7. Kết cấu luận văn
2.4.2. Những nguyên nhân chủ quan
(1) Trình độ quản lý giáo dục - đào tạo còn yếu chƣa theo kịp với thực tiễn dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn theo văn bằng còn nặng về số lƣợng chƣa đƣợc quan tâm nhiều đến chất lƣợng. Chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng còn nặng về lý thuyết, chƣa sát thực tế, chƣa trang bị cho ngƣời học những kỹ năng cần thiết cho công tác dạy học, giáo dục. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nhà giáo tại các
trƣờng, khoa sƣ phạm còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đôi khi còn bị xem nhẹ, thả nổi. Hệ thống các trƣờng, các khoa, các cơ sở đào tạo sƣ phạm chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ, quy hoạch để bảo đảm các điều kiện tối thiểu cho công tác đào tạo, một số loại hình đào tạo giáo viên phổ thông ngoài trƣờng sƣ phạm phát triển nhanh, các loại hình tại chức, từ xa, liên thông khá ồ ạt, thiếu kiểm soát, dẫn đến không bảo đảm chất lƣợng.
(2) Cơ chế quản lý của ngành giáo dục và đào tạo chƣa hợp lý, có tình trạng vừa ôm đồm sự vụ, vừa buông lỏng chức năng quản lý nhà nƣớc; nội dung đào tạo vừa thừa vừa thiếu, nhiều phần chƣa gắn bó với cuộc sống; phƣơng pháp giáo dục – đào tạo chậm đƣợc đổi mới, chƣa phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học cũng là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục.
(3) Tƣ duy giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh, theo tính chất của cơ chế
xin-cho, nên ít phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở.
Tính chủ quan, áp đặt, độc đoán của một bộ phận cán bộ quản lý có nguyên nhân sâu xa từ sự thiếu hiểu biết về văn hóa - xã hội, nhất là thiếu kiến thức về khoa học giáo dục. Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và dự báo còn bất cập, chƣa nhận thức và lý giải đƣợc nhiều vấn đề đặt ra cho giáo dục trong tình hình mới.
(4) Hệ thống văn bản pháp luật cũng nhƣ những quy chuẩn về số lƣợng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo đƣợc xây dựng khá chi tiết, nhƣng tác dụng điều chỉnh đối với giáo viên và cán bộ quản lý lại kém hiệu quả. Nền giáo dục của Lào đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải từ sự phân tầng xã hội, nhất là ảnh hƣởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, khiến cho một bộ phận của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý vì quá hám lợi ích vật chất mà đánh mất phẩm chất đạo đức, làm mất đi những nét đẹp nghề giáo và truyền thống tôn sƣ, trọng đạo của dân tộc.
(5) Những bất cập về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ QLNN về giáo dục nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý GD và giáo viên nói riêng.
Hiện tại, so với tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sậu rộng, tiền lƣơng và các chế độ, chính sách có liên quan chƣa đủ tạo đƣợc động lực để đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm với nghề nghiệp, nên họ phải làm thêm nhiều
công việc để tăng thu nhập, ít dành thời gian tự học, nghiên cứu khoa học, chƣa chuyên tâm cho việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy và quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.
Trên thực tế, kinh phí từ Trung ƣơng cấp cho các địa phƣơng, cơ sở giáo dục cũng chỉ mới đủ để chi trả lƣơng, tỷ lệ ngân sách còn lại chi cho một số hoạt động hành chính, tu sửa cơ sở vật chất, còn hoạt động chuyên môn hầu nhƣ chỉ mang tính chiếu lệ, các sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí. Ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn thiếu thốn quá nhiều những điều kiện tối thiểu làm cho giáo viên không thể chuyên tâm thực hiện công tác giáo dục nhƣ thiếu hụt điện nƣớc, cơ sở vật chất yếu kém, nhà công vụ tạm bợ,…
Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới chất lƣợng hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của thực tiễn khách quan.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ những nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và những khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý nhà nƣớc về giáo dục ở chƣơng 1, tác giả đã vận dụng để tiến hành khảo sát và khái quát thực trạng giáo dục ở huyện Nong tỉnh Savannakhet. Kết quả khảo sát đã cho thấy những kết quả đáng ghi nhận sau:
Cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục và giáo viên trên địa bàn huyện nhìn chung đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới nâng cao chất lƣợng giáo dục, trong đó có đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục.
Nhờ việc đề ra chiến lƣợc giáo dục cụ thể cho từng giai đoạn nên công tác đào tạo và bồi dƣỡng cho cán bộ quản lý cũng nhƣ giáo viên đựơc quan tâm hơn trƣớc. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên đang ngày càng nâng cao về trình độ chuyên môn.
Công tác quản lý đổi mới giáo dục từ bậc học mầm non đến trung học đã có sự chuyển biến, đáp ứng đƣợc phần nào của quá trình phát triển chung của đất nƣớc
Bên cạnh những ƣu điểm của công tác giáo dục, trong đó có công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục, tác giả luận văn cũng nêu ra những hạn chế, nhƣợc điểm của công tác này nhƣ: việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục chƣa có thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý; công tác kế hoạch hóa việc quản lý chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; việc tổ chức chỉ đạo chƣa kịp thời dẫn đến hiệu quả công việc chƣa cao; việc kiểm tra, đánh giá còn chung chung, số liệu chƣa rõ ràng nên công tác báo cáo còn chậm chạp.
Việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện Nong tỉnh Savannakhet cho thấy cần thiết phải có sự chuyển biến về chất lƣợng giáo dục cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục phải đƣợc nâng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Để làm đƣợc điều đó, cần có các biện pháp quản lý theo định hƣớng đổi mới và nâng cao chất lƣơng công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục, nội dung này sẽ đựơc đề cập ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NONG
TỈNH SAVANNAKHET