Đối với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 125 - 141)

- Tăng cường quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện theo ngành lĩnh vực và theo lãnh thổ: Chính sách, pháp luật BHXH có nội dụng rộng, bao quát hầu khắp các lĩnh vực của đời sống, sức khỏe con người, được điều chỉnh bởi Luật BHXH. Theo đó, quản lý nhà nước về thu BHXH tự nguyện là trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật, cùng với đó là trách nhiệm của UBND các cấp. Để thực hiện tốt công tác thu BHXH tự nguyện cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và BHXH ở các cấp trong việc thực hiện thu BHXH tự nguyện.

- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ ngân sách nhà nước cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện theo hướng mở rộng thời gian hỗ trợ và nâng mức hỗ trợ hàng năm, mức hỗ trợ chệnh lệch đối với những người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện khác nhau theo từng mức 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm để khuyến khích NLĐ tham gia lâu dài;

- Có cơ chế khuyến khích UBND các cấp xây dựng quỹ hỗ trợ NLĐ tham gia BHXH tự nguyện từ các nguồn đóng góp xã hội nhằm tạo tính hấp dẫn, động lực cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện.

3.3.3 Đối với các tổ chức chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát huy hơn nữa vai trò, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; phản biện xã hội, tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH theo quy định của pháp luật.

3.3.4 Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị.

viên chức; coi trọng hiệu quả công việc "Giỏi một việc, biết nhiều việc"; mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH là một tuyên truyền viên để hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đến với người dân, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của ngành BHXH.

- BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho UBND cấp huyện, làm cơ sở cho BHXH huyện tham mưu UBND cấp huyện ban hành văn bản giao chỉ tiêu phát triển đối tượng BHXH tự nguyện cho UBND cấp xã.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bổ sung kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ BHXH tự nguyện: Công tác tuyên truyên là khâu đột phá, phải được tiến hành trước một bước nhằm tác động vào nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng của người dân, quyết định hành vi tham gia hay không tham gia BHXH tự nguyện của người dân.

- Phối hợp với Sở, ban, ngành có liên quan để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành; Cập nhật thông tin có liên quan và đề xuất các tồn tại trong lĩnh vực thực thi chính sách BHXH tự nguyện

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, báo cáo được đối tượng mới tham gia BHXH tự nguyện lần đầu ở các đại lý để làm cơ sở xem xét đánh giá, thi đua, khen thưởng.

- Đổi mới phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ giảm phiền hà cho người tham gia, cũng như thụ hưởng BHXH tự nguyện được nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo quyền lợi

cho người lao động.

- Định hướng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức BHXH Quảng Trị phải nỗ lực vươn lên về mọi mặt, cả về học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong và ý thức tổ chức, kỷ luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 tác giả đã hệ thống hóa phương hướng phát triển thu BHXH tự nguyện trong những năm tới và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đồng thời tác giả cũng nêu một số kiến nghị đối với Quốc Hội, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và BHXH tỉnh Quảng Trị.

Nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Gio Linh trong những năm tới, tác giả đề xuất các giải pháp sau đây: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về thu BHXH tự nguyện; hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng tổ chức các hoạt động thu BHXH tự nguyện; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong công tác QLNN về thu BHXH tự nguyện; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về thu BHXH tự nguyện.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm nhiều ưu việt, giúp người lao động tự do, người dân khu vực nông thôn... khi tham gia sẽ giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già. Đồng thời chính sách này cũng thể hiện sự tích cực, chủ động của NLĐ về vấn đề tự an sinh cho chính bản thân mình, góp phần chia sẻ cộng đồng và phát triển xã hội. Tuy nhiên hiện nay, số người tham gia loại hình BHXH này vẫn còn rất ít, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp mới nhằm phát triển BHXH tự nguyện, đảm bảo an sinh xã hội.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về thu BHXH tự nguyện và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, luận văn đã tập trung và làm rõ những vấn đề chung nhất về quản lý nhà nước về thu BHXH tự nguyện. Tiếp cận dưới góc độ hoạt động của các cơ quan QLNN về thu BHXH tự nguyện, luận văn đã nghiên cứu thực trạng QLNN về thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua, làm rõ được những vấn đề như: những kết quả đạt được, những hạn chế trong công tác QLNN về thu BHXH tự nguyện, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Gio Linh.

Tác giả hy vọng những giải pháp trên đây sẽ được áp dụng, kiểm chứng trên thực tế và qua đó góp phần hoàn thiện QLNN về thu BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Gio Linh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống cho người lao động tại huyện Gio Linh và các địa phương trên cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung Ương Đảng (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 về Cải cách chính sách BHXH, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XVI (2018), Chương trình hành động số 138-CTHĐ/TU ngày 12/11/2018 thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH, Quảng Trị.

3. Bảo hiểm xã hội huyện Gio Linh (2015), Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT năm 2014 và triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2015.

4. Bảo hiểm xã hội huyện Gio Linh (2016), Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT năm 2015 và triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2016.

