Khu Kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 61)

KKT Hòn La tỉnh Quảng Bình có diện tích 10.000 ha, nằm ở vị trí trung độ trong chuỗi các KKT ven biển miền Trung thuộc địa bàn 06 xã của

huyện Quảng Trạch là Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng và Quảng Xuân. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế lý tưởng để xây dựng cảng nước sâu và phát triển các dịch vụ gắn với cảng biển.

Do đó, Cảng biển Hòn La là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và khu vực, có khả năng cho tàu 20.000 DWT ra vào với công suất giai đoạn 2011-2014 là 3,4 triệu tấn, dự kiến đến năm 2020 có khả năng cho tàu từ 50.000-70.000 DWT ra vào với công suất từ 3-4 triệu tấn/năm.

Thời gian qua, KKT Hòn La đã được tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phù hợp mục tiêu phát triển, đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt, hình thành mạng lưới các công trình hạ tầng quan trọng như đường giao thông trục chính, cảng biển, cấp nước, cấp điện, thoát nước, xử lý nước thải và các khu chức năng như KCN cảng biển Hòn La, Khu tái định cư, Khu nghĩa địa thôn Vĩnh Sơn, Khu dân cư đô thị, KCN Hòn La II,… KKT Hòn La có khoảng 20 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với tổng mức đầu tư 2.700 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2015, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng KKT Hòn La đã được phân bổ là 988 tỷ đồng và ngân sách địa phương phân là 18,1 tỷ đồng. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh cũng đã kêu gọi, thu hút được một số dự án, công trình của các doanh nghiệp tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng như: Dự án Cấp nước KKT Hòn La, cấp điện, nâng cấp cảng Hòn La giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng.

Về việc xử lý nước thải: Việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung trong KCN đã được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm thúc đẩy mà cơ quan có thẩm quyển ở đây chủ yếu là UBND tỉnh hoặc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, các địa phương thống nhất rằng việc quy hoạch KCN, KCX từ đầu với đặc điểm sản xuất đã được xác định, đặc thù nước thải đã được xác

định thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ dễ dàng hơn, hiệu suất xử lý sẽ cao hơn. UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu BQL KCN xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đến nay hệ thống này hoạt động rất tốt và không có hiện tượng xả nước thải chưa xử lý ra bên ngoài môi trường. Ví dụ:

- Nước thải sinh hoạt: Khu vực đô thị sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải được đưa về các trạng xử lý nước thải tập trung để xử lý theo quy chuẩn hiện hành trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Xây dựng một trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10.300 m3/ngày đêm đặt ở phía Nam;

- Nước thải công nghiệp: Tại mỗi KCN tập trung tại Hòn La xây dựng một trạm xử lý nước thải cho cụm công nghiệp đó. Nước thải tại các KCN, tiểu thủ công nghiệp được xử lý theo quy chuẩn hiện hành trước khi xả ra môi trường.

Về khí thải: Do được quan tâm, đánh giá, xem xét ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư nên nhiều doanh nghiệp trong KCN, KCX đã thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Một số ngành nghề có mức độ xả thải khí thải cao như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, việc ô nhiễm khí thải, tiếng ồn được hạn chế. Kinh nghiệm của hoạt động này là do đặc thù của khí thải không thể xây dựng hệ thống xử lý tập trung được mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phải tự xử lý.

Về chất thải rắn và chất thải nguy hại: Việc thực hiện các quy định về xử lý chất thải rắn được hầu hết các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành. Đa số các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã có biện pháp phân loại và lưu giữ tạm thời trước khi thu gom đến nơi xử lý. Một số KCN, KCX đã tổ chức thu gom, xử lý chất thải tập trung. Do vậy, việc thu gom, xử lý chất thải rắn được đảm bảo.

Để đảm bảo được doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường tỉnh đã được UBND tỉnh hoặc sở Tài nguyên và môi trường tỉnh ủy quyền

toàn bộ chức năng nhiệm vụ từ khâu tiếp nhận đầu tư, phê duyệt và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ sở và được quyền thanh kiểm tra các hoạt động xây dựng hệ thống xử lý khí. Điều này đã giúp cho các BQL KCN, KCX có công cụ pháp luật để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đồng thời do cũng là đơn vị quản lý trực tiếp nên BQL sẽ chủ động đôn đốc doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Tránh tình trạng chồng chéo là bên cơ quan quản lý địa phương (UBND huyện cấp phép môi trường) bên BQL KCN lại thực hiện việc kiểm tra, giám sát gây khó khăn trong quá trình xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)