Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 97 - 153)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại Khu công nghiệp Tây

2.3.6. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Khu công nghiệp

Theo các thông tin thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy: hàng năm, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với các Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành: - Xây dựng kế hoạch thanh tra định kỳ 01 lần trong năm đối với một KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Việc kiểm tra được thực hiện kiểm tra tổng thể theo các quy định của Pháp luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung vào việc kiểm tra, lấy mẫu nước thải và quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở vì nếu nguồn nước thải và chất thải nguy hại của các cơ sở khi xả thải ra môi trường không đạt chuẩn thải ra hệ thống sông ngòi, kênh mương phục vụ canh tác nông nghiệp của khu vực xung quanh các cơ sở sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở trong KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 01năm một lần đối với 01 cơ sở, kiểm tra đột xuất khi các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo kiến nghị của nhân dân, hàng năm có khoảng trên 20 đơn đề nghị gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Theo thông tin thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh Quảng Bình phê chuẩn và các đơn do nhân dân gửi đến, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu kiểm tra, thanh tra các cơ sở có dấu hiệu vi phạm các quy định của Pháp luật bảo vệ môi trường; từng bước tham mưu xử lý, giải quyết các vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có vi phạm về Pháp

luật bảo vệ môi trường, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý và các đề nghị của nhân dân. Thực hiện nội dung công việc kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường này đòi hỏi chủ thể quản lý nhà nước môi trường (các cán bộ, nhân viên thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường) phải có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất ý chí tốt. Đa số các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình đều cho rằng: phải hiểu rõ, nhớ và vận dụng tốt các phương pháp hành chính, kinh tế và giáo dục trong công tác quản lý nhà nước về môi trường; năng lực chuyên môn về môi trường phải vững; tốc độ làm việc phải nhanh, chính xác; bản lĩnh phải vững vàng nhất là trong trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong kiểm tra, thanh tra, xử phạt hành chính các vi phạm bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong trường hợp tham mưu quyết định đình chỉ - tạm dừng hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Tổng hợp kết quả kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thể hiện tại bảng 2.7.

Bảng 2.7. Kết quản kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình (từ 2014-2016)

Nội dung thực hiện Số lượng các cơ sở được kiểm tra, thanh tra

trong năm

2014 2015 2016

Kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường theo

9 11 14

kế hoạch

Kiểm tra các cơ sở trong danh sách các cơ sở thuộc

quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 1 2 2 phủ (bao gồm các trường hợp nhân dân phản ánh)

Số vụ vi phạm quy định pháp luật bảo vệ môi trường

Qua bảng 2.7 ta thấy, năm 2016 trong tổng số 14 cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động trong KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường theo kế hoạch cả 14 cơ sở. Trong số 2 cơ sở có phản ánh của nhân dân về công tác môi trường, có 1 cơ sở vi phạm quy định luật bảo vệ môi trường, cụ thể: Nhà máy gỗ Trường Thành - Công ty TNHH XNK Trường Thành tại KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình: Thời điểm tháng 8 năm 2014, cánh cửa tại buồng chứa bụi gỗ của nhà máy bị hỏng làm bụi gỗ phát tán ra môi trường xung quanh ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân tại khu vực tổ dân phố 8, phường Bắc Lý. Tại thời điểm kiểm tra vào ngày 12- 11-2014, công ty đã khắc phục sửa chữa không để bụi gỗ phát tán gây ô nhiễm môi trường. Qua kiểm tra, công ty vẫn còn có tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường như: Một số khu vực sân xung quanh nhà xưởng sản xuất chưa được bê tông hoá, nhiều chỗ còn lầy lội; tại khu vực lò hơi còn để nước mưa ứ đọng nhiều, ống khói lò hơi còn thấp, tại khu vực xưởng sơ chế gỗ tiếng ồn còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép...

Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu công ty khẩn trương khắc phục các tồn tại đã nêu trên và đề nghị Ban quản lý Khu Kinh tế, UBND phường Bắc Lý tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường của công ty nhằm phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định. Đến nay, công ty cơ bản khắc phục các vấn đề tồn tại đã nêu ở trên. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

2.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường: Thực hiện quy định tại Thông tư số 35/2015/TTBTNMT, BQL KKT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường KCN, KKT trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 20/5/2016. Việc

ban hành và triển khai thực hiện Quy chế có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN, KKT giữa BQL KKT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố nơi có KCN, KKT.

Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, BQL KKT đã phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường sâu rộng trong các doanh nghiệp, kịp thời phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật về BVMT tại các KCN, KKT. Trong năm 2016, đã tổ chức 02 đợt phổ biến văn bản pháp luật về BVMT cho các doanh nghiệp tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Hưởng ứng các ngày lễ như Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam,.. Ban đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực ý nghĩa như treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền với chủ đề bảo vệ môi trường; chỉ đạo các đoàn thể tổ chức các hoạt động ra quân làm vệ sinh môi trường tại các KCN, KKT. Qua đó, nhận thức về công tác BVMT của các doanh nghiệp trong các KCN, KKT ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp đã chú trọng, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như các điều khoản cam kết theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết BVMT được phê duyệt.

