- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước cũng là một trong các nội dung quan trọng trong Quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc.
2015 2.1 Tổng quan về tỉnh ĐắkNông
2.1.3. Tài nguyên nước
- Nƣớc mặt
Sông ngòi là sản phẩm của thiên nhiên trải qua các thời kỳ kiến tạo nâng lên, hạ xuống xâm thực bào mòn mạnh mẽ hình thành mạng lƣới sông suối. Trong thời kỳ tân kiến tạo tại đây là một vùng nâng lên, nên quá trình xâm thực mạnh mẽ, núi và cao nguyên bị chia cắt bởi các đứt gãy lớn và rất sâu, tạo thành mạng lƣới sông dày, lòng hồ sâu, độ dốc lớn, sông uốn khúc và nhiều thác gềnh.
Chảy qua tỉnh Đăk Nông có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Srêpôk và hệ thống sông Đồng Nai.
+ Hệ thống sông Srêpôk
Sông Srêpôk do hai nhánh sông Krông Knô và Krông Ana hợp lƣu với nhau tại ngã ba Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana). Đoạn chảy qua tỉnh nằm trên ranh giới huyện Cƣ Jút tỉnh Đăk Nông với tỉnh Đăk Lăk.
Sông Krông KNô bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 2.000m chạy dọc theo biên giới phía Đông của tỉnh. Tổng diện tích toàn lƣu vực sông Krông Knô là 4.620 km2 và dòng chính sông dài 156 km, độ dốc bình quân lƣu vực là 16,7%, độ cao bình quân lƣu vực 683 m và mật độ lƣới sông là 0,56 km/km2. Sông Krông Knô có nhánh sông lớn đáng kể là sông Đăk R‟Mang. Sông Đăk R‟Mang có chiều dài 69 km; Diện tích lƣu vực là 1.490 km2. Sông bắt nguồn từ phía nam huyện Đăk Glong và chảy theo hƣớng Tây Nam – Đông Bắc. Khi đến điểm giao giữa hai xã Quảng Sơn, Đăk R‟Mang huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông và huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng sông nhận nƣớc từ phụ lƣu Đăk N‟Hong rồi chạy dọc theo biên giới tỉnh và đổ ra sông Srêpôk. Một số phụ lƣu của sông Đăk R‟Mang thuộc địa phận tỉnh Đăk Nông có thể kể tới là sông Đa Mang (Đăk Mông), sông Đa Nou (Đăk Nu), sông Đăk N‟Hong (Đăk Nhong), sông Đa Snao, sông Đăk R‟Tih, sông Đăk N‟Teng.
Suối Đăk Ki Na (Đăk Kin) bắt nguồn từ xã Đăk Lao huyện Đăk Mil có độ cao nguồn sông 525 m, với diện tích lƣu vực vào khoảng 380 km2, chiều dài dòng chính là 77 km, độ dốc bình quân lƣu vực là 8,4%, chiều rộng bình quân lƣu vực là 7 km, mật độ lƣới sông là 0,51 km/km2, hệ số uốn khúc 1,54. [46, tr. 30-32]
+ Hệ thống sông Đồng Nai
Ngoài sông Srêpôk thì hệ thống sông Đồng Nai với nguồn nƣớc khá dồi dào cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho tỉnh Đăk Nông. Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên ở phía Nam giữa tỉnh Đăk Nông và tỉnh Lâm Đồng. Nằm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có khá nhiều sông suối chảy vào sông Đồng Nai, phụ lƣu lớn nhất thuộc tỉnh là sông Đa Nông (Đăk Đ‟Rung) có diện tích lƣu vực khoảng 1140 km2, chiều dài sông vào khoảng 79 km. Sông Đa Nông đƣợc hình thành từ 3 hệ thống sông là dòng chính Đăk Đ‟Rung, sông Đa Nông (Đăk Nung) và sông Đăk Buk Sô (Đăk R‟Tih).
+ Các sông suối chảy dọc biên giới tỉnh
Suối Prek Dak Dam (suối Dăk Dăm, Dak Plai): là một phụ lƣu của Srêpôk, phần thƣợng nguồn thuộc Đăk Nông. Suối có chiều dài 117,3 km, trong đó phần thuộc tỉnh Đăk Nông là 80,93 km
Suối Không tên: có chiều dài 1,0 km
Suối O Pôr: Phần thƣợng nguồn thuộc Đăk Nông, sau đó chảy sang Căm Pu Chia, chiều dài thuộc Việt Nam là 4,68 km.
Prek Dak Dang (suối Dak Dang): Phần thƣợng nguồn là suối Dak Dang sau đó nhập vào Prek Dak Huyt, chiều dài sông 16,41 km.
Prek Dak Huyt (suối Dak Huyt): chảy dọc theo biên giới Việt Nam – Căm pu chia, chiều dài sông thuộc tỉnh Đăk Nông là 13,3 km, sau đó chảy sang địa phận tỉnh Bình Phƣớc [46, tr. 33].
- Nƣớc ngầm
Lƣu vực sông Srêpôk có tiềm năng phong phú về nguồn nƣớc dƣới đất, nhu cầu dùng nƣớc sinh hoạt và sản xuất ngày càng to lớn và cấp bách theo đà gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Tuy nhiên cho đến nay việc điều tra và đánh giá tài nguyên này vẫn còn ở mức khái quát, chủ yếu qua công tác tìm kiếm và lập bản đồ địa chất thủy văn. Tài nguyên nƣớc dƣới đất mới đƣợc đánh giá ở dạng tiềm năng và trữ lƣợng cấp thấp, còn trữ lƣợng cấp công nghiệp đƣợc thăm dò hầu nhƣ không đáng kể. [47, tr. 10]