Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường tại KCN Tây Bắc Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 62)

tại KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Qua nghiên cứu KKT Hòn La Quảng Bình và KCN Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình, vấn đề quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh Quảng Bình nên kêu gọi, thu hút nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp để tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng KCN như trạm xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp đấu

nối với hệ thống thu gom nước thải KCN, trình UBND tỉnh phê duyệt phí xử lý nước thải, tổ chức triển khai đến từng doanh nghiệp.

Thứ hai, kinh nghiệm về phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung: BQL các KCN, KKT cần được UBND các (tỉnh và huyện), Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành khác có liên quan ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường trong KCN và triển khai các quy định bảo vệ môi trường liên quan. Bổ sung thanh tra BQL các KCN, KKT vào hệ thống thanh tra nhà nước để tạo điều kiện cho các BQL thực hiện tốt chức năng, giám sát thi hành pháp luật về môi trường trong KCN, KCX, KKT. Trong thời gian tới, phải có biện pháp để nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho BQL các KCN, KKT cả về nhân lực và trang thiết bị để tạo điều kiện cho các BQL chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường KCN, KCX, KKT.

Thứ ba, chủ đầu tư KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung, các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của KCN; tham gia ứng phó các sự cố môi trường trong KCN. Chủ đầu tư KCN cần bố trí địa điểm và xây dựng các khu vực lưu giữ tạm thời và trung chuyển các chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp trong KCN.

Thứ tư, tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài. Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải có hệ thống

xử lý khí thải đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả thải. Các doanh nghiệp trong KCN có phát sinh chất thải nguy hại phải có hợp đồng với các đơn vị có chức năng và đủ năng lực để thu gom và xử lý đúng cách.

Thứ năm, phối hợp với các cơ quan có chức năng thành lập đoàn kiểm tra về tình hình tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu. Từ đó giúp phát hiện ra các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ sáu, tổ chức các lớp tập huấn về quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trường cho từng cán bộ, công nhân và các doanh nghiệp kinh doanh thứ phát trong KCN. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho mọi người về Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật bằng cách lồng ghép vào những nội quy chung ở nơi sinh sống. Những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường cần được khen thưởng và phê bình đối với các trường hợp vi phạm.

Thứ bẩy, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, áp dụng sản xuất sạch hơn vào dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giảm bớt ô nhiễm môi trường. Nghiêm cấm việc chuyển giao và nhập khẩu công nghệ không đảm bảo chất lượng vào các cơ sở sản xuất.

Tiểu kết chương 1

Quản lý nhà nước về môi trường KCN là tổng hoà các biện pháp: pháp luật, chính sách, kinh tế, xã hội,… nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển các KCN một cách bền vững. Các KCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các nước đang phát triển; KCN tạo không gian áp dụng chính sách ưu tiên cho phát triển công nghiệp; KCN là nơi hấp thu vốn và chuyển giao có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ; KCN hình thành và phát triển là cầu nối hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới; KCN là nơi tạo việc làm, phát triển kỹ năng cho người quản lý và người lao động; KCN là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Quản lý nhà nước về môi trường KCN xác định rõ chủ thể là Nhà nước, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.

Nội dung quản lý nhà nước về môi trường KCN gồm: xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường; xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường; đầu tư các nguồn lực bảo vệ môi trường; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải KCN; hợp tác trong và ngoài nước để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong KCN; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý nhà nước vể bảo vệ môi trường KCN.

Những nội dung lý thuyết cơ bản trên đây được vận dụng để nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về môi trường KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát về Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

KCN Tây Bắc Đồng Hới nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đồng Hới cách Trung tâm TP. Đồng Hới 3km, cách quốc lộ 1A 2km, cách đường Hồ Chí Minh 1,5km, cách đường sắt Bắc Nam 1km, cách sân bay Đồng Hới 2,5km. KCN Tây Bắc Đồng Hới có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng. Với ranh giới cụ thể được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp ruộng lúa.