- Đối với các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong các KCN, KKT: Căn cứ nội dung đã cam kết tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường của đơn vị mình, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD đã thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường hàng năm và gửi kết quả đến các cơ quan chức năng. Nhìn chung, các doanh nghiệp và cơ sở SXKD đã thực hiện nghiêm túc việc giám sát chất lượng môi trường hàng năm và chế độ thông tin, báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

- Đối với cơ quan quản lý KCN, KKT: Hàng năm, BQL KKT phối hợp với các Đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh với tần suất giám sát 02 lần/năm. Chế độ thông tin, báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường được Ban thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Về cơ bản, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ khi bắt đầu đầu tư dự án, tùy thuộc vào quy mô đầu tư, các Doanh nghiệp đã chủ động lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết BVMT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đã chấp hành theo các quy định của pháp luật về BVMT cũng như các điều khoản cam kết theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết BVMT, đã xây dựng các hạng mục công trình xử lý môi trường để thu gom và xử lý chất thải phát sinh, bố trí cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường hàng năm và chế độ thông tin, báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định.

Thứ hai, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: BQL KKT tỉnh Quảng Bình đã có phòng chuyên môn về quản lý môi trường là Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường với số lượng cán bộ hiện có là 03 người, trình độ chuyên môn thạc sỹ, gồm 01 trưởng phòng và 02 chuyên viên.

Thứ ba, quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải KCN: Do đặc thù các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư chủ yếu các doanh nghiệp có mức độc hại thấp, ít tác động đến môi trường (chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, cấu kiện, thiết bị, bê tông thương phẩm, may xuất khẩu,..) nên lượng nước thải công nghiệp và chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là không lớn, được xử lý nội bộ trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ đảm bảo quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đối

với khí thải phát sinh, các doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải theo nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường để xử lý theo quy định. Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo quy định, không có hiện tượng xả thải ra môi trường bên ngoài.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN: Hàng năm, Ban Quản lý KKT Quảng Bình phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, ban, ngành liên quan tổ chức các cuộc kiểm tra về công tác BVMT của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhằm chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT trong các KCN, KKT. Qua các đợt kiểm tra, thanh tra cho thấy việc phát sinh ô nhiễm môi trường trong các KCN, KKT được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả đo đạc, quan trắc chất lượng môi trường hàng năm cũng như kết quả của các đợt thanh tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ngành chức năng của tỉnh tổ chức đều nằm trong giới hạn cho phép theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành. Không có trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra.

2.4.2. Những hạn chế

Thứ nhất, về xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường: BQL KKT tỉnh Quảng Bình chưa đủ điều kiện để thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN. Thời gian trước đây, vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN của BQL KKT chưa được quan tâm đúng mức. Các quy định của pháp luật về vị trí, chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của BQL KKT còn sơ sài, chồng chéo, mâu thuẫn. Chính vì vậy, BQL KKT tỉnh Quảng Bình không được đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT và Thông tư liên tịch số

06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV xác định tương đối rõ ràng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BQL KCN. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ ấy, hai thông tư này cũng quy định rõ cơ cấu, tổ chức của BQL KCN gồm những vị trí, chức danh cụ thể. Với việc quy định như vậy, các BQL KCN sẽ tổ chức bộ máy nhân sự về bảo vệ môi trường tại KCN hợp lý, chặt chẽ.

- Việc ủy quyền của cơ quan nhà nước khác cho BQL KTT Quảng Bình nhằm quản lý, bảo vệ môi trường KCN chưa thực sự hiệu quả. Từ sau Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường KKT, KCNC, KCN và CCN. Tại Quảng Bình, UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ủy quyền một phần chức năng quản lý môi trường cho BQL KKT tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, quá trình BQL KKT tỉnh Quảng Bình thực hiện quyền quản lý, bảo vệ môi trường KCN do nhận ủy quyền nên phát sinh nhiều vấn đề như: BQL KKT tỉnh Quảng Bình chưa đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ, nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường của BQL KKT tỉnh Quảng Bình không được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Như vậy, BQL KKT tỉnh Quảng Bình không thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ môi trường tại KCN. Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV quy định rõ ràng các trường hợp cơ quan nhà nước khác ủy quyền cho BQL KCN thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ môi trường KCN. Tuy nhiên, hai văn bản pháp luật này mới được ban hành chưa lâu nên cần quá trình mới đi vào thực tế. Trong tương lai gần, BQL KKT Quảng Bình thực hiện trách

nhiệm bảo vệ môi trường do được ủy quyền có thể vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.

- Chế tài xử lý chưa được quy định rõ ràng. Hiện nay, hầu hết các quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường mới chỉ có bộ phận giả định, quy định còn thiếu chế tài. Trong trường hợp, BQL KKT tỉnh Quảng Bình thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ môi trường KCN theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện nay, pháp luật dường như đang bỏ ngỏ vấn đề này. Vì thế, mặc dù đã có quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN của BQL KKT tỉnh Quảng Bình nhưng sẽ khó triển khai trong thực tế vì quy định đó được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của BQL KKT tỉnh Quảng Bình và các chủ thể liên quan.

Thứ hai, về nguồn lực bảo vệ môi trường

Do nguồn ngân sách hạn chế nên hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình bảo vệ môi trường tại các KCN, KKT chưa được xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 97 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)