Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh đăk nông (Trang 46 - 49)

- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước cũng là một trong các nội dung quan trọng trong Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc.

2015 2.1 Tổng quan về tỉnh ĐắkNông

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Đăk Nông là vùng đất phía Tây Nam và cuối dãy Trƣờng Sơn, nằm trọn trong khối Cao Nguyên cổ Đăk Nông- Đăk Mil, địa hình cao dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 160 m (ở phía Bắc) đến 1980 m (ở phía Tây Nam). Địa hình bị chia cắt mạnh, bao gồm các dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nối với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lƣợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng dọc theo các sông chính.

Tỉnh Đăk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên Việt Nam. Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã trong đó 4 huyện có chung đƣờng biên giới với Cam Pu Chia là Cƣ Jút, Đăk Mil, Đắk Song và Tuy Đức với chiều dài đƣờng biên giới 130 km. Tỉnh lỵ của Đăk Nông là thị xã Gia Nghĩa.

Tỉnh Đăk Nông nằm trong vùng Tây Nguyên, có toạ độ địa lý từ 12045‟ đến 13034‟ vĩ độ Bắc và 107012‟ đến 108007‟ kinh độ Đông.

Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Lăk. Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc.

Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây Bắc giáp Vƣơng quốc Cam Pu Chia.

Đăk Nông có vị trí rất quan trọng đối với vùng Tây Nguyên cũng nhƣ cả nƣớc. Là tỉnh có đƣờng biên giới dài 130 km chung với nƣớc Cam Pu Chia, có lợi thế về giao thông với những tuyến đƣờng quan trọng nhƣ quốc lộ 14 chạy qua hầu hết các huyện trong tỉnh, quốc lộ 28 đi Lâm Đồng và Bình Thuận; đƣờng Quốc lộ 14C chạy qua huyện Đăk Mil, Đăk Song, Đăk R‟Lấp

Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trung tâm thị xã là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 28 nối Gia Nghĩa với các thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); Đà Lạt (Lâm Đồng) và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tƣơng lai những tuyến đƣờng này cùng với đƣờng hàng không (sân bay Nhân Cơ) hoạt động thì Đăk Nông là đầu mối giao lƣu rất quan trọng, đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng nhƣ vùng Tây Nguyên phát triển. [46, tr.05].

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.515,62 km2, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện nay là 296.861 ha, trong đó trồng cây hàng năm là 96.863 ha và cây lâu năm là 199.997 ha. Dân số toàn tỉnh năm 2014 là 565.529 ngƣời, mật độ dân số 86,83 ngƣời/km2.

Toàn tỉnh có 31 dân tộc chung sống, chủ yếu là ngƣời Kinh, chiếm 65,5% dân số toàn tỉnh, các dân tộc khác chiếm 34,5 % dân số toàn tỉnh, trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ M‟Nông, Ê đê, Mạ 47.090 khẩu (32,41% dân tộc thiểu số), các dân tộc H‟Mông, Nùng, Thái, Tày,...miền núi phía bắc, di cƣ tự do chiếm khoảng 18% dân tộc thiểu số; còn lại là các dân tộc thiểu số khác.

Bảng 2.1: Thống kê các đơn vịhành chính của tỉnh Đắk Nông

Chi ra

Tổng số Huyện, thị xã Diện tích tự nhiên

TT Thị (Ha) Phƣờng trấn Xã Toàn tỉnh 651.562 5 5 61 71 1 Gia Nghĩa 28.384 5 3 8 2 Đắk Glong 144.875 7 7 3 Cƣ Jút 72.029 1 7 8 4 Đắk Mil 68.299 1 9 10 5 Krông Nô 81.366 1 11 12

8 Tuy Đức 112.219 6 6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh đăk nông (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)