7. Kết cấu luận văn
1.3.3. Phƣơng pháp kinh tế
Phƣơng pháp kinh tế là sự tác động một cách gián tiếp tới ngƣời bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất, để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Trong trƣờng học, phƣơng pháp kinh tế thực chất là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, học sinh ghi trong điều lệ nhà trƣờng, qui chế chuyên môn,… với những khuyến khích có tính đòn bẩy; Việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong quản lý đảm bảo sự hoạt động độc lập, có định hƣớng đối với mỗi ngƣời, nó thúc đẩy họ chủ động làm việc có hiệu quả mà không cần có sự giám sát, bắt buộc của những tác động hành chính.
Đặc điểm cơ bản của phƣơng pháp này là dựa trên các phƣơng pháp tính toán kinh tế có tuân theo các qui luật kinh tế. Trong quản lý giáo dục, ngƣời ta cũng sử dụng phƣơng pháp hạch toán kinh tế để tính toán vốn đầu tƣ, giá thành đào tạo, … áp dụng các chỉ tiêu, định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất thông qua các chế độ về tiền lƣơng, tiền thƣởng,…
Sự tác động đến lợi ích vật chất của viên chức có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực lao động của họ. Lao động nhiều với năng suất cao, chất lƣợng tốt sẽ đƣợc trả công nhiều, về thực chất đó là sự kích thích về vật chất cho cá nhân và tập thể. Bản thân sự kích thích vật chất cũng chứa đựng yếu tố cổ vũ về tinh thần, đó là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động của mỗi ngƣời.
1.3.4. Phƣơng pháp quản lý theo mục tiêu
Quản lý theo mục tiêu là quá trình quản lý nhằm vào kết quả cuối cùng, nó đòi hỏi ngƣời quản lý phải xác định từ trƣớc các kết quả cuối cùng của các hoạt động và
phải xem xét kế hoạch công tác nhằm đạt các kết quả dự kiến. Mục tiêu đƣợc đặt ra có tính rõ ràng, kiểm nghiệm đƣợc và đo lƣờng đƣợc.
Quản lý theo mục tiêu đƣợc mô tả nhƣ một quá trình mà nhờ đó các mục tiêu của tổ chức đƣợc xác định với sự tham gia rộng rãi của tập thể (các mục tiêu không đặt ra theo kiểu một chiều, từ lãnh đạo xuống cấp dƣới). Quản lý theo mục tiêu không có sự áp đặt, mà cấp trên và cấp dƣới cùng lựa chọn mục tiêu và thỏa thuận về cách đo lƣờng kết quả. Các mục tiêu phải đƣợc trình bày ngắn gọn về những kết quả trông đợi, có thể đo lƣờng đƣợc và đánh giá đƣợc. Các mục tiêu đều có thời hạn hoàn thành và gắn với một kế hoạch hành động.
Quản lý theo mục tiêu dùng mục tiêu để động viên hơn là để kiểm soát. Ngƣời lao động sẽ đƣợc động viên nhiều hơn để hoàn thành công việc của mình khi họ biết rõ cấp trên sẽ mong những gì ở họ; khi đƣợc tham dự vào việc đặt ra các mục tiêu và khi biết đƣợc công việc của mình đang tiến triển.
Trong quản lý giáo dục, việc quản lý theo các mục tiêu về số lƣợng và chất lƣợng công tác giảng dạy là rất quan trọng.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về giáo dục 1.4.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của địa phƣơng
Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung và từng địa phƣơng nói riêng. Có thể nói rằng giáo dục - đào tạo cùng khoa học - công nghệ là các nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển. Một khâu quan trọng trong việc phát triển giáo dục là quản lý giáo dục, mà trƣớc hết là quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Bởi chỉ có thông qua quản lý nhà nƣớc về giáo dục mới thực hiện đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của quốc gia, mới xây dựng đƣợc chiến đƣợc phát triển, mới thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dục. Nhƣng muốn giáo dục phát huy tốt vai trò của mình, cơ sở kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng cũng phải có sự phát triển nhất định. Nếu có vốn để đầu tƣ cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học - công nghệ và có đội ngũ quản lý trình độ cao và tâm huyết, đồng thời biết đầu tƣ cho giáo dục thì chắc chắn giáo dục sẽ phát triển. Vậy nên, cơ sở kinh tế - xã hội của địa phƣơng là yếu tố quan trọng trong công tác quan lý nhà nƣớc về giáo dục.
1.4.2. Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục
Bƣớc vào thế kỷ 21, tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những mâu thuẫn cũ vẩn còn tồn tại, mâu thuẫn mới nảy sinh chồng chéo. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các dân tộc. Nó buộc các nƣớc phải có chiến lƣợc quan hệ với bên ngoài cho phù hợp. Đại hội lần thứ VI của Đảng NDCM Lào đã chủ trƣơng phát triển quan hệ hữu nghị với các dân tộc và mở rộng hợp tác với bạn bè quốc tế, nhằm tạo ra môi trƣờng khách quan thuận lợi để tiếp tục sự nghiệp đổi mới; phát huy những hình ảnh tốt đẹp, đề cao uy tín và vai trò của Lào trên trƣờng quốc tế; tranh thủ tình cảm, sự giúp đỡ, viện trợ và hợp tác của các nƣớc bạn, góp phần xây dựng sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội của các bộc tộc Lào.
