Hiện trạng môi trường chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 84)

2.2. Thực trạng về môi trường tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng

2.2.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn

rắn Các nguồn phát thải

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp, từ các khu vực công cộng trong KCN như nhà chờ xe buýt, chốt bảo vệ, các tuyến đường giao thông nội bộ,…

Theo số liệu điều tra, thống kê các nguồn thải tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2015 do Ban Quản lý KKT phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thực hiện, tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN Tây Bắc Đồng Hới như sau:

- Tổng khối lượng chất thải rắn thông thường: 118.934 kg/tháng. Trong đó:

+ Lượng chất thải rắn sinh hoạt là 2.595 kg/tháng; + Lượng chất thải rắn sản xuất là 116.339 kg/tháng. - Chất thải nguy hại: 34,9 kg/tháng.

Chất thải rắn công nghiệp từ sinh hoạt

Chất thải rắn công nghiệp từ sinh hoạt phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Tây Bắc Đồng Hới (bao gồm thực phẩm, rau quả dư thừa, túi nilon, giấy, vỏ lon, vỏ hộp, chai lọ,… phát sinh từ khu nhà ăn, chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt khác) và chất thải rắn từ khu vực công cộng.

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN Tây Bắc Đồng Hới rất đa dạng về thành phần và chủng loại, phụ thuộc vào loại hình sản xuất, nguyên liệu sử dụng tương ứng: - Đối với ngành may mặc: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là vải vụn, sợi chỉ dư thừa, ống chỉ thải, bao bì các loại, phế phẩm,… có thể tái sử dụng cho các mục đích khác. Đại diện ngành sản xuất này là Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng - Công ty may 10;

- Đối với ngành sản xuất đồ uống: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như bã rau quả, bã còn lại

khi lên men, thực phẩm nguyên liệu dư thừa và bao bì các loại. Đại diện cho ngành này là các Nhà máy chiết nạp gas Thăng Long - Công ty CP kinh doanh dầu khí Quảng Bình;

- Đối với ngành khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là đầu mẫu gỗ, mùn cưa, vỏ bào, cành que dính sơn bị thải bỏ trong quá trình sơ chế nguyên liệu. Sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người. Đại diện cho ngành sản xuất này là các doanh nghiệp: Nhà máy chế biến ván gỗ ép thanh - Cty TNHH XNK công nghiệp Trường Thành; Nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng mộc - Công ty TNHH Hoàng Lâm; Xí nghiệp gỗ mỹ nghệ Phương Anh - Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh; Xí nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị trường học - Công ty CP sách và thiết bị trường học Quảng Bình; Công ty TNHH xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Vạn Xuân.

- Đối với ngành sản xuất hóa chất: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là các loại bao bì chứa hóa chất không nguy hại, phế liệu kim loại, phế liệu phi kim,… Đại diện cho ngành sản xuất này là doanh nghiệp Công ty CP Hóa chất và cao su COSEVCO;

- Đối với ngành sản xuất khác: chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu là các loại thải, bìa carton, vụn nguyên liệu thải, phế liệu kim loại, phế liệu phi kim,... Đại diện cho ngành sản xuất này là Công ty CP bao bì Phong Nha - Công ty CP in Quảng Bình.

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của KCN Tây Bắc Đồng Hới phụ thuộc vào loại hình công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng mà phát sinh các loại chất thải tương ứng, chủ yếu là các ngành sản xuất hóa chất (đất đèn, Zeolite), ngành chế biến gỗ (chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ thành phẩm, sản xuất mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng).

của ngành, chủ yếu là các loại bao bì dính hóa chất độc hại, hóa chất độc hại thải, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, vụn, bột than, củi, xỉ than, gạch thải loại.

Qua bảng 2.3 ta thấy: trong tổng lượng chất thải rắn 118.969 kg/tháng của các doanh nghiệp trong KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, lượng chất thải rắn của Xí nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị trường học - Công ty CP sách và thiết bị trường học Quảng Bình là nhiều nhất 61.908 kg/tháng, chiếm 52,03% tổng lượng chất thải rắn KCN, tiếp theo là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Công nghiệp Trường Thành 33.254 kg/tháng, chiếm 27,95% tổng lượng chất thải rắn KCN, còn lại 20,02% là lượng chất thải rắn của 11 doanh nghiệp còn lại.

Bảng 2.4. Lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình Tổng lượng chất thải

STT Tên cơ sở hoạt động rắn phát sinh (kg/

tháng)

1 Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phú Quý - Công ty cao su Việt Trung 1.856

2 Nhà máy chế biến ván gỗ ép thanh - Cty TNHH XNK công nghiệp Trường Thành 33.254

3 Công ty CP Hóa chất và cao su COSEVCO 521

4 Nhà máy sản xuất cột và ống bê tông ly tâm - Công ty CP xây dựng VNECO 12 1.237

5 Nhà máy gạch tuynel Đồng Tâm - Công ty CP SXVLXD Đồng Tâm 722

6 Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng - Công ty may 10 8.557

7 Nhà máy chiết nạp gas Thăng Long - Công ty CP kinh doanh dầu khí Quảng Bình 15

8 Trạm chiết nạp gas Sư Lý - Công ty TNHH SX&TM Sư Lý 15

9 Công ty CP bao bì Phong Nha - Công ty CP in Quảng Bình 582

10

Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông đúc sẵn - Công ty TNHH TVXD Tiến

Phát. 701

11 Nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng mộc - Công ty TNHH Hoàng Lâm 9.538

12 Xí nghiệp gỗ mỹ nghệ Phương Anh - Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh 62

13 Xí nghiệp sản xuất và cung ứng thiết bị trường học - Công ty CP sách và thiết bị trường học Quảng

Bình. 61.908

Cộng 118.969

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)