Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 95)

Quá trình ban hành, xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm còn hạn chế trong việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi từ các phòng ngành liên quan, xã – thị trấn và người dân; việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị còn hạn chế.

Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm thiết thực đến việc phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo tại đơn vị, địa phương, đôi khi còn giao khoán trách nhiệm thuộc về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chính.

Giải pháp dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nghèo tuy được Nhà nước ưu tiên đầu tư từ ngân sách (người học không phải trả học phí và được giới thiệu việc làm miễn phí) nhưng lao động nghèo tham gia học chưa nhiều. Công tác tư vấn, hỗ trợ đưa lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài tuy có nhiều cố gắng nhưng do đơn vị sử dụng lao động có yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao trong khi lao động nghèo trình độ còn hạn chế nên số lượng trúng

tuyển còn hạn chế. Mặt khác, người lao động nghèo chỉ quan tâm đến việc mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày, ít quan tâm đến việc học nghề hoặc nâng cao trình độ tay nghề.

Công tác tuyên truyền, vận động người cận nghèo tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế (50% mệnh giá thẻ) còn hạn chế. Người cận nghèo chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi chăm sóc sức khỏe khi mua thẻ BHYT một số người khi ốm đau mới đăng ký tham gia bảo hiểm.

Một bộ phận hộ nghèo không có lao động, già yếu, bệnh tật, không có khả năng tự tổ chức cuộc sống chỉ trông nhờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng. Một số người nghèo thiếu ý chí vươn lên, còn tư tưởng ỷ lại.

Tổ Tự quản tại các xã – thị trấn chưa chủ động, mạnh dạn đề xuất các giải pháp giảm nghèo nên việc nhân rộng các mô hình vượt nghèo còn hạn chế. Công tác quản lý tạo điều kiện giúp nhau giữa các hộ nghèo, người nghèo trong tổ từng lúc từng nơi thiếu chặt chẽ, nể nang dẫn đến làm ăn thua lỗ, nợ quá hạn cao. Bên cạnh đó, một số hộ đã có điều kiện về kinh tế nhưng cố tình dây dưa gây khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch thu hồi nợ quá hạn mặc dù đã được giải quyết cho trả góp.

Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Việc quán triệt chủ trương thực hiện đề án đào tạo nghề lao động nông thôn ở một số xã chưa sâu rộng đến người lao động và nhân dân nên người lao động tham gia học nghề còn thấp; người lao động chọn nghề học chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Nguyên nhân chủ quan

Lãnh đạo một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm sâu sát trong thực hiện công tác phối hợp quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững;

cán bộ phụ trách giảm nghèo không nắm đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác giám sát phản biện,lấy ý kiến công khai rộng rãi.

Phần lớn cán bộ làm công tác giảm nghèo thiếu ổn định, chưa có kinh nghiệm khai thác và phối hợp thông tin, còn nể nang, ngại va chạm dẫn đến đánh giá chưa chính xác mức thu nhập bình quân của hộ nghèo, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình và số liệu hộ nghèo khảo sát ngay từ ban đầu thực hiện chương trình chưa chính xác.

Một số hộ nghèo không hợp tác trong quá trình điều tra thu nhập, chưa khai báo chính xác mức thu nhập thực tế, chưa tự nguyện phấn đấu thoát nghèo; một số ít hộ thiếu ý thức lao động hoặc vướng vào tệ nạn xã hội.

Một số xã – thị trấn chưa nhận thức đầy đủ trong việc huy động, khai thác và sử dụng hết tiềm năng tại chỗ để tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo mang lại hiệu quả tốt hơn; công tác tuyên truyền, vận động chưa đủ sức làm cho hộ nghèo, người nghèo thật sự chuyển biến về nhận thức, chủ động vượt nghèo.

Công tác kiểm tra, giám sát chương trình chưa được thực hiện định kỳ, thường xuyên, liên tục.

Tiểu kết chƣơng 2

Giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương lớn luôn được Đảng và nhà nước quan tâm; là vấn đề quan trọng, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Trên cơ sở các báo cáo, số liệu thống kê có liên quan và khảo sát thực tế, chương 2 phân tích tình hình hộ nghèo, giảm nghèo bền vững, nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ năm 2009 đến 2017; đánh giá những mặt được, hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; cũng như tập trung phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Đây là cơ sở cho việc đề ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ở chương 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)