Việc mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới là tất yếu, cần thiết nhƣng cũng là một thách thức lớn đối với các nƣớc chậm phát triển nhƣ Lào. Làm thế nào để phát huy đƣợc tiềm năng, thông qua hợp tác để tranh thủ đƣợc vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, đồng thời vẫn giữ đƣợc độc lập, chủ quyền, bản sắc văn hóa và định hƣớng XHCN? Đó là câu hỏi lớn đặt cho toàn Đảng, cho mỗi ngƣời cán bộ, cán bộ quản lý các cấp, các ngành của Lào hiện nay. Bên cạnh đó, Lào còn hết sức đề cao cảnh giác, phát hiện kịp thời và làm thất bại mọi âm mƣu, thủ đoạn chống phá thâm độc của các thế lực thù địch bên ngoài và các phần tử phản động trong nƣớc.
Trong giai đoạn đổi mới, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo nói chung và cán bộ quản lý giáo dục cấp huyện ở Lào nói riêng là cực kỳ quan trọng. Vì đây là đội ngũ vạch ra kế hoạch để thực hiện từng mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc Lào đề ra, đồng thời cũng là những ngƣời tổ chức và gƣơng mẫu thực hiện các mục tiêu đó. Việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, cán bộ quản lý giáo dục vì thế càng quan trọng và cấp bách hơn. Hiện nay trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng cao, làm tăng nhanh lực lƣợng sản xuất đồng thời thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế - xã hội.
Một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có chất lƣợng là đội ngũ có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực, nắm bắt đƣợc những yêu cầu của thời đại, có đủ khả năng và trí tuệ để hợp tác, đấu tranh, ứng xử và đối phó kịp thời với mọi chuyển biến phức tạp
của thời cuộc. Đây thực sự là thử thách lịch sử đặt lên vai đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, công chức lãnh đạo trong tình hình mới. Do vậy, yêu cầu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới là thực sự cần thiết và đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Về phẩm chất chính trị: đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo. Đó là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành với lý tƣởng của Đảng NDCM Lào, với chủ nghĩa Mác – Lênin, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đƣờng XHCN.
Về trình độ năng lực chuyên môn: để đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và công chức lãnh đạo trong tình hình mới, yêu cầu ngƣời cán bộ quản lý giáo dục phải có trình độ học vấn cao, có trình độ về khoa học - kỹ thuật, có tinh thần và ý thức tổ chức, kỷ luật, để nắm bắt kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong lĩnh vực mình phụ trách. Sáng tạo, linh hoạt, nhạy cảm và có trách nhiệm là những yêu cầu cơ bản về năng lực của cán bộ quản lý giáo dục trong tình hình hiện nay.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ công chức lãnh đạo, yêu cầu phải có ý thức cao hơn ngƣời cán bộ bình thƣờng. Trƣớc hết, đó là ý thức niềm tin và ý chí quyết tâm cao đối với đƣờng lối chính trị của đất nƣớc theo định hƣớng XHCN, quyết tâm thực hiện mục tiêu của Đảng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, đồng thời cũng phải biết tôn trọng, giữ gìn kỷ cƣơng, pháp luật, sống lành mạnh, trong sáng, có lòng nhân ái… Ngoài đạo đức cá nhân, ngƣời cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ công chức lãnh đạo còn phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp đƣợc thể hiện ở tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc, ý thức tiết kiệm, trong sạch, không tham lam tƣ lợi…. Ngoài những phẩm chất trên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ lãnh đạo còn phải có tính dân chủ. Khi hiện nay Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là Đảng duy nhất cầm quyền, phải luôn xem nhân dân là ngƣời chủ sự nghiệp, coi đó là quyết định đề cao sức mạnh nội sinh của ngƣời dân Lào. Tính dân chủ ở ngƣời lãnh đạo đƣợc hiểu là lấy lợi ích của dân, của nƣớc làm mục tiêu, phải biết tận dụng phát huy trí tuệ, tài năng của dân để tạo nên sức mạnh; biết tôn trọng lợi ích và quyền lợi của dân; biết điều chỉnh bản thân, điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Trong thời đại ngày nay, thực hiện tính dân chủ của đội ngũ lãnh đạo ngày càng đƣợc đề cao và bắt buộc phải thực hiện vì nhu cầu dân chủ đang trở thành xu hƣớng tất yếu của xã hội loài ngƣời. [9, tr 35-38]
Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào đã đề ra đƣờng lối đổi mới đất nƣớc. Công cuộc đổi mới ở Lào đƣợc tiến hành từ sau Đại hội lần thứ IV đem lại những thành tựu rất đáng tự hào và phấn khởi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu còn rất nhiều tồn tại và khắc phục những khó khăn, hạn chế, đƣa đất nƣớc Lào thoát khỏi tình trạng lạc hậu về kinh tế, văn hóa và giữ vững ổn định về chính trị, quốc phòng và an ninh thì Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Lào cần phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa.
