Nội dung quản lý nhà nước về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 44)

Luật BHXH số 58/2014 quy định nội dung QLNN về BHXH gồm: - Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách BHXH.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH.

- Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác BHXH.

- Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.

- Hợp tác quốc tế về BHXH.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung QLNN về thu BHXH tự nguyện sau:

1.2.3.1 Ban hành văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện pháp luật, chiến lược, chính sách về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Việc xây dựng văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thu BHXH tự nguyện là một trong nội dung quan trọng nhằm định hướng cho BHXH tự nguyện phát triển phù hợp với mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện tầm nhìn trước mắt và lâu dài đối với BHXH tự nguyện.

Để hiện thực hóa những nội dung của chính sách BHXH tự nguyện vào thực tiễn thì hoạt động tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách về thu BHXH tự nguyện là một nội dung không thể thiếu, đây là một trong những hoạt động cơ bản của QLNN về thu BHXH. Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng của mình để tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về BHXH bao gồm các đạo luật, các văn bản dưới luật (Nghị định, thông tư, quyết định....) thống nhất trong phạm vi quốc gia.

1.2.3.2 Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định của Hiến pháp và Luật BHXH số 58/2014 thì hệ thống cơ quan QLNN về thu BHXH tự nguyện ở Việt Nam khái quát theo mô hình sau:

Ghi chú: Ghi chú:

Chỉ đạo trực tiếp

Báo cáo kết quả định kỳ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống cơ quan QLNN về thu BHXH tự nguyện

Trong đó:

- Quốc Hội là cơ quan ban hành các đạo luật về thu BHXH tự nguyện và thực hiện hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật. Chính phủ hàng năm báo cáo trước Quốc hội về quản lý và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện. Đồng thời, định kỳ 3 năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm tra quỹ BHXH tự nguyện và báo cáo kết quả với Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, quỹ BHXH tự nguyện

Tổ chức sự nghiệp BHXH tại địa phương CHÍNH PHỦ

Cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về BHXH, BHYT

CƠ QUAN QLNN Về BHXH: Bộ LĐTB&XH

Về Chế độ tài chính: Bộ Tài chính

Tổ chức sự nghiệp BHXH tại Trung ương

CƠ QUAN QLNN VỀ BHXH TẠI ĐỊA PHƯƠNG

QUỐC HỘI

Cơ quan ban hành Luật và giám sát việc thực hiện BHXH, BHYT

được kiểm tra đột xuất. (Điều 16 Luật BHXH)

- Chính phủ thống nhất QLNN về thu BHXH tự nguyện chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thu BHXH tự nguyện. (Khoản 1 Điều 8 Luật BHXH)

- Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trực tiếp QLNN về thu BHXH tự nguyện là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH). Các nội dung QLNN về thu BHXH tự nguyện của Bộ LĐTB&XH bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện; Xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về BHXH tự nguyện; Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện; Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH tự nguyện, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật BHXH; Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về BHXH tự nguyện của NLĐ; Thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH tự nguyện; Tổ chức tập huấn, đào tạo về BHXH tự nguyện; Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về BHXH tự nguyện; Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện BHXH tự nguyện. (Điều 10 Luật BHXH)

Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chế độ tài chính đối với quỹ BHXH tự nguyện là Bộ Tài chính. Các nội dung QLNN về thu BHXH tự nguyện của Bộ Tài chính bao gồm: Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về thu BHXH tự nguyện; chi phí quản lý thu BHXH tự nguyện; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực

hiện quản lý tài chính về thu BHXH tự nguyện; Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện cho Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH để tổng hợp và báo cáo Chính phủ. (Điều 11 Luật BHXH)

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện QLNN về thu BHXH tự nguyện bao gồm: Phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến thu BHXH tự nguyện; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về thu BHXH tự nguyện thuộc thẩm quyền; thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạn QLNN về thu BHXH tự nguyện của mình. (Khoản 3 Điều 8 Luật BHXH)

BHXH Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu BHXH tự nguyện. (Khoản 4 Điều 8 Luật BHXH)

- QLNN về thu BHXH tự nguyện theo lãnh thổ trong phạm vi tỉnh, thành phố là các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó Sở LĐTB&XH; Sở Y tế, Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng QLNN về thu BHXH tự nguyện bao gồm các nhiệm vụ sau: Theo dõi, triển khai thực hiện pháp luật về thu BHXH tự nguyện; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liênquan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách thu BHXH tự nguyện; kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về thu BHXH tự nguyện thuộc thẩm quyền; hàng năm gửi báo cáo Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế về tình hình tình hình thực hiện pháp luật về thu BHXH tự nguyện. (Khoản 5 Điều 8 và Điều 12 Luật BHXH).

- BHXH Việt Nam là tổ chức sự nghiệp ở Trung ương về thu BHXH tự nguyện: BHXH Việt Nam chịu sự chỉ đạo, giám sát của Hội đồng quản lý BHXH. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Bộ

Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.

- Tổ chức sự nghiệp thu BHXH tự nguyện tại địa phương là BHXH các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức BHXH Việt Nam theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương

Bộ LĐTB&XH; Bộ Y tế; Bộ Tài chính.

