cho trình độ văn minh

của xã hội. Xã hội càng văn minh thì cuộc sống của con người càng được đảm bảo vững chắc. Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động thu, quản lý quỹ, chi trả các chế độ trợ cấp trở nên chuyên nghiệp hơn. Vấn đề hình thành quỹ, công tác ban hành luật BHXH, công tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện và cuối cùng là công tác QLNN về BHXH tự nguyện cũng trở nên chuyên môn hoá hơn. Trình độ phát triển của nền kinh tế làm cho hoạt động QLNN về BHXH hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập Quốc tế đòi hỏi quản lý phải phù hợp thông lệ Quốc tế, công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

- Môi trường văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán

Yếu tố văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta thể hiện trong bản chất nhân văn của chính sách BHXH tự nguyện mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện. Tuy nhiên, cũng có những mặt tiêu cực đang ảnh hưởng đến công tác QLNN về thu BHXH tự nguyện thể hiện ở những điểm sau: tính thiếu công bằng trong xây dựng chính sách BHXH tự nguyện khi có sự phân biệt quá lớn giữa nam và nữ, giữa NLĐ làm việc ở khu vực nhà nước và NLĐ làm việc ở các khu vực còn lại; trong công việc vai trò của tập thể quá đề cao mà xem nhẹ cá nhân nên thiếu các giải pháp khuyến khích cá nhân phát triển; nhà quản lý cũng khó có được thông tin, ý kiến đóng góp của cấp dưới vì tâm lý e ngại, trì trệ, ý lại vào tập thể của nhân viên, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả QLNN về thu BHXH tự nguyện.

- Trình độ dân trí

Khi trình độ dân trí ngày càng cao hơn thì con người sẽ thực hiện những biện pháp để thỏa mãn những nhu cầu phát sinh của mình, việc đóng BHXH tự nguyện đảm bảo cho con người được bảo vệ trước những rủi ro phát sinh, thỏa mãn nhu cầu an toàn ở một góc độ cao. Bên cạnh đó, trình độ dân trí quyết định việc hình thành chính sách BHXH tự nguyện, mức độ hoàn thiện về Luật BHXH tự nguyện và các luật liên quan, mức độ tiếp nhận thông tin và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thu BHXH tự nguyện của những người thực hiện QLNN về thu BHXH và cả NLĐ.

Người lao động là khách thể quan trọng của hoạt động QLNN về thu BHXH tự nguyện. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ gồm: nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện, việc làm – thu nhập của NLĐ, tình trạng người lệ thuộc trong gia đình NLĐ, … Vì vậy

phải nâng cao nhận thức của NLĐ về BHXH tự nguyện và chính sách BHXH tự nguyện cần phải được thực hiện song song với các chính sách về việc làm, thu nhập, bảo trợ xã hội mới mang lại hiệu quả cao.

1.2.5.2 Yếu tố chủ quan

- Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện QLNN về

thu BHXH tự nguyện:

Đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN về thu BHXH tự nguyện. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng xã hội, đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo về mặt số lượng đáp ứng nhiệm vụ được giao thì hiệu quả công việc mang lại cao và ngược lại. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức QLNN về thu BHXH tự nguyện ảnh hưởng đến công tác lập pháp, lập quy, tổ chức thiện hiện các nội dung QLNN về thu BHXH tự nguyện giúp cho hoạt động QLNN về thu BHXH tự nguyện được thực hiện một cách trôi chảy, mang lại hiệu quả cao mặt khác giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách BHXH

tự nguyện:

Đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về thu BHXH tự nguyện. Tỷ lệ NLĐ biết đến chính sách BHXH tự nguyện để họ có sự cân nhắc, lựa chọn tham gia trên cơ sở thu nhập - chi tiêu của bản thân và gia đình tỷ lệ thuận với số NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.

- Quy trình thu BHXH tự nguyện:

Quy trình làm việc tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác QLNN về thu BHXH tự nguyện. Một quy trình làm việc khoa học, hợp lý, có hướng dẫn rõ ràng, thường xuyên được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm sẽ tăng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện QLNN về thu BHXH tự nguyện và ngược lại.

- Thủ tục thu - chi trả BHXH tự nguyện:

Đây là yếu tố trực tiếp liên quan đến sự tham gia của NLĐ. Yêu cầu về thủ tục thu - chi trả BHXH tự nguyện phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện để tạo điều kiện cho NLĐ dễ dàng tiếp cận và thực hiện. Các cơ quan QLNN cũng phải thường xuyên rà soát để có sự điều chỉnh các thủ tục cho phù hợp với sự phát triển từng thời kỳ.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)