Đại hội lần thứ VI của Đảng NDCM Lào đã khẳng định: “Đội ngũ cán bộ đã trưởng thành, nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới” [6, tr 15]. Nghị quyết phát triển nguồn nhân lực của Đảng cũng nhận xét rằng: “Trong thời gian qua, có không ít cán bộ chưa nâng mình lên ngang tầm với sự đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị và chuyên môn trong thời kỳ đổi mới, nhất là năng lực trong tổ chức thực hiện.” [10, tr 7-8].
Trƣớc tình hình đó, nhiệm vụ cấp bách đối với Đảng NDCM Lào là phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ quản lý, lấy cán bộ làm gốc của mọi công việc và xem cán bộlà yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới. Đảng NDCM Lào đã xác định yêu cầu đổi mới đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong những năm tới là: cần phải mạnh mẽ xúc tiến công cuộc cầu trí tuệ hóa, chuyên gia hóa, văn hóa hóa cho đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo ở Lào và đổi mới một cách khẩn trƣơng, nghiêm túc trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội ở Lào. Để thực hiện thành công mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cần phải đƣợc đảm bảo để thực hiện đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực xã hội.
Về trí tuệ hóa: xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ công chức lãnh đạo cần có trình độ kiến thức và năng lực trí tuệ tốt, có tƣ duy sáng tạo nhạy bén, độc lập. Hiện nay, đội ngũ công chức lãnh đạo ở Lào, nhất là vùng sâu vùng xa có trình độ học vấn chƣa cao. Tuy nhiên, tình trạng đó cần phải xác định chỉ là kết quả tạm thời của thời kỳ quá độ. Muốn trí tuệ hóa đội ngũ này phải đổi mới việc đào tạo (đào tạo và nâng cấp chuyên môn), đổi mới khâu tuyển dụng, khâu quản lý giáo dục,..
Ngoài ra, bản thân đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo cần phải tạo ra khả năng và thói quen học tập không ngừng. Mặt khác, cần có chế độ và điều kiện thích hợp để cán bộ quản lý đƣợc bổ sung và cập nhật thƣờng xuyên những tri thức mới cần thiết cho hoạt động công việc hàng này mà họ đảm nhiệm. Mặt bằng dân trí ở Lào hiện nay chƣa cao, trong khi kiến thức khoa học, kỹ thuật của thế giới ngày hiện đại. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn, tri thức của mình, có nhƣ vậy mới bắt kịp sự phát triển của thế giới và đƣa tri thức của cán bộ Lào lên tầm cao mới..
Về chuyên gia hóa: đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo cần phải đƣợc chuyên môn hóa, không nên để tình trạng một cán bộ làm nhiều việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì nhƣ vậy sẽ dẫn đến tình trạng làng nhàng, không sâu sát công việc dẫn đến kết quả không cao, năng suất lao động thấp. Để khắc phục tình trạng này, Đảng và Nhà nƣớc Lào cần phải ban hành danh mục các nghề trong xã hội, từ đó nhanh chóng quy chế hóa hoạt động nghề nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể. Chuyên gia hóa đƣợc thực hiện song song với trí tuệ hóa sẽ làm cho đội ngũ cán bộ nâng cao đƣợc trình độ, kiến thức, năng lực và chuyên môn trong nghề nghiệp của mình.
Về văn hóa hóa: đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý ở CHDCND Lào có kiến thức liên ngành cần thiết, có kiến thức văn hóa Lào để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trƣớc đây, vấn đề này ở Lào chƣa đƣợc chú trọng, nên nhiều khi có ảnh hƣởng xấu đến xã hội, thậm chí có tình trạng không hiểu gì về văn hóa Lào để bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của các bộ tộc Lào.
Nhƣ vậy, yêu cầu đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo ở Lào trên lĩnh vực: trí tuệ hóa, chuyên gia hóa và văn hóa hóa là những yêu cầu toàn diện cả về kiến thức, năng lực và đạo đức của ngƣời cán bộ. Yêu cầu đổi mới là một đòi hỏi tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa nói chung và hội nhập kinh tế - xã hội nói riêng [10, tr 30 - 31].
Theo Luật Giáo dục năm 2010, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên giảng dạy ở bậc mầm non và tiểu học ít nhất cần phải tốt nghiệp cao đẳng - đại học trở lên; cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên bậc THCS - THPT cần phải tốt nghiệp đại học và cao học trở lên. Còn riêng đối với các cán bộ quản lý nhƣ Hiệu trƣởng trƣờng phổ thông,
Trƣởng Phòng giáo dục cần phải có bằng thạc sĩ trở lên và Giám đốc Sở Giáo dục,