1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng tạ
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang
Xác định TDTT đóng vai trò góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phát triển hài hoà con người cả về trí lực lẫn thể lực, chính quyền tỉnh An Giang đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh công tác QLNN về TDTTQC hơn nữa. Điều này đã được thể hiện bằng việc Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành đề án “Phát triển TDTTQC tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010” (Ban hành kèm theo Quyết định số 3201/QĐ-UBND ngày 29/11/2005). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác QLNN về TDTTQC của địa phương.
Một là, tỉnh chú trọng đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTTQC vùng nông
thôn và hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Xây dựng và phát triển phong trào TDTTQC ở các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, khu dân cư mới, ấp văn hoá, gắn việc xây dựng phong trào TDTTQC với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các giải bóng đá, bóng chuyền, chạy việt dã nông dân; mở rộng các giải thi đấu thể thao phù hợp với từng đối tượng để thu hút ngày càng đông đảo nhân dân tham gia, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới. Tỉnh rất nỗ lực khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, đưa các loại hình trên vào phục vụ các ngày lễ hội ở địa phương như: đẩy gậy, kéo co, đua xuồng, đua bò, bơi phổ thông…
Thứ hai, điểm sáng của tỉnh là An Giang tập trung nguồn lực thực hiện tốt
chương trình giáo dục thể chất trong trường học các cấp để góp phần nâng cao thể lực, trí lực của học sinh - sinh viên. Tỉnh đã tổ chức tốt các giải thể thao học sinh, sinh viên và Hội khỏe Phù Đổng các cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan đẩy mạnh phong trào mỗi cán bộ, công nhân viên chức, người lao động tự chọn một môn thể
thao phù hợp để tập luyện nâng cao sức khỏe, phục vụ lao động và công tác; gắn phong trào TDTTQC với cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở” trong cán bộ, viên chức, người lao động.
Chính quyền các cấp luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi tập luyện TDTT để khôi phục sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; phát triển ngày càng nhiều các Câu lạc bộ, nhóm tập luyện TDTT của người cao tuổi, các Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Duy trì hàng năm Hội thể thao người cao tuổi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.
Thứ ba, tỉnh rất chú trọng xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên cơ sở. Mỗi xã,
phường, thị trấn đảm bảo có 01 cán bộ phụ trách công tác TDTT được bồi dưỡng và đào tạo về nghiệp vụ để tổ chức và hướng dẫn các hoạt động TDTTQC ở các địa phương. Đồng thời địa phương chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn cho các hướng dẫn viên, trọng tài ở địa phương như các Câu lạc bộ, các điểm tập để TDTT.
Thứ tư, xây dựng cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện cho TDTT ở các địa
phương. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, chính quyền xã, phường tiến hành quy hoạch quỹ đất xây dựng các công trình thể thao của địa phương. Tận dụng công viên cây xanh, bãi đất trống để người dân tập luyện TDTT hằng ngày. Đối với các trường học khi xây dựng mới nhất thiết phải có sân bãi thể thao theo qui định. Tỉnh đã nâng bình quân diện tích đất thể thao lên 2 - 3 m2/người dân và 2,5 m2/ học sinh.