Mục tiêu, chỉ tiêu của Thành phố Hồ Chí Minh về giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 97)

bền vững đến năm 2020

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 9 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân về chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 3582/2016/QĐ-UBND về ban hành Chương trình Giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2011-2015, trong đó đề ra:

Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo diều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, thông tin) nh m cải thiện và nâng cao mức sống, diều kiện sống và chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố, đảm

bảo giảm nghèo bền vững vì một thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Mục tiêu cụ thể:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của chương trình giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 -2020, bình quân 1%/năm.

Bình quân thu nhập của hộ nghèo Thành phố vào năm 2020 tăng lên 3,5 lần so với năm 2011(theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.

Đây là một trong những mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội nói chung và hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên dịa bàn thành phố nói chung.

3.1.3. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu tổng quát: Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao mức thu nhập, điều kiện và chất lượng cuộc sống của hộ nghèo; đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục – đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, thông tin…), đảm bảo thoát nghèo bền vững.

Chỉ tiêu cụ thể:

- Mỗi năm giảm cơ bản 1% hộ nghèo, phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% và hộ cận nghèo còn dưới 2% so tổng số hộ dân toàn huyện.

Để đảm bảo giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn trong giai đoạn 2018 - 2020 hoạt động Quản lý nhà nước cần tuân thủ các định hướng sau:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo phương pháp đa chiều. Thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo bền vững vào các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội thường xuyên của các phòng ban, ngành huyện, xã – thị trấn hàng năm và cả giai đoạn. Các phòng, ban của huyện được giao nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị, chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo tỷ lệ chiều nghèo thiếu hụt của người nghèo, lồng ghép vào kế hoạch thường xuyên của phòng, ban để phối hợp chặt chẽ với xã – thị trấn tổ chức thực hiện hàng năm và cả giai đoạn (các chỉ tiêu giảm nghèo của huyện và các xã – thị trấn cũng được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã – thị trấn); đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nói chung và chỉ tiêu giảm nghèo nói riêng trên địa bàn huyện. Các chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo của huyện, xã – thị trấn trong giai đoạn 2016- 2020 được xây dựng và thực hiện theo hướng giảm dần từ trợ cấp sang tác động hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo an tâm, tổ chức sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên giảm nghèo, thoát nghèo bền vững. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo để chủ động tiếp cận các chính sách giảm nghèo phù hợp, tự vươn lên thoát nghèo, tránh tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng nh m đảm bảo giảm nghèo bền vững theo phương pháp giảm nghèo đa chiều.

Thứ hai, thực hiện các chính sách hỗ trợ và giải pháp giảm nghèo được ưu tiên theo từng nhóm hộ nghèo (1, 2 và 3) và hộ cận nghèo. Có cơ chế phối hợp và phân công hợp lý các nguồn vốn cho vay giảm nghèo trên địa bàn huyện để vừa tập trung huy động được tối đa các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo, vừa đảm bảo cho vay đúng đối tượng; phát huy được hiệu quả nguồn vốn cho từng nhóm đối tượng; hạn chế trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng có nhu cầu vay vốn.

Thứ ba,đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền b ng nhiều nội dung, hình thức sâu rộng nh m nâng cao nhận thức cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh các hoạt động liên kết chia sẻ thông tin với các trung tâm, cơ sở giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề, định hướng ngành nghề phù hợp cho học sinh và người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhất là, tuyên truyền, vận động người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia các chương trình đào tạo nghề, đưa người lao động diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có chuyên môn tay nghề, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, tạo việc làm ổn định, vừa có thu nhập cao, vừa giảm nghèo nhanh. Tăng cường công tác tuyên truyền tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; đẩy mạnh công tác thông tin cập nhật về các chủ trương, chính sách pháp luật xuất khẩu lao động, thị trường lao động nước ngoài đến trực tiếp với người lao động để họ tự lựa chọn công việc và thị trường làm việc phù hợp.

Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động nghèo sau khi được đào tạo; triển khai việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

Hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện theo hướng hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho

không; tập trung hướng dẫn tư vấn hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện các dự án phát triển sinh kế bền vững theo cách phát triển cộng đồng, nhân rộng các mô hình sản xuất, mô hình giảm nghèo từ các gương điển hình tiêu biểu, phát huy tính lan tỏa thực hành tốt trong cộng đồng; phát triển mạnh các mô hình liên kết giữa chính quyền địa phương - người nghèo - doanh nghiệp hoặc mô hình phù hợp, hỗ trợ của các Hội ngành nghề (Hội làm vườn, Hội sinh vật cảnh...) để giải quyết học nghề và tạo việc làm cho người nghèo; mô hình liên kết giữa nông dân sản xuất giỏi, giúp nông dân nghèo; mô hình hợp tác của người nghèo từ các hoạt động của các tổ hợp tác, tổ vay vốn tiết kiệm, tổ tự quản giảm nghèo từng bước phát triển thành hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ... mô hình hỗ trợ kết nối hộ nghèo, hộ cận nghèo với thị trường từ cơ sở hình thành, phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở địa phương.

Thực hiện kịp thời, có hiệu quả theo phương châm “Đúng đối tượng, đủ chế độ, kịp thời” các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo. Tổ chức vận động nhà hảo tâm, cộng đồng xã hội tạo nguồn hỗ trợ ổn định và lâu dài cho người nghèo, cận nghèo mua Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chính sách mua Bảo hiểm xã hội tự nguyện, tạo điều kiện cho người lao động diện hộ nghèo, hộ cận nghèo quan tâm tham gia thực hiện; tập trung ưu tiên vào nhóm hộ nghèo, cận nghèo đang thiếu hụt về chiều Bảo hiểm xã hội tại các xã – thị trấn.

