7. Kết cấu luận văn
1.5.4. Những bài học kinh nghiệm
Từ những kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục của các quốc gia nói trên, có thể rút ra một số bài học trong quá trình quản lý, tổ chức và nâng cao chất lƣợng giáo dục ở CHDCND Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng nhƣ sau:
Một là, cần phải có chiến lƣợc giáo dục với mục tiêu, định hƣớng và giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nƣớc cũng nhƣ đặc điểm của các địa phƣơng, nhằm phát huy đƣợc những lợi thế của mình.
Hai là, cần tăng ngân sách cho giáo dục, trong đó quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục, bởi con ngƣời là yếu tố then chốt trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đồng thời đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bịnhằm ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý và dạy học ở các cấp học.
Ba là, cần có những quy định cụ thể hơn về yêu cầu năng lực phẩm chất đối với cán bộ giáo viên tham gia công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Trên cơ sở đó tiến tới thực hiện các hình thức thi tuyển lãnh đạo các cấp, các chức danh của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về giáo dục trong tƣơng lai.
Bốn là, cần có các chính sách quan hệ hợp tác về giáo dục với các tỉnh thành trong nƣớc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ và chủ động trong quá trình hội nhập.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục nhƣ khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà nƣớc về giáo dục; đồng thời đƣa ra những phƣơng pháp quản lý giáo dục cơ bản trong quá trình làm công tác quản lý nhà trƣờng, quản lý quá trình dạy học và quản lý hoạt động dạy học. Ngoài ra, tác giả cũng khái quát đƣờng lối chính sách về giáo dục của CHDCND Lào, các cơ quan nhà nƣớc tham gia vào công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục.
Để thực hiện công tác quản lý giáo dục có hiệu quả và đạt chất lƣợng, mỗi cơ quan quản lý, mỗi cán bộ quản lý phải nắm đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác này từ đó có chính sách cụ thể nhằm phát huy lợi thế và khắc phục yếu kém. Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục, trong luận văn này đã nhắc đến một số nhân tố cơ bản nhƣ tình hình kinh tế-xã hội của địa phƣơng, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, trình độ khả năng của cán bộ quản lý giáo dục.
Tác giả còn nêu ra một số nét nổi bật về giáo dục của các nƣớc Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc. Từ đó rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng trong quá trình đổi mới giáo dục cũng nhƣ đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục của mỗi địa phƣơng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NONG TỈNH SAVANNAKHET
2.1. Khái quát công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện Nong
2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Nong
Huyện Nong tỉnh Savannakhet đƣợc xếp vào một trong những huyện nghèo của tỉnh Savannakhet và là huyện miền núi 100%. Nằm ở phía đông, cách trung tâm của tỉnh khoảng 265 km, huyện Nong có tổng diện tích 1.824 km2 chiếm 8,58% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 70 bản, 04 vùng tập trung; 09 cụm bản phát triển.
Toàn huyện có diện tích 835 ha và diện tích vƣờn 1.132 ha, nghề nghiệp chủ yếu của ngƣời dân là trồng lúa, làm vƣờn và chăn nuôi. Tình trạng giao thông trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, chỉ có 19/70 bản có đƣờng xá có thể đi lại đƣợc cả ờ hai mùa là mùa mƣa và mùa khô.
Đến năm học 2015-2016, toàn huyện có 30 trƣờng mầm non, trong đó có 1 trƣờng mầm non có cả lớp giữ trẻ, tăng thêm 15 trƣờng so với năm học 2014-2015. Tổng số giáo viên bậc nhà trẻ - mẫu giáo là 37 ngƣời, giáo viên nữ 34 ngƣời; trong đó có 06 ngƣời là giáo viên tình nguyện, tăng 18 ngƣời so với năm học trƣớc.
Việc tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất các trƣờng mầm non đã nhận đƣợc sự hợp tác và giúp đỡ từ cộng đồng. Tuy nhiên, ở các lớp nuôi dạy trẻ, lớp mầm non hoặc vỡ lòng còn thiếu thốn nhiều thứ nhƣ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho bé,… Ngoài ra, nhiều trẻ đến độ tuổi đi học không đƣợc đến trƣờng vì ngƣời dân ở một số cụm bản chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác giáo dục. Bên cạnh đó, trƣờng vẫn còn thiếu giáo viên và môi trƣờng học tập chƣa thu hút đƣợc trẻ đến lớp.
