Đánh giá khái quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện nong, tỉnh savannakhet, nước CHDCND lào (Trang 43)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3. Đánh giá khái quát

Theo đánh giá của UBND tỉnh Savannakhet thì quy mô giáo dục của huyện Nong đã có sự tăng trƣởng nhất định; cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân từng bƣớc đƣợc cải thiện; chất lƣợng giáo dục có một số chuyển biến tích cực; chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục bƣớc đầu đƣợc triển khai có hiệu quả.

Để có cơ sở khách quan hơn trong việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện Nong tỉnh Savannaket, học viên đã tiến hành điều tra thu thập thông tin thông qua việc khảo sát 43 công chức của Phòng Giáo dục – Đào tạo và Thể thao huyện. Kết quả, ngƣời nghiên cứu đã thu nhận đƣợc 43 phiếu khảo sát ý kiến trực tiếp theo yêu cầu đặt ra của nghiên cứu để sử dụng vào phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện (xem chi tiết ở Phụ lục).

Qua kết quả khảo sát đối với cán bộ ở Phòng Giáo dục - Đào tạo và Thể thao huyện thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao từ “khá tốt” trở lên, không có ai ở mức “không tốt”. Trong khi đó tỉ lệ “rất tốt” chiếm 88,37%, sau đó đến “khá tốt” chiếm 6,97%.

Đối với việc thực hiện vai trò và nhiệm vụ của Hiệu trƣởng, Hiệu phó ở các trƣờng học đƣợc đánh giá ở mức “khá tốt” và “tốt” đều đặt ở tỉ lệ 4,65%, mức “rất tốt” chiếm tỉ lệ 90,69%.

Các nội dung khác nhƣ có tƣ tƣởng chính trị vững vàng, biết giải quyết các vấn đề trƣớc mắt và lâu dài, ở mức “không tốt” chiếm tỉ lệ 6,97%, mức “khá tốt” chiếm tỉ lệ từ 4,65% đến 11,62%. Các nội dung còn lại đạt mức “rất tốt” với tỉ lệ khá cao, từ 81,39% đến 90,69%. 4.15 2.13 6.9 Rất tốt Tốt Khá tốt Không tốt 86.82

Biểu đồ 2.1: Nhận xét về cán bộ làm công tác quản lý giáo dục trên địa bàn huyện

Nhƣ vậy, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Nong đƣợc đánh giá chung là tốt.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể về cả quy mô và chất lƣợng đào tạo, giáo dục của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng chƣa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực đáp ứng của các mục tiêu về kinh tế - xã hội, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tiến tới xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Điều này đƣợc thể hiện trên các mặt:

Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nƣớc, chƣa tiếp cận đƣợc với trình độ và kết quả giáo dục ở các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới, thể hiện ở việc học sinh không đủ kiến thức để hội nhập. Bên cạnh đó, kiến thức phổ thông còn rất thấp, chủ yếu là phổ cập giáo dục... Hiệu quả hoạt động giáo dục chƣa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp còn thấp; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn hạn chế; nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trƣờng chƣa có việc làm,…

Về cơ cấu giáo dục - đào tạo

Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã đƣợc khắc phục đáng kể song vẫn còn mất cân đối. Cơ cấu vùng miền còn nhiều bất cập do giáo dục tập trung chủ yếu ở thị xã. Hình thức đào tạo cũng còn nhiều thiếu sót vì các hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục cho những ngƣời đang lao động chƣa đƣợc chú trọng.

Về đội ngũ nhà giáo

Nhìn chung đội ngũ nhà giáo thiếu về số lƣợng và thấp về chất lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục - đào tạo; ít có điều kiện thƣờng xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Số lƣợng giáo viên quá thấp gây ra tình trạng quá tải trong công việc dẫn đến áp lực cho giáo viên.

Về ngân sách giáo dục và đào tạo

Ngân sách dành cho giáo dục của Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng còn rất thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù đã cố gắng nhiều, song ngân sách nhà nƣớc chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng 65% nhu cầu tối thiểu của giáo dục - đào tạo. Bên cạnh đó, việc phân bổ ngân sách giữa các bậc học, giữa các địa phƣơng không hợp lý đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển giáo dục ở các bậc học và các vùng.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở huyện Nong 2.2.1. Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục

Đối với cấp quản lý vi mô, thực hiện quản lý hoạt động giáo dục, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện và Phòng giáo dục và Thể thao huyện Nong là:

- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phƣơng; phối hợp với các trƣờng học tổ chức đăng ký, huy động trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục.

