Tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại các lễ hội nhằm bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 75)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần

2.3.6. Tổ chức hoạt động thể dục thể thao quần chúng tại các lễ hội nhằm bảo tồn

bảo tồn và phát triển thể thao dân tộc

Bảng 2.11. Số môn thể dục thể thao dân tộc

TT Tên môn Tên địa phương Thời điểm tổ chức

1 Vật dân tộc Trên địa bàn toàn tỉnh Lễ hội truyền thống hàng năm

2 Đá cầu Trên địa bàn toàn tỉnh Lễ hội truyền thống hàng năm

3 Kéo co Trên địa bàn toàn tỉnh Lễ hội truyền thống hàng năm

4 Đập niêu Trên địa bàn toàn tỉnh Lễ hội truyền thống hàng năm

Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh từ

năm 2014 đến năm 2018 và tổng hợp của tác giả

Bảng 2.11 cho thấy tỉnh Bắc Ninh được mệnh danh là quê hương của những lễ hội truyền thống, dân tộc và mỗi năm có khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ được tổ chức như Hội Lim, hội Đền Đô, hội làng Đình Bảng, làng Đồng Kỵ, hội Phật Tích,… tại các lễ hội các môn thể thao dân tộc đã được diễn ra như: Vật, thi cờ người, võ truyền thống dân tộc,...

Đẩy mạnh hoạt động TDTTQC kết hợp phát triển thể thao thành tích cao

theo quan điểm: “Thể dục, thể thao quần chúng là nền tảng, là cơ sở còn thể

thao thành tích cao là vị thế, là chỉ tiêu của một nền thể thao phát triển”,kể từ

khi tái lập,hoạt động TDTTQC Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc

và thu được những thành công nhất định trên các mặt hoạt động.

Bên cạnh những bộ môn luyện tập hiện đại như bóng chuyền hơi, bóng đá, quần vợt,… tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng vào việc bảo tồn và phát triển các loại hình TDTT truyền thống của tỉnh như giải Vật dân tộc Anh tài toàn quốc góp phần đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể; động viên, thúc đẩy phong trào luyện tập môn vật dân tộc trong đông đảo quần chúng nhân dân nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa thể thao truyền thống của dân tộc. Đồng thời tiếp tục và phát triển môn vật dân tộc ở địa phương, đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng Kinh Bắc mà từ chính những sân chơi này nhiều vận động viên tài năng đã được phát hiện và đã thu hút được

nhiều thành tích vang dội khi đại diện cho quốc gia tham dự tại các giải đấu cấp khu vực và Châu lục.

Tuy nhiên, trong thực tế còn khá nhiều môn TDTT dân tộc ít được quan tâm tổ chức, chỉ mang tính đơn lẻ của từng địa phương, của từng lễ hội, chưa nhân rộng thành các môn thể thao trong thi đấu. Điều này đã làm cho TDTT dân tộc chỉ đang trong mức là lưu giữ, chưa được phát huy tốt cho toàn xã hội. Trong hệ thống thi đấu TDTT của tỉnh, nhất là các giải, các Đại hội TDTT chưa có nhiều môn TDTT dân tộc, do vậy, sự quan tâm của các huyện, thị xã, thành phố Bắc Ninh cũng như cấp xã, phường, thị trấn đã bị giảm đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)