Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về việc làm, công tác tư vấn, hỗ trợ xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)

khẩu lao động cho thanh niên nông thôn

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo, giáo dục định hướng

Theo quy trình trước khi đi xuất khẩu lao động, người lao động bắt buộc phải học tiếng của nước, nơi đến làm việc hoặc tiếng Anh, đồng thời tuỳ theo nhóm ngành nghề xuất khẩu lao động mà người lao động phải học việc, tập huấn kỹ năng nghề nghiệp. Kinh phí này người lao động phải tự bỏ ra để học tiếng, học nghề tại các trung tâm thành phố lớn, gây tốn kém cho người lao động khi phải đi lại, thuê nhà ở…

Do vậy Nhà nước nên hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề này cho người lao động. Đối với hộ gia đình thuộc con liệt sỹ, con thương, bệnh binh nặng, con

gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB&XH, thì hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, những đối tượng khác hỗ trợ 50%. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp hoặc liên kết với các trung tâm dạy nghề địa phương trực tiếp tập huấn, dạy nghề, dạy tiếng tại chỗ cho người lao động.

- Tăng cường sự quản lý, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình hỗ trợ thanh niên lập nghiệp của các tổ chức quốc tế (Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, UNESCO, tổ chức Tầm nhìn thế giới, Đông Tây hội ngộ…) tại Quảng Nam hoạt động có hiệu quả.

- Cho người lao động vay vốn hỗ trợ lãi suất

Hiện nay Nhà nước đang có chính sách thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người lao động xuất khẩu vay với mức vay tối đa là 30 triệu đồng/lao động; lãi suất 0,55%/tháng và được hưởng hỗ trợ lãi suất 4%/năm, thời gian vay bằng với thời gian người lao động đi lao động nước ngoài. Với mức vay này, chỉ có những lao động đi những thị trường có mức chi phí thấp mới đáp ứng đủ, còn các thị trường có chi phí trung bình và cao như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga… thì mức vay này chưa đảm bảo, trong khi đó người lao động nông thôn đa số xuất khẩu lao động đều dựa vào nguồn vốn vay của Nhà nước, khả năng tự trang trải bằng nguồn vốn tự có là rất thấp; do vậy các cơ quan chức năng sớm có chính sách cho vay xuất khẩu lao động phù hợp theo nhóm thị trường, nhóm ngành nghề.

Quá trình hội nhập càng đi vào chiều sâu thì vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam sẽ ngày càng đa dạng và mạnh mẽ, kéo theo đó nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài càng tăng lên, xuất khẩu lao động tại chỗ sẽ càng có nhiều cơ hội để phát triển. Do vậy, một mặt tỉnh cần tăng cường thu hút nhiều vốn FDI, mặt khác cần chuẩn bị tốt cho người lao động về chuyên môn kỹ thuật và khả năng thích nghi điều kiện làm việc mới, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)