- Thực hiện xóa mù chữ và xóa tái mù cho ngƣời dân; tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục bậc giáo dục mầm non và tiểu học trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên quản lý trƣờng tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn; tổ chức thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, nhất là ngƣời dân sống trên địa bàn tham gia vào công tác giáo dục, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh.

- Quan hệ, phối hợp công tác chặt chẽ với các trƣờng phổ thông trên địa bàn huyện, giúp tỉnh quản lý các trƣờng đang đƣợc đầu tƣ xây dựng, giúp cấp trên quản lý giáo viên dạy trong huyện. Tham gia với các trƣờng thực hiện chăm sóc, giáo dục học sinh với phƣơng châm kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

Đối với các trường học trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên Tuyển sinh và quản lý ngƣời học

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Phối hợp với gia đình ngƣời học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và ngƣời học tham gia các hoạt động xã hội

Tự đánh giá chất lƣợng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lƣợng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lƣợng giáo dục.

Thẩm quyền quản lý hoạt động giáo dục của Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Nong là:

- Thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng,

chứng chỉ; tập trung quản lý chất lƣợng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

- Quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học; tổ chức các trƣờng, lớp mầm non, thực hiện bổ túc văn hóa và xóa mù chữ cho những ngƣời trong độ tuổi.

- Quyết định biện pháp giáo dục, chăm sóc thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngăn chặn việc truyền bá văn hóa phẩm phản động; đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phƣơng.

- Quyết định các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn theo đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, hiện nay quản lý nhà nƣớc về giáo dục của huyện Nong đang trong hoàn cảnh vừa phải chấp nhận sự chƣa hoàn thiện của thị trƣờng, vừa phải chịu áp lực của tƣ duy lạc hậu và chỉ huy quan liêu. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục của huyện diễn ra trong xu thế quy mô hoá giáo dục đào tạo ở tất cả các loại hình đào tạo nhƣng bộ máy điều hành còn nhiều bất cập và bị phân tán.

Và nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về giáo dục đang diễn ra trong trạng thái nhà trƣờng muốn đƣợc tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhƣng cấp quản lý trên không muốn.

Do vậy, hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện Nong hiện vẫn còn vƣớng phải những bất cập giữa chủ trƣơng chung và cơ chế để thực thi cụ thể chủ trƣơng đó.

2.2.2. Thực trạng công tác kế hoạch hóa việc quản lý nhà nƣớc về giáo dục

Để thực hiện một chủ trƣơng, chƣơng trình hoặc dự án… kế hoạch hoá là hành động đầu tiên của ngƣời quản lý, nghĩa là làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Trong quản lý nhà nƣớc, đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hành động của cả tổ chức. Kế đó là chức năng tổ chức. Thực hiện chức năng này, ngƣời quản lý phải hình thành bộ máy, cơ cấu các bộ phận tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành

phân công, phân nhiệm cho các cá nhân, quy định chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ giữa chúng. Một tập thể lao động mà ở đó mọi ngƣời đồng lòng với nhau thực hiện nhiệm vụ của tập thể và của cá nhân là một tập thể tốt. Nhiệm vụ cốt yếu của ngƣời quản lý là làm thế nào đề mọi ngƣời biết nhiệm vụ của mình, biết phƣơng pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng kế hoạch hoá của nhà quản lý. Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chƣơng trình hành động, xác định từng bƣớc đi, những điều kiện, phƣơng tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý.

Về chức năng này, có thể đề cập tới hai vấn đề: các loại kế hoạch và việc lập kế hoạch trong giáo dục.

- Dựa vào yếu tố thời gian, có: kế hoạch dài hạn 10 - 15 năm (còn gọi là kế hoạch chiến lƣợc, chiến lƣợc giáo dục chẳng hạn), kế hoạch trung hạn 5 - 7 năm và kế hoạch ngắn hạn 1 - 2 năm (ví dụ kế hoạch năm học).

- Dựa vào quy mô quản lý: kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận.