BHXH tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHXH quận, huyện, thị xã, thành phốtrực thuộc tỉnh Hội đồng quản lý Chỉ đạo trực tiếp Giám sát Hội đồng quản lý

Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ở trung ương gồm 24 đơn vị: 1- Vụ Tài chính - Kế toán; 2- Vụ Hợp tác quốc tế; 3- Vụ Thanh tra - Kiểm tra; 4- Vụ Thi đua - Khen thưởng; 5- Vụ Kế hoạch và Đầu tư; 6- Vụ Tổ chức cán bộ; 7- Vụ Pháp chế; 8- Vụ Quản lý đầu tư quỹ; 9- Vụ Kiểm toán nội bộ; 10- Ban Thực hiện chính sách BHXH; 11- Ban Thực hiện chính sách BHYT; 12- Ban Thu; 13- Ban Sổ - Thẻ; 14- Ban Dược và Vật tư y tế; 15- Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh); 16- Viện Khoa học BHXH; 17- Trung tâm Truyền thông; 18- Trung tâm Công nghệ thông tin; 19- Trung tâm Lưu trữ; 20- Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc; 21- Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam; 22- Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH; 23- Báo BHXH; 24- Tạp chí BHXH.

Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh gồm 10 phòng: 1. Phòng Chế độ BHXH; 2. Phòng Giám định BHYT; 3. Phòng Quản lý thu; 4. Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng; 5. Phòng Cấp sổ, thẻ; 6. Phòng Tổ chức cán bộ; 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính; 8. Phòng Thanh tra - Kiểm tra; 9. Phòng Công nghệ thông tin; 10. Văn phòng.

1.2.3.3 Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu BHXH tự nguyện được xem là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thành công chính sách BHXH tự nguyện cho NLĐ. Theo Luật BHXH, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu BHXH tự nguyện được giao cho tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội liên quan bao gồm: Bộ LĐTB&XH, UBND các cấp, tổ chức Công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan BHXH các cấp.

nguyện tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

- Tuyên truyền làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về BHXH tự nguyện;

- Tuyên truyền để đông đảo các tầng lớp nhân dân nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về BHXH tự nguyện, nhất là những qui định của pháp luật về quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHXH tự nguyện; tính xã hội, của chính sách BHXH tự nguyện;

- Tuyên truyền những kinh nghiệm, mô hình thực hiện tốt chính sách BHXH tự nguyện; Tuyên truyền về kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, góp phần vào việc phát triển của đất nước, góp phần củng cố, xây đắp niềm tin của các tầng lớp nhân dân tham gia BHXH tự nguyện;

- Bên cạnh đó cần tập trung tuyên truyền để nhân dân thấy rõ được vị trí, chức năng của hệ thống BHXH Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về BHXH tự nguyện; Tuyên truyền kết quả thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa" liên thông trong giải quyết chế độ BHXH.

1.2.3.4 Lập kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn

Trên cơ sở Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng với các chỉ tiêu cụ thể trong từng giai đoạn 5 - 10 năm và những ảnh hưởng của môi trường chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa trong từng giai đoạn, Chính phủ sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch cho BHXH Việt Nam với một lộ trình để thực hiện. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch mà Chính phủ giao, tình hình cụ thể từng tỉnh BHXH Việt Nam sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch cho BHXH các tỉnh. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch mà BHXH Việt Nam giao, tình hình cụ thể từng huyện BHXH tỉnh sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch cho BHXH các huyện.

tiêu phát triển BHXH tự nguyện cho UBND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện cho UBND cấp huyện, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện cho UBND cấp xã. Sở LĐTB&XH có nhiệm vụ tham mưu kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt, phòng LĐTB&XH có nhiệm vụ tham mưu kế hoạch trình UBND huyện phê duyệt.

Người đứng đầu BHXH tỉnh, huyện cam kết với UBND cùng cấp về việc hoàn thành chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện hàng năm.

Như vậy, BHXH huyện đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển BHXH tự nguyện, quyết định việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà cấp trên giao cho. BHXH các huyện căn cứ vào chỉ tiêu BHXH tỉnh, UBND huyện giao trong năm, tình hình thực hiện trong năm liền kề trước đó, tình hình môi trường chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa của huyện để lên kế hoạch thu 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm để đạt được kế hoạch mà cấp trên giao cho.

1.2.3.5 Triển khai các hoạt động thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH huyện là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện thu BHXH tự nguyện trên địa bàn. Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các hoạt động thu BHXH tự nguyện:

- Phối hợp với Đài truyền thanh, Đại lý thu BHXH, các tổ chức chính trị - xã hội như Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, … tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu BHXH tự nguyện;

- Tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch thu cho các Đại lý thu BHXH tự nguyện và đánh giá, khen thưởng;

- BHXH huyện cung cấp mẫu biểu, xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện;

trong thu nộp BHXH tự nguyện;

- Thực hiện thông tin, thống kê, báo cáo về thu BHXH tự nguyện; - Thực hiện đánh giá kết quả thu BHXH và đề xuất biện pháp điều chỉnh cần thiết.

1.2.3.6 Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nhà nước sử dụng công cụ luật pháp để điều tiết quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực BHXH, thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thu BHXH tự nguyện, giải quyết khiếu nại tố cáo và tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về thu BHXH tự nguyện.

Việc thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BHXH tự nguyện được tuân thủ theo Luật thanh tra. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được xử lý theo Luật khiếu nại và tố cáo. Thực tế hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về thu BHXH tự nguyện chưa được chú trọng mà chủ yếu tập trung vào thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về thu BHXH bắt buộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)