Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 43)

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng tạ

1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào luyện tập, thi đấu TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia. Một số kinh nghiệm của Bắc Giang trong công tác QLNN về hoạt động TTTDQC là:

Trước tiên, nhận thức về công tác TDTTQC của các cấp uỷ đảng, chính

quyền, đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác QLNN về hoạt động TDTTQC nhờ đó cũng gặp nhiều thuận lợi trong triển khai, dễ dàng nhận được sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị địa phương, nhận được sự ủng hộ,

đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân. Địa phương rất chú trọng khâu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân ý nghĩa của việc tập luyện TDTT thường xuyên mang lại sức khỏe, tinh thần thoải mái.

Hai là, chính quyền tỉnh Bắc Giang rất chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng,

công trình thể thao, thiết chế phục vụ hoạt động TDTTQC. Với chủ trương xã hội hóa, Bắc Giang hiện có hơn 340 sân bóng chuyền, gần 300 nhà tập luyện có mái che, khoảng 1.000 sân bóng đá, gần 300 sân cầu lông. Đây là kết quả của việc chính quyền huy động nguồn đóng góp trong nhân dân và bên cạnh đó có sự đầu tư của Nhà nước.

Ba là, là tỉnh rất linh hoạt, năng động trong việc tổ chức các hoạt động

TDTTQC với nhiều hình thức, môn thể thao đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng, huy động nhiều người tham gia. Những xã có phong trào mạnh điển hình như thôn Đông Khánh, xã Tư Mại (Yên Dũng), thôn Kim Xa, xã Cẩm Lý (Lục Nam) thu hút nhân dân gồm thanh niên, cán bộ hưu trí, nông dân, giáo viên,... tập trung về nhà văn hóa thôn chơi nhiều môn thể thao tập thể như bóng chuyền hơi, bóng đá, cầu lông, chạy, đi bộ, thể dục dưỡng sinh, cờ tướng, võ thuật, bóng bàn, bơi lội...Với phương châm mỗi người lựa chọn một môn TDTT phù hợp nên mọi người đã lựa chọn nhiều hình thức tập luyện như: Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có từ 55 - 65% cán bộ, viên chức, người lao động, công nhân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Tỷ lệ người tập thường xuyên so với số dân toàn tỉnh là hơn 30%, số gia đình thể thao là 49.000 gia đình, chiếm 11,65%. Toàn tỉnh cũng có gần 2.000 Câu lạc bộ TDTT.

Phong trào tập luyện, thi đấu TDTT đã lan tỏa trên khắp các thôn bản, cơ quan, trường học và các đơn vị doanh nghiệp, tư nhân trong toàn tỉnh. Hằng năm, các huyện, thành phố, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức phong trào thể thao truyền thống như người cao tuổi với phong trào “Sống vui, sống khoẻ, sống có ích”; lực lượng vũ trang có phong trào “Chiến sĩ khoẻ”; thanh niên có phong trào "Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước”...

Nhờ đó, hoạt động TDTTQC không ngừng được duy trì, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, tập TDTT dần trở thành thói quen hàng ngày của đông đảo tầng lớp nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)