2.1.2. Một số hoạt động QLNN về giáo dục của Phòng Giáo dục huyện Nong
- Quản lý về tƣ tƣởng chính trị: Phòng Giáo dục đã mời Hiệu trƣởng và Bgiám hiệu nhà trƣởng đến họp về việc chuyển khai tƣ tƣởng chính trị, nghị quyết của các
Đại hội Đảng ở mỗi dịp nghỉ hè, đồng thời cho các cụm bản mở lớp triển khai về nghị quyết của đại hội Đảng để cho giáo viên của mỗi trƣờng đƣợc tham gia và mỗi cá nhân
viên phải viết bài nhận xét mình và tự phê bình mình, có xếp loại giáo viên tiên tiến, của từng trƣờng và có khen thƣởng của Phòng Giáo dục.
- Về việc kiểm tra giám sát chuyên môn: Phòng Giáo dục giao nhiệm vụ cho tổ phát triển giáo dục xuống địa bàn huyện để theo rõ kết quả hoạt động dạy học của giáo viên ở từng trƣờng. Tổ phát triển giáo dục làm báo cáo cho phòng giáo dục về viện đã đƣợc giao và báo cáo kết quả các kỳ thi của học kỳ.
- Về việc tổ chức bộ máy: Phòng Giáo dục có cải cách bộ máy giáo dục trên địa bàn huyện của mình sau hết nhiệm kỳ, hoăc bãi bỏ cắt chức đối với những lãnh đạo vi phạm luật giáo dục.
- Về việc đội ngũ giáo viên: Phòng Giáo dục lên kế hoạch đội ngũ giáo dục và phối hợp với Sở Giáo dục xin chỉ tiêu để naâng cao đội ngũ cho giáo viên ở từng năm,
tổ chức tập huấn cho giáo viên từng chuyên môn.
- Về ngân sách giáo dục: Phòng Giáo dục lập kế hoạch dự toán ngân sách cho giáo dục của huyện mình, xin ngân sách về quản lý giáo dục của huyện và xin chi phí xây dựng cơ sở vật chất từ huyện, Sở và các tổ chức nƣớc ngoài cho giáo dục.
Các trƣờng học có nhiệm vụ báo cáo về tƣ tƣởng chính trị, kết quả hoạt động dạy học, hoạt động ngoại khoá cho Phòng Giáo dục thƣờng xuyên theo từng tháng, từng học kỳ.
2.1.3. Đánh giá khái quát
Theo đánh giá của UBND tỉnh Savannakhet thì quy mô giáo dục của huyện Nong đã có sự tăng trƣởng nhất định; cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân từng bƣớc đƣợc cải thiện; chất lƣợng giáo dục có một số chuyển biến tích cực; chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục bƣớc đầu đƣợc triển khai có hiệu quả.
Để có cơ sở khách quan hơn trong việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện Nong tỉnh Savannaket, học viên đã tiến hành điều tra thu thập thông tin thông qua việc khảo sát 43 công chức của Phòng Giáo dục – Đào tạo và Thể thao huyện. Kết quả, ngƣời nghiên cứu đã thu nhận đƣợc 43 phiếu khảo sát ý kiến trực tiếp theo yêu cầu đặt ra của nghiên cứu để sử dụng vào phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện (xem chi tiết ở Phụ lục).
Qua kết quả khảo sát đối với cán bộ ở Phòng Giáo dục - Đào tạo và Thể thao huyện thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao từ “khá tốt” trở lên, không có ai ở mức “không tốt”. Trong khi đó tỉ lệ “rất tốt” chiếm 88,37%, sau đó đến “khá tốt” chiếm 6,97%.
Đối với việc thực hiện vai trò và nhiệm vụ của Hiệu trƣởng, Hiệu phó ở các trƣờng học đƣợc đánh giá ở mức “khá tốt” và “tốt” đều đặt ở tỉ lệ 4,65%, mức “rất tốt” chiếm tỉ lệ 90,69%.
