Đánh giá hoạt động QLNN về XDNTM trên địa bàn huyện Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đắk r lấp, tỉnh đắk nông (Trang 80 - 84)

Đắk R’lấp, tỉnh Đăk Nông

XDNTM là một chƣơng trình trọng tâm có ý ngh a quan trọng thay đổi toàn diện bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Cho đến nay, chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM tại huyện Đắk R’lấp đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận cụ thể là cuối năm 2017, huyện Đắk R’lấp có 02/10 xã đƣợc UBND tỉnh Đăk Nông công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình XDNTM, về công tác quản lý nhà nƣớc, về những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập, tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình.

2.4.1. Những kết quả đạt được

Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, các cơ quan, ban, ngành, của huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động đƣợc cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo đƣợc sự đồng thuận cao của toàn xã hội đối với chủ trƣơng XDNTM.

Công tác tuyên truyền, vận động đƣợc triển khai đúng định hƣớng, có sự chuyển biến tích cực từ thành thị đến nông thôn, từ huyện xuống cơ sở và toàn thể nhân dân. Qua nội dung phát động phong trào thi đua “Đắk R’lấp chung sức XDNTM”, đã đƣợc đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình ủng hộ; ngƣời dân từng bƣớc nhận thức về ý ngh a, mục đích của chƣơng trình và vai trò chủ thể của mình nên phấn khởi, tin tƣởng và tích cực hƣởng ứng tham gia

phong trào. Đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân tại các xã đƣợc cải thiện. Hệ thống chính trị ở vùng nông thôn ngày càng vững mạnh; vai trò của Mặt trận tổ quốc, các cơ quan, đoàn thể trong công tác tuyên truyền ngày càng phát huy trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về XDNTM.

Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đƣợc đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp, hệ thống chính trị tiếp tục đƣợc cũng cố vững chắc, an ninh trật tự nông thôn luôn đƣợc giữ vững, thu nhập và điều kiện sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao hơn.

Vai trò làm chủ của nhân dân đã đƣợc phát huy cao độ cho việc thực hiện chƣơng trình XDNTM với phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng thụ”. Các địa phƣơng đã làm tốt công tác huy động nguồn lực trong nhân dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các xã để phục vụ tốt cho công tác XDNTM. Không những huy động về tiền bạc mà nhiều xã còn huy động đƣợc sự đóng góp về ngày công lao động của mọi tầng lớp nhân dân.

Về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đây là nhóm tiêu chí đƣợc các địa phƣơng quan tâm và chỉ đạo tích cực trong quá trình triển khai chƣơng trình. Việc xây dựng nâng cấp các công trình đều do ngƣời dân và cộng đồng lựa chọn từ nhu cầu thực tế và nguồn lực tổng hợp từ nhiều nguồn, nhà nƣớc, địa phƣơng, doanh nghiệp, ngƣời dân và vốn vay, trong đó nguồn vốn của Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đóng góp của ngƣời dân chủ yếu là ngày công lao động và một phần vốn huy động từ đổi đất, hiến đất để xây dựng đƣờng giao thông thôn, xóm, tham gia vận động nhân dân giải phóng mặt bằng,… Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các xã đã thực hiện lấy ý kiến góp ý của cộng đồng dân cƣ từ khâu khảo sát, lập danh mục đầu tƣ, xác định nguồn vốn đến khâu hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành theo phƣơng châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Các địa phƣơng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có lợi thế, có giá trị, có sức cạnh tranh cao; lựa chọn, sắp xếp thứ tự ƣu tiên các nội dung

trong quy hoạch để xây dựng kế hoạch thực hiện một cách hợp lý, bảo đảm hoàn thành nội dung theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời chú trọng việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ. Về nguồn lực: Đã huy động đƣợc nguồn lực tài chính nhiều hơn cho Chƣơng trình XDNTM, nhất là Chƣơng trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những kết quả trên đây cho thấy, quá trình QLNN trong XDNTM tại huyện Đắk R’lấp đã đƣợc triển khai một cách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Thành công bƣớc đầu này còn cho thấy tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và ngƣời dân, các doanh nghiệp về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Qua đó, tăng lòng tin của ngƣời dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

2.4.2. Một số hạn chế

Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xay dựng NTM trên địa bàn huyện, bên cạnh những kết quả mà huyện Đắk R’lấp đã đạt đƣợc cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.