5. Bảo hiểm xã hội huyện Gio Linh (2017), Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT năm 2016 và triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2017.

6. Bảo hiểm xã hội huyện Gio Linh (2018), Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT năm 2017 và triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2018.

7. Bảo hiểm xã hội huyện Gio Linh (2019), Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT năm 2018 và triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2019.

8. Bảo hiểm xã hội huyện Gio Linh (2020), Báo cáo tổng kết công tác BHXH, BHYT năm 2019 và triển khai công tác BHXH, BHYT năm 2020.

9. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị (2019), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018, phương hướng triển khai năm 2019.

10. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Hà Nội.

11. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định 1599/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 28/10/2016 Ban hành quy định hoạt động đại lý thu

12. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 Ban hành Quy trình quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội.

13. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Cẩm nang về chính sách BHXH tự nguyện (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/07/2019 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Hà Nội.

15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Trao đổi kinh nghiệm giữa BHXH Việt Nam và cơ quan An ninh xã hội Thái Lan ngày 24/07/2013.

16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Nội Vụ (2015), Thông tư 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV, ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

17.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Kế hoạch số 2276/KH- :ĐTBXH ngày 10/06/2019 Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện năm 2019, Hà Nội.

18. Bộ Tài chính – Bộ Nội Vụ (2015), Thông tư 220/2015/TTLT-BTC-BNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở tài chính thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

19.Chính Phủ (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, Hà Nội.

20.Chính Phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, Hà Nội.

21.Chi cục thống kê huyện Gio Linh, Niên giám thống kê huyện Gio Linh 2019, Quảng Trị.

22.Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2014), “ Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30 (Số 1),tr. 36-45.

23.Hoàng Quốc Đạt (2012), BHXH tự nguyện Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Hào (2015), “ Đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 26.Học viện hành chính quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành

chính nhà nước, Phần 3 Quản lý nhà nước đối với ngành lĩnh vực, Nhà xuất khoa học và kỹ thuật.

27.Học viện hành chính quốc gia (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, Nhà xuất khoa học và kỹ thuật.

28. Huyện Ủy Gio Linh (2019), Chương trình hành động ngày 15/02/2019 thực hiệnNghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH, Gio Linh.

29. Nguyễn Văn Khánh (2010), “ Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính

30.Phạm Thị Lan Phương, Nguyễn Văn Song (2014), “Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Khoa học và phát triển, Tập 12 (Số 5),tr. 787-795.

31.Quốc hội (2013), Hiến phápngày 28/11/2013, Hà Nội.

32. Quốc hội (2014), Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Hà Nội. 33.Dương Văn Thắng chủ biên (2014), Đổi mới và phát triển BHXH ở Việt

Nam, Nxb. Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

34.Phạm Quốc Thuật (2018), Quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.

35.Hồ Tấn Tiên (2017), Quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, thành phố Huế.

36. Phạm Thanh Tùng (2017), “ Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, số 05,tr. 31-37.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

(Dành cho người dân trên địa bàn huyện Gio Linh)

Xin chào ông/bà!

Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”. Rất mong ông/bà vui lòng giúp tôi trả lời các câu hỏi dưới đây để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Tất cả ý kiến của ông/bà sẽ được bảo mật.

Rất mong nhận được sự cộng tác của ông/bà.

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT

Ông/bà xin cho biết một số thông tin cá nhân sau đây: 1. Tuổi của ông/bà:

Dưới 20 tuổi Từ 41 tuổi đến 50 tuổi Từ 21 tuổi đến 40 tuổi Trên 51 tuổi

2. Giới tính: Nam Nữ 3. Trình độ học vấn:

Trung học cơ sở trở xuống Trung cấp, cao đẳng Trung học phổ thông Đại học, trên đại học 4. Nghề nghiệp:

Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Công nhân Người lao động doanh nghiệp tư nhân Nông dân Kinh doanh/buôn bán Lao động tự do Học sinh/Sinh viên Khác: ………

5. Thu nhập:

Dưới 2 triệu Từ 2 – 4 triệu Trên 4 triệu

PHẦN II: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Câu 1: Ông/ bà có biết về chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động tự do?

Không biết Nghe nói nhưng chưa biết rõ Biết rõ

Câu 2: Nếu biết về chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện, ông/bà biết thông qua kênh tuyên truyền sau nào sau đây, bỏ qua câu này nếu không biết? (có thể chọn nhiều ô)

Ti vi/ Đài truyền hình Nhân viên đại lý thu bảo hiểm Đài truyền thanh Hội nghị tuyên truyền

Panô – Áp phích Người thân

Nhân viên Bảo hiểm xã hội Khác: ………

Câu 3: Ông/bà có nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện? Không có nhu cầu Có nhu cầu Không biết

Câu 4: Ông/bà có đang tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Không tham gia Đang tham gia Đã từng tham gia

Câu 5: Lý do ông/bà chưa/ngừng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện(Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 125 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)