Cơ sở đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện nong, tỉnh savannakhet, nước CHDCND lào (Trang 78)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Trình độ quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn hyện Nong tỉnh Savannakhet chƣa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý của ngành giáo dục - đào tạo chƣa hợp lý. Nội dung, cách thức quản lý nhà nƣớc về giáo dục còn gặp nhiều bất cập,… là những cơ sở để đề xuất các biện pháp đổi mới và nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

Những căn cứ pháp lý: dựa vào hệ thống văn bản pháp luật do Nhà nƣớc ban hành và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Thể thao ban hành, cùng với một số văn bản lien quan khác. Đó là những căn cứ thực tiễn để đề ra các biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện Nong tỉnh Savannakhet.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khẳng định “khẩn trƣơng tổ chức thực hiện việc cải cách hệ thống giáo dục Quốc gia”. Theo đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Thể thao đã xây dựng chiến lƣợc cải cách hệ thống giáo dục quốc gia từ 2006 đến 2015, phân thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1từ năm 2006 đến 2010 và giai đoạn 2 từ 2011 đến 2015.

- Nghị định số 84/CP (2007), về việc triển khai chiến lƣợc cải cách hệ thống giáo dục Quốc gia.

- Luật Giáo dục (sửa đổi bổ sung) nƣớc Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào, năm 2008 quy định về hệ thống giáo dục Quốc gia Lào.

- Hội nghị thƣờng niên lần thứ 7 Quốc hội khóa V năm 2013 đã thông qua kế hoạch chiến lƣợc phát triển và cải cách hệ thống giáo dục quốc gia giai đoạn từ năm

2011 đến năm 2015. Theo đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Thể thao đã tiễn hành thực hiện một số chiến lƣợc phát triển và cải cách hệ thống giáo dục.

- Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Thể thao số 4417/BGD.TT.11 về cho phép triển khai chiến lƣợc và kế hoạch thực hiện chƣơng trình giáo dục quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Đổi mới nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục phải dựa vào chủ trƣơng đổi mới của ngành giáo dục- đào tạo. Luận điểm này phản ánh yêu

cầu có tính nguyên tắc về mối quan hệ giữa nhà quản lý với các yếu tố khác của quá trình quản lý, đặc biệt là mục tiêu và nội dung quản lý.

Chủ trƣơng đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục của ngành giáo dục - đào tạo phù hợp với quy luật phát triển khách quan của giáo dục với tƣ cách vừa là một hoạt động vừa là một quá trình xã hội. Chủ trƣơng này định hƣớng vào đổi mới mục tiêu giáo dục ở các cấp học và bậc học, do vậy tất yếu cần phải đổi mới nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động quản lý giáo dục theo hƣớng phát huy vai trò chủ thể của ngƣời quản lý.

Đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục phải căn cứ vào yêu cầu, đòi hỏi và những xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luận điểm này phản ánh tính quy luật về sự ảnh hƣởng của xã hội với giáo dục nói chung và với quá trình công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục nói riêng.

Sự phát triển của giáo dục bao giờ cũng chịu sự ảnh hƣởng từ những điều kiện về kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội cụ thể của đất nƣớc trong từng giai đọan phát triển. Vì thế những đổi mới trong công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục phải đảm bảo phù hợp với những đổi mới của các điều kiện đó.

Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đặt ra những yêu cầu mới về nguồn nhân lực. Đây chính là xuất phát điểm quan trọng để đề xuất các biện pháp đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục góp phần đào tạo ra những con ngƣời theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục là một quá trình phức tạp cả về lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn. Do vậy, việc đề xuất các biện pháp đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục phải là một việc làm dựa trên các cơ sở khoa học. Cơ sở đó trƣớc hết là lý luận giáo dục học và lý luận quản lý nhà nƣớc về giáo dục hiện đại.