Các nội dung khác nhƣ có tƣ tƣởng chính trị vững vàng, biết giải quyết các vấn đề trƣớc mắt và lâu dài, ở mức “không tốt” chiếm tỉ lệ 6,97%, mức “khá tốt” chiếm tỉ lệ từ 4,65% đến 11,62%. Các nội dung còn lại đạt mức “rất tốt” với tỉ lệ khá cao, từ 81,39% đến 90,69%. 4.15 2.13 6.9 Rất tốt Tốt Khá tốt Không tốt 86.82
Biểu đồ 2.1: Nhận xét về cán bộ làm công tác quản lý giáo dục trên địa bàn huyện
Nhƣ vậy, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Nong đƣợc đánh giá chung là tốt.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể về cả quy mô và chất lƣợng đào tạo, giáo dục của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng chƣa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực đáp ứng của các mục tiêu về kinh tế - xã hội, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tiến tới xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Điều này đƣợc thể hiện trên các mặt:
Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nƣớc, chƣa tiếp cận đƣợc với trình độ và kết quả giáo dục ở các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới, thể hiện ở việc học sinh không đủ kiến thức để hội nhập. Bên cạnh đó, kiến thức phổ thông còn rất thấp, chủ yếu là phổ cập giáo dục... Hiệu quả hoạt động giáo dục chƣa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp còn thấp; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn hạn chế; nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trƣờng chƣa có việc làm,…
Về cơ cấu giáo dục - đào tạo
Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã đƣợc khắc phục đáng kể song vẫn còn mất cân đối. Cơ cấu vùng miền còn nhiều bất cập do giáo dục tập trung chủ yếu ở thị xã. Hình thức đào tạo cũng còn nhiều thiếu sót vì các hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục cho những ngƣời đang lao động chƣa đƣợc chú trọng.
Về đội ngũ nhà giáo
Nhìn chung đội ngũ nhà giáo thiếu về số lƣợng và thấp về chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục - đào tạo; ít có điều kiện thƣờng xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Số lƣợng giáo viên quá thấp gây ra tình trạng quá tải trong công việc dẫn đến áp lực cho giáo viên.
Về ngân sách giáo dục và đào tạo
Ngân sách dành cho giáo dục của Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng còn rất thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù đã cố gắng nhiều, song ngân sách nhà nƣớc chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng 65% nhu cầu tối thiểu của giáo dục - đào tạo. Bên cạnh đó, việc phân bổ ngân sách giữa các bậc học, giữa các địa phƣơng không hợp lý đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển giáo dục ở các bậc học và các vùng.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở huyện Nong 2.2.1. Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục
Đối với cấp quản lý vi mô, thực hiện quản lý hoạt động giáo dục, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện và Phòng giáo dục và Thể thao huyện Nong là:
- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phƣơng; phối hợp với các trƣờng học tổ chức đăng ký, huy động trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục.
- Thực hiện xóa mù chữ và xóa tái mù cho ngƣời dân; tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục bậc giáo dục mầm non và tiểu học trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên quản lý trƣờng tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn; tổ chức thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, nhất là ngƣời dân sống trên địa bàn tham gia vào công tác giáo dục, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh.
- Quan hệ, phối hợp công tác chặt chẽ với các trƣờng phổ thông trên địa bàn huyện, giúp tỉnh quản lý các trƣờng đang đƣợc đầu tƣ xây dựng, giúp cấp trên quản lý giáo viên dạy trong huyện. Tham gia với các trƣờng thực hiện chăm sóc, giáo dục học sinh với phƣơng châm kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
Đối với các trường học trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên Tuyển sinh và quản lý ngƣời học
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Phối hợp với gia đình ngƣời học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và ngƣời học tham gia các hoạt động xã hội
Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lƣợng giáo dục.
Thẩm quyền quản lý hoạt động giáo dục của Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Nong là:
- Thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng,
chứng chỉ; tập trung quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
- Quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học; tổ chức các trƣờng, lớp mầm non, thực hiện bổ túc văn hóa và xóa mù chữ cho những ngƣời trong độ tuổi.
- Quyết định biện pháp giáo dục, chăm sóc thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngăn chặn việc truyền bá văn hóa phẩm phản động; đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phƣơng.
- Quyết định các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn theo đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, hiện nay quản lý nhà nƣớc về giáo dục của huyện Nong đang trong hoàn cảnh vừa phải chấp nhận sự chƣa hoàn thiện của thị trƣờng, vừa phải chịu áp lực của tƣ duy lạc hậu và chỉ huy quan liêu. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục của huyện diễn ra trong xu thế quy mô hoá giáo dục đào tạo ở tất cả các loại hình đào tạo nhƣng bộ máy điều hành còn nhiều bất cập và bị phân tán.
Và nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về giáo dục đang diễn ra trong trạng thái nhà