- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước cũng là một trong các nội dung quan trọng trong Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc.
2015 2.1 Tổng quan về tỉnh ĐắkNông
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của Đăk Nông đa dạng xen kẽ địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao, thấp dần từ Tây sang Đông. Khí hậu vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô ít mƣa, nắng nóng kéo dài làm khô hạn nhiều khi gây thiếu nƣớc ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Đăk Nông là vùng đất phía Tây Nam và cuối dãy Trƣờng Sơn, nằm trọn trong khối Cao Nguyên cổ Đăk Nông- Đăk Mil, địa hình cao dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển từ 160 m (ở phía Bắc) đến 1980 m (ở phía Tây Nam). Địa hình bị chia cắt mạnh, bao gồm các dãy núi cao hùng vĩ, hiểm trở nối với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lƣợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng dọc theo các sông chính. Đăk Nông có 3 loại địa hình chính:
Địa hình vùng núi: Phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện Đăk R‟lấp, địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, chủ yếu là đất bazan, thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, điều, tiêu và cao su.
Địa hình cao nguyên: Phân bố chủ yếu ở các huyện Đăk G‟long, thị xã Gia Nghĩa, huyện Đăk Mil và huyện Đăk Song. Độ cao trung bình là 800 m so với mực nƣớc biển, độ dốc trên 150, chủ yếu là đất bazan, thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, điều, tiêu và cao su, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Địa hình thung lũng: là vùng đất thấp, tƣơng đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0÷3o. Phân bố dọc sông Krông Nô, sông Srêpôk nằm trên địa bàn huyện Cƣ Jút, Krông Nô. Thích hợp cho việc phát triển cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm [46, tr.06].