- Vẫn còn cán bộ và ngƣời dân hiểu chƣa đúng về Chƣơng trình xây dựng NTM, thiếu sự quan tâm, xem Chƣơng trình là dự án và có tƣ tƣởng trông chờ; một số ngành chƣa chủ động vào cuộc và cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ Chƣơng trình hàng năm quá ít so với nhu cầu, chƣa khai thác tốt các nguồn lực trong xã hội, cộng đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu.

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phát triển theo quy mô hộ gia đình, các tổ chức kinh tế tập thể phát triển chƣa mạnh; thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông sản phụ thuộc vào thị trƣờng tự do, liên kết sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm chƣa cao; Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

- Trong công tác tuyên truyền, vận động một số đơn vị thực hiện chƣa thƣờng xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền chƣa phong phú, thiếu thuyết phục. Phong trào XDNTM ở một số địa phƣơng chƣa sôi động.

- Diện tích tự nhiên các xã trên địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, thực trạng nông thôn thấp so với Bộ tiêu chí quốc gia nên việc huy động nguồn lực để đáp ứng thực hiện Chƣơng trình gặp nhiều khó khăn.

- Việc huy động nguồn vốn để tiến hành xây dựng thêm cũng nhƣ bảo dƣỡng, tu sửa các công trình đang hoặc đã xuống cấp trong các trƣờng học, nhà văn hóa thôn, bon trên địa bàn các xã vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

- Vấn đề xử lý rác thải tại một số xã chƣa đƣợc thực hiện, mới quy hoạch đƣợc bãi rác tạm cho khu vực chợ, chƣa thành lập các tổ thu gom rác.

- Việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn đầu tƣ của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân cùng tham gia bỏ vốn đầu tƣ thực hiện các dự án còn hạn chế; UBND xã chƣa có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng dân cƣ; nguồn vốn của ngân sách xã chủ yếu dựa vào đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất; vốn lồng ghép của cấp trên chƣa đƣợc bố trí kịp thời.

- Các thành viên BCĐ chƣa bám sát vào sự phân công nhiệm vụ do đó sự gắn kết, phối hợp với nhau chƣa chặt chẽ, chƣa tạo đƣợc hiệu ứng đồng bộ trong XDNTM.

- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chƣa có đội ngũ XDNTM chuyên nghiệp, trình độ năng lực cán bộ cơ sở chƣa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lúng túng khi triển khai thực hiện.

- Một số chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đƣợc ban hành khá đồng bộ, kịp thời, hợp lòng dân nhƣng lại chậm đƣợc triển khai ở từng cơ quan, đơn vị, cơ sở. Trong quá trình thực hiện thiếu kiểm tra,

giám sát dẫn đến việc tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về nông nghiệp, nông thôn hiệu quả chƣa cao.

- Các văn bản triển khai thực hiện Chƣơng trình MTQG XDNTM chỉ đến đƣợc các xã, chƣa triển khai đƣợc đến từng thôn, bon.

- Vai trò của ngƣời dân trong XDNTM vẫn còn rất mờ nhạt. Một bộ phận ngƣời dân thiếu ý thức, còn bảo thủ, trì trệ, chƣa loại bỏ đƣợc thói quen trông chờ, ỷ lại, còn thiếu ý thức, tinh thần tự giác, thiếu ý chí tự lực vƣơn lên. Nhiều ngƣời không chịu chuyển đổi ruộng đất để hiến đất làm đƣờng giao thông nông thôn, gây cản trở đến công việc chung của cộng đồng. chƣơng trình chƣa thực sự huy động đƣợc các nguồn lực từ ngƣời dân và cộng đồng. Dẫn đến, chính quyền còn phải tham gia sâu vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế của các hộ nhƣ vận động và hỗ trợ các hộ cải tạo vƣờn tạp, phát triển chăn nuôi theo cách ”cầm tay chỉ việc”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đắk r lấp, tỉnh đắk nông (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)