Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 79)

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần

2.4.2. Những hạn chế

Mặc dù công tác QLNN về hoạt động TDTTQC trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua đạt được một số thành tựu nhất định, mang tính nền tảng. Tuy nhiên, đối chiếu với định hướng và mục tiêu đề ra, thì kết quả thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu, còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém xuất phát từ công tác quản lý.

Thứ nhất, về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động TDTTQC chưa thường xuyên còn thiếu sâu sát, hoạt động TDTTQC còn phát triển tự phát. Và quá coi trọng thể thao thành tích cao, thả nổi hoạt động TDTTQC là nguyên nhân tạo nên thực trạng buông lỏng về về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động TDTTQC.

Các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa kịp thời, phù hợp và cần chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản mang tính định hướng cho sự phát triển hoạt động TDTTQC.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN

về hoạt động TDTTQC ở cấp tỉnh có chuyên môn tốt, có kỹ năng điều hành tuy nhiên ở các cấp huyện, thị xã, thành phố thì đội ngũ cán bộ chuyên trách thiếu, thiếu tính bền vững mà chỉ có cán bộ kiêm nhiêm và mới chỉ dừng lại ở nhiệm vụ phát triển hoạt động TDTTQC, chưa có đóng góp nhiều cho phát triển hoạt động TDTTQC. Cũng như trên cán bộ, công chức quản lý hoạt động TDTTQC ở các cấp xã, phường, thị trấn chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, chức năng quản lý chỉ đạo thiếu năng lực chuyên môn và thiếu đầu tư thời gian cho hoạt động TDTTQC do phải đảm nhiệm nhiều công việc.

Thứ ba, mặc dù có sự cố gắng công tác xã hội hóa và các công trình thể thao

phụ vụ hoạt động TDTTQC, tuy nhiên nguồn lực đầu tư của tỉnh hiện còn khó khăn, việc thực hiện phân cấp để xây dựng các công trình thể thao phục vụ hoạt động TDTTQC ở cơ sở như xã, phường, thị trấn, trường học… chưa được thực hiện triệt để, nhiều sân bóng, cơ sở luyện tập chuyển sang sử dụng các mục đích khác nhưng không được tư vấn từ ngành TDTT, nhất là ở địa bàn dân cư công tác tập luyện còn chưa đủ nên một số môn còn phải đi nhờ địa điểm tập luyện bên ngoài như Judo, cầu mây, cờ tướng, bóng bàn… một số môn võ phải cùng tập chung địa điểm nên chưa thể đảm bảo chất lượng đào tạo vận động viên;

Cơ sở vật chất chưa đủ để xây dựng các trung tâm y học hồi phục, chăm sóc và chữa trị chấn thương trong quá trình đào tạo và thi đấu các môn TDTT.

Huy động nguồn lực cho phát triển hoạt động TDTTQC còn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Công tác xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất còn nặng tính bao cấp, ít gắn liền công tác xã hội hóa trong hoạt động TDTTQC với dịch vụ, du lịch.

Thứ tư, dù hoạt động TDTTQC của mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh trong thời

gian vừa qua là rất tốt, tuy nhiên sự phối hợp trong quản lý của các cơ quan nhà nước đối với các đối tượng là chưa rõ nét, việc thực hiện chung cơ sở vật chất của các đối tượng chưa được thực hiện, nên còn lãnh phí nhiều cơ sở vật chất được đầu tư lớn mà số lượng người tham gia tập luyện TDTT còn ít.

Thứ năm, vai trò định hướng của các cơ quan về hoạt động TDTTQC hiệu quả

còn thấp, các Câu lạc bộ TDTT, Hội TDTT và Liên đoàn TDTT còn thụ động, chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa khai thác hết tiềm năng, sức mạnh của các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân.

Thứ sáu, công tác quản lý lễ hội của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa gắn

kết các hoạt động TDTTQC; vừa văn hóa lễ hội, vừa phát triển TDTTQC giữ gìn văn hóa dân tộc, vừa phát triển du lịch về nguồn, đây chính là một hạn chế rất quan trọng cần được cơ quan QLNN của tỉnh chú trọng hơn nữa để phát triển hoạt động TDTTQC trong phát triển văn hóa truyền thống và du lịch.

Thứ bảy, khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động TDTTQC chưa liên tục,

có lúc buông lỏng. Nhiều công trình thể thao xây dựng không đúng tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, không đáp ứng được cho việc tập luyện, tổ chức thi đấu thiếu chấn chỉnh kịp thời. Việc giám sát giao đất, cơ sở vật chất, thực hiện các chính sách ưu đãi về công tác xã hội hóa hoạt động TDTTQC ít chú trọng, dẫn đến xuất hiện tình trạng sử dụng vào mục đích khác, gây lãng phí, tạo bức xúc trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)