- Phía Nam giáp đường Phan Đình Phùng và khu dân cư. - Phía Đông giáp ruộng lúa.

- Phía Tây giáp đường Phan Đình Phùng.

2.1.2. Khái quát về Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng

Bình

KCN Tây Bắc Đồng Hới được thành lập theo Quyết định số 10/2005/QĐ-UBND ngày 04/3/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình, địa điểm xây dựng tại Phường Bắc Lý, TP Đồng.

- Tên KCN: KCN Tây Bắc, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Chủ đầu tư: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình. - Trụ sở chính: 117 đường Lý Thường Kiệt, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Quy hoạch sử dụng đất: Tổng diện tích đất KCN là 62,56 ha trong đó: + Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê: 41,16 ha (Đã cho thuê:

35,85 ha, Chưa cho thuê: 5,31 ha).

+ Diện tích đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ: 0,75 ha. + Diện tích cây xanh mặt nước: 12,66 ha.

+ Diện tích đất đường giao thông: 7,99 ha.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng kỹ thuật và xã hội KCN Tây Bắc Đồng Hới được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư là 79,44 tỷ đồng, hiện nay đã hoàn thành cơ bản hệ thống giao thông chính,

san đắp mặt bằng; thu hút đầu tư lấp đầy khoảng 80% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Cụ thể:

+ Hệ thống giao thông: hệ thống giao thông nội vùng trong KCN được đầu tư xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh, có Quốc lộ 1A và tuyến đường tránh thành phố Đồng Hới đi qua KCN.

+ Hệ thống cấp điện: đường dây 22KV từ trạm biến áp 110KV đến ngoài hàng rào KCN.

+ Hệ thống cấp nước: có sẵn.

+ Hệ thống thông tin liên lạc: đường dây điện thoại đã được lắp đặt sẵn tới ranh giới các khu đất, cung cấp đầy đủ theo nhu cầu, không hạn chế số lượng.

- Chính sách giá cho thuê đất và thuê hạ tầng (Theo Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 01/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình): + Áp dụng chính sách 1 giá thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân không phân biệt trong nước và ngoài nước có hoạt động sản xuất kinh doanh KCN.

+ Giá thuê đất KCN Tây bắc Đồng Hới: 7.500 VND/m2/năm. + Giá thuê hạ tầng KCN Tây bắc Đồng Hới: 3.400 VND/m2/năm.

- Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN:

Các dự án đầu tư vào KCN Tây bắc Đồng Hới, ngoài việc được hưởng các chính sách về khuyến khích, ưu đãi đầu tư chung theo quy định của Chính phủ, các nhà đầu tư còn được hưởng các chính sách về khuyến khích, ưu đãi đầu tư riêng theo Quyết định số 36/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 8 năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Bình, nay được thay thế bằng Quyết định số 44/2004/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2004, về việc ban hành Quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng tại tỉnh và nhận được sự phối hợp toàn diện, có hiệu quả của Ban Quản lý các KCN.

Các dự án đầu tư vào KCN Tây Bắc Đồng Hới được hưởng ưu đãi thuộc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

+ Miễn, giảm tiền thuê đất: miễn tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các KCN, KCX, KCNC; Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với dự án trong thời gian xây dựng; tạm ngừng xây dựng cơ bản, tạm ngừng hoạt động theo sự xác nhận của cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc cấp đăng ký kinh doanh; Miễn thuê đất 11 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

+ Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất ưu đãi 17% trong thời hạn 10 năm, kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới; Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo, kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

+ Ưu đãi thuế nhập khẩu: được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.

+ Các ưu đãi khác: UBND tỉnh Quảng Bình đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, cấp thoát nước, đường giao thông đến chân hàng rào KCN, KKT; Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng đối với các dự án ngoài KCN, KKT;

+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động tuyển dụng lần đầu là người địa phương như: đối với các dự án đầu tư sử dụng từ 100 lao động trở lên được hỗ trợ 500.000đ/ người; đối với dự án đầu tư sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao được hỗ trợ 1.000.000đ/ người.

