Đặc điểm văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

Dân số huyện tính đến cuối năm 2017 là 90.398 hộ dân. Sự phân bố dân cư trên địa bàn không đều, phần lớn tập trung ở thị trấn. Trong khi đó ở các xã điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi thì mật độ dân số thấp. Tiềm năng lao động của huyện Hóc Môn khá lớn, vì số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao khoảng 59% dân số.

Là địa bàn ngoại vi đô thị lớn từ hàng trăm năm qua, lại có những điều kiện tự nhiên thuận lợi để sinh sống phát triển, nên Hóc Môn cũng là nơi tụ cư của nhiều bộ phận người dân lao động từ tứ xứ đến đây. Thành phần dân tộc của huyện khá thuần nhất, trên 90% là người Kinh, ngoài ra còn có một số ít người Hoa, người Việt gốc Hoa, người Khơme.

Hầu hết nhân dân trong huyện có phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên, ngoài ra còn có một số ít theo đạo Phật, Thiên Chúa, Tin lành, Cao Đài. Các cơ sở tôn giáo không chỉ là nơi hành đạo mà còn là nơi hành hương của nhiều bộ phận nhân dân khác trong những lễ hội, bởi cư dân sinh sống trên địa bàn huyện Hóc Môn từ bao đời nay dù theo đời sống tâm linh nào cũng thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm.

Hóc Môn còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa và di tích lịch sử ghi dấu quá trình góp công, góp sức của cha ông xưa xây dựng mảnh đất 18 thôn Vườn Trầu. Rất nhiều địa danh của huyện mang tên những người có công với

dân làng hay anh hùng dân tộc. Một số phong tục tập quán tốt đẹp còn duy trì như thờ Thần Hoàng, thờ những người có công, anh hùng dân tộc, liệt sĩ vô danh, tưởng nhớ những người hy sinh vì nghĩa lớn.

2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện Hóc Môn đạt 19,95%/năm. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng “công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp”. Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 20,9%/năm, thị trường phát triển ổn định và có biện pháp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân 21,2% năm, trên địa bàn huyện có 13 chợ, 02 siêu thị, nhiều cửa hàng tiện ích, kinh doanh hộ gia đình giúp lưu thông hàng hóa. Ngành nông nghiệp tốc độ tăng bình quân đạt 3,1%/năm, thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã giúp nông dân phát triển sản xuất, chuyển đổi dần diện tích trồng lúa và cây trồng không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, phát triển nông nghiệp đô thị.

Công tác điều hành ngân sách được chú trọng, đảm bảo cân đối thu – chi ngân sách. Quan tâm bố trí nguồn vốn tập trung đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng, các công trình cấp bách, trọng điểm và các dự án phục vụ nhu cầu dân sinh. Thực hiện hiệu quả phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội đã vận động nhân dân hiến đất, vật kiến trúc, để thực hiện nâng cấp, mở rộng nhựa tuyến đường giao thông nông thôn; thực hiện các công trình phòng chống lụt bão; đầu tư xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, trạm y tế các xã – thị trấn, các công trình trường học, trung tâm thể dục – thể thao….

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, diện chính sách, dân nghèo; đào tạo nghề đồng thời kết hợp giới thiệu và giải quyết việc làm cho người lao động; hoàn thành trước thời hạn chương trình “giảm nghèo, tăng hộ khá”. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các cơ sở y tế từng bước được cải thiện; chủ động triển khai các chương trình phòng, chống dịch bệnh, thực hiện quản lý an toàn thực phẩm; thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kéo giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển về chiều rộng và chiều sâu, từng bước xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, xã – thị trấn đạt văn minh đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)