Giáo dục học và lý luận quản lý nhà nƣớc về giáo dục hiện đại đã khái quát đƣợc những nguyên lý chung và những chiến lƣợc cho quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động quản lý của cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Đây chính là cơ sở cho việc tìm kiếm các biện pháp quản lý nhà nƣớc về giáo dục có hiệu quả.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng nhƣ các trƣờng học trên địa bàn huyện Nong tỉnh Savannakhet, chúng tôi đã xác định đƣợc một số mặt hạn chế làm cho công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục chƣa đạt hiệu quả cao. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

Công tác quản lý hoạt động dạy học trên địa bàn huyện Nong tỉnh Savannakhet còn nhiều vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là các đối tƣợng quản lý nhƣ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... Ngoài ra, để công tác quản lý hoạt động dạy học đƣợc thuận lợi cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, các cơ sở nhân đạo trong và ngoài nƣớc, các đoàn thể và đặc biệt là của Hội xã hội. Tuy nhiên ở luận văn này, tác giả quan tâm đến công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục, quản lý hoạt động dạy học của các trƣờng học trên địa bàn huyện nên biện pháp đề xuất phải thỏa mãn yêu cầu về phƣơng pháp luận của một công trình khoa học nhƣ:

- Tính thực tiễn: Hệ thống các biện pháp phải thiết thực và có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của huyện.

- Tính lịch sử: Hệ thống các biện pháp nhƣ là sự kế thừa và phát triển những thành quả đạt đƣợc trong quá trình quản những năm gần đây và làm tiền đề phát triển

cho những năm tiếp theo.

- Tính hệ thống: Hệ thống các biện pháp phải đồng bộ, cân đối, đồng thờiphải xác định đƣợc yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ƣu tiên hợp lý trong công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục

3.2. Những biện pháp và một số kiến nghị

3.2.1. Các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục

3.2.1.1. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục

Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về giáo dục bằng cách mở rộng phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhằm nâng cao khả năng

và trình độ, giúp cho các cán bộ đều có chuyên môn sâu, nắm vững đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, phát huy năng lực sáng tạo trong cách tiếp thu và vận dụng tri thức vào cuộc sống; có năng lực tự nghiên cứu, tự đánh giá và khả năng đáp ứng nhu cầu của thời kỳ đổi mới giáo dục và tiến hành hội nhập. Đồng thời phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, phải tổ chức đào tạo bồi dƣỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tận tâm, thạo việc và có năng lực điều hành.

Nhận thức đúng vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để phát triển giáo dục, cần phải có sự tƣơng trợ của nhiều yếu tố: nguồn tài chính, nguồn lực con ngƣời, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của xã hội. Trong các yếu tố đó, nguồn lực con ngƣời là nhân tố không thể thay thế đƣợc. Họ chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lƣợng giáo dục quốc gia. Mục tiêu chung của nền giáo dục Lào là đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc, hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân. Giáo viên và cán bộ quản lý là những ngƣời hoạch định và thực hiện mục tiêu ấy.

Đổi mới căn bản công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý phải hƣớng tới mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực chủ yếu cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đổi mới sâu sắc phƣơng thức đào tạo theo hƣớng hƣớng dẫn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tƣơng lai biết cách tự tìm kiếm kiến thức, rèn kỹ năng sƣ phạm, không ngừng tu dƣỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có khả năng thích ứng thực tiễn giáo dục. Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng thức bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý một cách khoa học, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở từng cấp, bậc học. Công tác bồi dƣỡng phải hƣớng tới sự khuyến khích tính tự giác, tích cực học tập, tự bồi dƣỡng và khả năng thích ứng với những biến đổi của giáo dục trong nƣớc và thế giới.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là một bộ phận của đội ngũ viên chức và có số lƣợng lớn. Trong bối cảnh đất nƣớc có nhiều đổi mới, việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá, bảo đảm về số lƣợng,

đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lƣợng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Và để đảm bảo hiệu quả của công tác này, bên cạnh việc chủ động kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng, cần phát huy tính tích cực của chủ thể trong học tập và phải thực hiện tốt quy trình quản lý công tác bồi dƣỡng ở các khâu: lập kế hoạch, tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dƣỡng. Bản thân mỗi cán bộ quản lý cũng phải không ngừng nâng cao năng lực của chính mình để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp, tích cực học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt; thƣờng xuyên rèn luyện các kỹ năng để phục vụ nghề nghiệp. Đặc biệt, trong quá trình tự bồi dƣỡng, mỗi giáo viên và cán bộ quản lý phải không ngừng học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Kayson Phomvihan, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp để đủ sức vƣợt qua những khó khăn, tránh khỏi những ảnh hƣởng tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trƣờng, để luôn vững vàng, kiên trì trong nhận thức và hành động; biến quan điểm, đƣờng lối đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc thành hiện thực.

Đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng đội ngũ, nâng cao động lực nghề nghiệp bằng các chính sách, kiên quyết bãi nhiệm cán bộ quản lý không có năng lực và trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý; chủ động tham mƣu cho Huyện ủy xây dựng các đề án, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong toàn ngành; nỗ lực xây dựng đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục, xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ; triển khai hiệu quả nhiều chƣơng trình bồi dƣỡng của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Thể thao.

Đẩy mạnh liên kết, phối hợp với các địa phƣơng để xác định nhu cầu và triển khai thực hiện các chƣơng trình; tiếp tục hoàn thiện các chƣơng trình bồi dƣỡng cán bộ quản lý theo hƣớng bổ sung các nội dung về chuẩn nghề nghiệp, tiếp tục triển khai và phát triển các chƣơng trình mới, thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, đổi mới đánh giá kết quả giảng dạy và học tập các lớp bồi dƣỡng,…

Trên cơ sở xem chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên là giải pháp quan trọng, là lực đẩy của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mỗi cơ sở, địa phƣơng cần chủ động tham mƣu với lãnh đạo các ngành, các cấp về nội dung, kinh phí đào tạo, chính sách đãi ngộ, chính sách bổ nhiệm,… để đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển đội ngũ, cũng là để góp phần thực hiện tốt chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý, tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu lực của các quy định quản lý nhà nước về giáo dục

Đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong quản lý giáo dục, trao cho chính quyền địa phƣơng quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các chính sách giáo dục; huy động nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, đảm bảo phát triển quy mô và nâng cao chất lƣợng giáo dục tại địa phƣơng. Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao cần xây dựng cơ chế trao cho các địa phƣơng quyền quyết định một phần chƣơng trình, nội dung giáo dục phổ thông phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của địa phƣơng đó.

Để hoàn thiện thể chế pháp luật, cần phải khẩn trƣơng hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục - đào tạo; khắc phục các quy định pháp luật lỗi thời, những mâu thuẫn và lỗ hổng của pháp luật; làm cho nội dung của pháp luật phù hợp với những yêu cầu của đời sống xã hội. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về giáo dục - đào tạo, đồng thời hoàn thiện pháp luật trong một số lĩnh vực của giáo dục - đào tạo nhƣ: học phí; các quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.Nâng cao trình độ của cán bộ trong hoạt động lập pháp, lập quy; cải thiện trình độ pháp lý, chất lƣợng luật pháp, tính khả thi của pháp luật về giáo dục – đào tạo.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nên có chế độ lƣơng, thƣởng và phụ cấp ƣu đãi hợp lýtính trên cơ sở hiệu quả công việc, thỏa đáng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm tạo động lực phấn đấu hết mình vì công việc cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng qui trình tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với đặc trƣng từng cấp, bậc học, sát thực tế vùng, miền. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các

chính sách ƣu đãi và chế độ nhà công vụ đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và ở các trƣờng chuyên biệt; quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo giáo viên ngƣời dân tộc thiểu số.

Xây dựng và duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt cho học sinh và phát huy vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện nong, tỉnh savannakhet, nước CHDCND lào (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)