- Ưu tiên các dự án đầu tư: công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp dệt may, giày da; công nghiệp điện, điện tử, điện lạnh,...

2.1.3. Các ngành nghề hoạt động chính trong Khu công nghiệp- Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN: 13 doanh - Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN: 13 doanh nghiệp (xem Phụ lục 01). Ngành nghề hoạt động chính trong KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là:

- Ngành may: Sản xuất hàng may mặc;

- Ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống: Sản xuất nước uống đóng chai; - Ngành khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ thành phẩm từ rừng trồng; Sản xuất mộc mỹ nghệ; Sản xuất mộc dân dụng;

- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất ống cống, cột điện bê tông ly tâm; Sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông; Sản xuất gạch tuynel;

- Ngành sản xuất hóa chất: Sản xuất đất đèn, phân lân hữu cơ vi sinh, Zeolite, Dolomit, vôi sống;

- Ngành khác:

+ Chiết nạp khí gas hóa lỏng; + Sản xuất thùng carton.

2.1.4. Khái quát về các đơn vị đã và sẽ hoạt động trong Khucông nghiệp công nghiệp

Hiện tại, KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có 18 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đang hoạt động thuộc các ngành nghề chế biến gỗ, sản xuất ván ép, sản xuất bê tông ly tâm và bê tông thương phẩm, chiết nạp ga, gia công may mặc,… Các dự án còn lại đang đầu tư xây dựng nhà xưởng.

Hàng năm, Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Bình phối hợp với các Đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh với tần suất 02 lần/năm. Kết quả quan trắc cho thấy

môi trường tại các KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình luôn được đảm bảo theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành.

2.2. Thực trạng về môi trường tại Khu Công nghiệp Tây Bắc ĐồngHới tỉnh Quảng Bình Hới tỉnh Quảng Bình

2.2.1. Hiện trạng môi trường nướcCác nguồn xả thải Các nguồn xả thải

Về lưu lượng nước thải: theo số liệu điều tra, thống kê các nguồn thải tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2016 do Ban Quản lý KKT phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thực hiện, lượng nước thải phát sinh tại các KCN Tây Bắc Đồng Hới là 1.708,2 m3/tháng.

Trong đó:

- Lượng nước thải sinh hoạt: 2.009 m3/tháng. - Lượng nước thải sản xuất: 259 m3/tháng.

Hầu hết các doanh nghiệp không lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải, khối lượng nước thải phát sinh tại các doanh nghiệp chỉ được ước tính dựa trên khối lượng nước cấp (80% lượng nước cấp), vì vậy có sự chênh lệch giữa số liệu thống kê và số liệu thực tế đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

Về chất lượng nước: theo kết quả quan trắc năm 2016, hầu hết các mẫu phân tích chất lượng nước thải, nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ tại các KCN đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành và không biến động nhiều so với kết quả quan trắc các năm 2013, 2014, 2015.

Nước thải công nghiệp từ sinh hoạt

Nước thải công nghiệp từ sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh và từ các hoạt động sinh hoạt của toàn bộ nhân viên KCN. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các chỉ tiêu

BOD, COD), các chất rắn lơ lỏng (TSS), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh.

Nước thải công nghiệp từ sản xuất

Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Tính đặc trưng của nước thải được chia theo đặc thù của từng loại sản xuất. Như vậy, nước thải sản xuất của KCN Tây Bắc, Đồng Hới, Quảng Bình chủ yếu phát sinh từ ngành sản xuất chung như sau:

- Đối với ngành may mặc: nước thải chủ yếu phát sinh từ quá trình giặt tẩy. Thành phần nước thải thường chứa các chất gây ô nhiễm như: chất hữu cơ khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)