Đẩy mạnh phong trào vận động đóng góp của cộng đồng xã hội, của các tổ chức đoàn thể (quỹ Vì người nghèo, các quỹ xã hội từ thiện), các nhà tài trợ, của doanh nghiệp đảm bảo giảm nhanh chiều nghèo thiếu hụt về y tế cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố.

Tiếp tục thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục

thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 cho học sinh thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố (hỗ trợ miễn giảm học phí (kể cả học 2 buổi), chi phí học tập, tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang học tại các cơ sở mầm non…).

Đẩy mạnh các cuộc vận động cộng đồng xã hội (các tập thể, đơn vị và cá nhân) nhận hỗ trợ đỡ đầu, chăm lo ổn định lâu dài cho những người nghèo, hộ nghèo thuộc diện khó khăn đặc biệt (hộ già yếu, neo đơn, không còn khả năng lao động…) không có điều kiện và khả năng tổ chức cuộc sống; đồng thời, thành phố có chính sách hỗ trợ và vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người tàn tật bại liệt, người bệnh tâm thần, người già yếu,… đưa những người này vào các Trung tâm Bảo trợ xã hội của thành phố (hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội tại cộng đồng) nuôi dưỡng, chăm sóc để giảm bớt khó khăn của gia đình.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ hộ nghèo, hộ cận nghèo là phụ nữ tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, các dịch vụ xã hội cơ bản để tự vươn lên giảm nghèo bền vững.

Ưu tiên hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập, có tích lũy và giảm nghèo; đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ ở các xã xây dựng nông thôn mới; phát triển các tổ hợp tác tạo việc làm cho phụ nữ và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh từ nguồn quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo ở các cấp. Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chế độ ăn uống hợp dinh dưỡng cho gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ; thực hiện phong trào nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc; đồng thời, phát động phong trào phụ nữ hộ nghèo, hộ cận nghèo là người gương mẫu sử dụng tiết kiệm

nhiên liệu, năng lượng và dùng các nguồn năng lượng sạch trong sinh hoạt gia đình.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi, tạo sự hưởng ứng tham gia của cán bộ, đảng viên, hội viên các ban, ngành, đoàn thể trong toàn hệ thống chính trị và của cộng đồng đến từng ấp - khu phố, xây dựng ý thức tương thân, tương trợ, chia sẻ, hỗ trợ… thông qua các cuộc họp Tổ nhân dân - Tổ dân phố, Tổ Tự quản. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động hộ nghèo, người nghèo thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng. Hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã – thị trấn thường xuyên đưa tin, phản ánh các hoạt động chương trình giảm nghèo bền vững, các gương điển hình, mô hình vượt nghèo bền vững. Nâng cao ý thức vượt nghèo, vượt khó, tự vươn lên, cần cù trong lao động, học tập và tiết kiệm, làm chuyển biến tư tưởng những người chưa thật sự nỗ lực vượt khó, tự ti, mặc cảm, ỷ lại và trông chờ.

Thứ năm, Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Thông qua tập trung thực hiện hoàn thành tiêu chí về giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và cả giai đoạn 2016-2020 tại các xã nông thôn mới.

Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất làm ăn của hộ nghèo, hộ cận nghèo có hiệu quả theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đô thị, phát triển kinh tế hợp tác; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại các xã nông thôn mới, khai thác nguồn nhân lực, nguyên liệu tại địa phương; tham gia hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giúp nâng cao thu nhập góp phần giải quyết các chiều xã hội đang bị thiếu hụt của người nghèo, cận nghèo tại các xã nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 10/CtrHĐ/HU ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hóc

Môn về duy trì và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, trong đó kết hợp thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “tình làng nghĩa xóm” trong nhân dân, giúp nhau trong lao động sản xuất, cải thiện cuộc sống,nâng cao thu nhập gắn với “tập trung thực hiện hoàn thành tiêu chí về giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và cả giai đoạn 2016-2020 tại các xã nông thôn mới”.

Thứ sáu, Hỗ trợ tác động tạo cơ hội nâng cao vị thế, trao quyền và tăng cường khả năng giám sát của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo vào các hoạt động cộng đồng tại địa phương

Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại các khu phố, ấp để thực hiện đối thoại giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể xã – thị trấn và người dân về chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người nghèo và người dân trong các hoạt động giảm nghèo tại xã – thị trấn.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn vững trên địa bàn huyện Hóc Môn

3.2.1. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền

Trong giai đoạn 2016-2020, vai trò của công tác truyền thông trong việc nâng cao và chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành cũng như người dân đối với công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới là một phương thức để hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới. Giảm nghèo đa chiều bền vững đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và hành động của nhiều ngành, nhiều cấp và của chính người dân - đối tượng trực tiếp của các chính sách giảm nghèo. Thay đổi nhận thức là cả một quá trình và không hề đơn giản đối với các cấp chính quyền và người dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác

tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách về giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều rất quan trọng. Thông qua hoạt động tuyên truyền huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động được nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng vào công tác giảm nghèo; phổ biến nhưng mô hình giảm nghèo thành công, nêu những gương những hộ nghèo, người nghèo tự lực thoát nghèo để khích lệ tinh thần tham gia của những người chưa thoát nghèo, tạo nên phong trào thi đua đăng ký thoát khỏi nghèo sôi nổi.

Ngoài ra, để việc hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững ngày càng phù hợp, gắn liền với thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)