- Dựa vào nguồn lực giáo dục: kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch quản lý tài chính, kế hoạch phát triển đội ngũ,…

- Dựa vào hoạt động giáo dục: kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp,…

Thực tế, quan niệm về dấu hiệu phân chia và việc phân chia các loại kế hoạch nhƣ trên cũng nhƣ chỉ là tƣơng đối. Chẳng hạn, chiến lƣợc giáo dục cũng có thể coi là kế hoạch tổng thể, vừa có thể coi là kế hoạch chiến lƣợc.

Điều hành chỉ đạo, tổ chức thực hiện là nhiệm vụ tiếp theo của ngƣời quản lý. Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến. Chính ở khâu này, đòi hỏi ngƣời quản lý phải vận dụng khéo léo các phƣơng pháp và nghệ thuật quản lý. Cuối cùng, ngƣời quản lý phải thực hiện chức năng kiểm tra, nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Điều cần lƣu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức.

Việc lập kế hoạch trong quản lý nói chung cũng nhƣ trong quản lý giáo dục nói riêng rất quan trọng vì việc tổ chức thực hiện các mục tiêu phải dựa trên kế hoạch.

- Khả năng ứng phó với sự thay đổi. Chúng ta biết rằng, giáo dục và quản lý giáo dục thƣờng xuyên chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong và bên ngoài. Những thay đổi về số lƣợng, chất lƣợng liên quan đến giáo viên, học sinh; những tác động của kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế; những mặt tích cực, tiêu cực của xã hội; thiên tai,

bão lụt,… là những biến đổi không lƣờng hết. Chính những biến đổi đó tác động đến giáo dục và quản lý giáo dục, làm cho việc lập kế hoạch trở thành tất yếu. Mặt khác, nếu lập kế hoạch dài hạn, ngƣời cán bộ quản lý sẽ ít có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn của kế hoạch. Do vậy, nhà quản lý phải học cách lập kế hoạch sao cho kế hoạch thực thi đƣợc, quản lý đƣợc và nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản lý.

- Việc lập kế hoạch cho phép nhà quản lý tập trung chú ý vào các mục tiêu. Thực chất của việc lập kế hoạch là nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý. Kế hoạch sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện các hoạt động tƣơng tác giữa các bộ phận. Ngoài ra, qua việc lập kế hoạch, nhà quản lý có thể nhìn thấy đƣợc mục tiêu tƣơng lai để điều chỉnh những quyết định sao cho đúng hƣớng với mục tiêu đặt ra.

- Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn những phƣơng án tối ƣu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức. Kế hoạch không cho phép hoạt động tuỳ tiện, tản mạn, rời rạc và cũng không chấp nhận sự quyết định vội vàng, thiếu cân nhắc. - Lập kế hoạch là tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra. Ngƣời quản lý không thể đánh giá cấp dƣới nếu không có mục tiêu xác định để đo lƣờng. Điều này còn gây hậu quả là không xác định đƣợc các trạng thái trung gian cũng nhƣ cuối cùng của đối tƣợng quản lý. Đó cũng đồng nghĩa với việc quản lý không theo kế hoạch.

Nhƣ vậy, lập kế hoạch, theo một khía cạnh nào đó có thể xem nhƣ là một kênh dự báo. Tính chất dự báo càng thể hiện rõ trong việc lập kế hoạch chiến lƣợc (strategic planning). Nói đến “kế hoạch chiến lƣợc”, không chỉ ở cấp quản lý vĩ mô nhƣ Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có kế hoạch chiến lƣợc mà nhà trƣờng, với tƣ cách là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân cũng có thể và có khả năng lập kế hoạch chiến lƣợc (ví dụ kế hoạch cho một cấp học).

Ngoài ra, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật chính xác là căn cứ để hoạch định kế hoạch; thông tin cũng cần

cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức; thông tin truyền tải diễn biến hoạt động của tổ chức; và thông tin kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho ngƣời quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức [13, tr 18].

Thực tế, hàng năm, Phòng Giáo dục Đào tạo và Thể thao huyện Nong đều thực hiện việc tổng hợp và nhập số liệu của các trƣờng học trên địa bàn huyện vào máy tính theo chƣơng trình phần mềm LAOEMIS trên toàn huyện. Tính toán các tỉ lệ: tỉ lệ nâng bậc lƣơng - tốt nghiệp, tỉ lệ lƣu ban và tỉ lệ bỏ học ở các bậc học tiểu học, trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện nong, tỉnh savannakhet, nước CHDCND lào (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)