7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan hành
các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1. Quản lý các nguồn thu
Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan hành chính nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mình cung cấp phải trả tiền. Do đó, ngân sách nhà nước sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các tổ chức công mà ở đây là các cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước theo Luật pháp quy định được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp.
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:
Thứ nhất, nguồn ngân sách nhà nước cấp
Đối với nguồn thu của cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ tự chủ, nguồn thu này được xác định từ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành.
Biên chế ở đây bao gồm cán bộ, công chức và những người lao động làm việc hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là người lao động). Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiện khoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo định mức là số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013; trường hợp lập thêm tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới thì số biên chế để làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Số lao động hợp đồng làm căn cứ thực hiện khoán quỹ lương là số lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm. Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Định mức phân bổ ngân sách đối với cơ quan thuộc địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Đây là nguồn thu chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước dùng để chi hoạt động trong năm ngân sách (bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12).
Thứ hai, các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định
Theo quy định mới nhất tại Luật phí, lệ phí năm 2015 được Quốc hội khóa 13 thông qua, trong đó định nghĩa: Phí “là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí, lệ phí”. Lệphí “là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật phí, lệ phí”[31].
Các cơ quan hành chính nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thì tùy thuộc vào từng loại phí, lệ phí và quy định cụ thể, cơ quan đó sẽ được trích lại số phần trăm nhất định trên số tiền phí, lệ phí thu được. Mục đích để trang trải các chi phí phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí (như mua sắm công cụ, dụng cụ, tài sản cố định).
Thứ ba, nguồn thu hợp pháp khác
Cuối cùng là các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật: Các khoản thu này thường là chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phát sinh không thường xuyên nhưng có tính chất không hoàn trả, ví dụ như thu từ thanh lý tài sản, thu từ viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức trong và ngoài nước,...
1.2.2. Quản lý chi tiêu
Thực chất chi ngân sách Nhà nước cho các cơ quan hành chính nhà nước đó là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý hành chính. Quá trình phân phối quỹ ngân sách Nhà nước cho cơ
quan quản lý hành chính nhà nước ở đây chính là quá trình lập, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính nhà nước. Quá trình sử dụng chính là việc cấp kinh phí từ quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc nhà nước cho các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng kinh phí đó để chi tiêu cho các hoạt động theo dự toán chi đã được duyêt.
Chi ngân sách Nhà nước cho cơ quan hành chính nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên, trong giới hạn luận văn này chỉ đề cập đến các khoản chi thường xuyên.
Các khoản chi thường xuyên
Chi thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị là khoản chi để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị này, thường ít có biến động lớn qua các năm, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét.
Chi thường xuyên của các cơ quan hành chình Nhà nước bao gồm: Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp; chi vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc; chi hội nghị, công tác phí; chi phí thuê mướn, chi đoàn ra, đoàn vào; chi sửa chữa tài sản cố định; chi nghiệp vụ chuyên môn,….Chi đầu tư phát triển của các cơ quan hành chính Nhà nước gồm: Chi xây dựng trụ sở làm việc, chi mua sắm tài sản cố định cho công tác chuyên môn (ô tô, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị tin học, máy điều hòa,…).
Bên cạnh các nội dung chi trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm:
- Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho
phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả.
- Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc
hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trong trường hợp quy định khung mức chi thì không được vượt quá mức chi cụ thể do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định).
- Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc
một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài
chính, gồm: Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Chi công tác phí; Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh lãnh đạo; Chi văn phòng phẩm.
- Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy
định.
- Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi,
không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng phí, lệ phí được để lại.
Đối với kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được: Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm. Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động: Trong
phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng
thêm cho cán bộ, công chức và người lao động. Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm một năm được xác định theo công thức:
QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng
Trong đó:
QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm;
Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;
K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);
K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;
L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về chi trả thu nhập tăng thêm:
Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan [10].
Các cơ quan, đơn vị phải đảm bảo yêu cầu cung cấp đầy đủ và quản lý có hiệu quả các khoản chi đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
1.2.3.1. Lập dự toán
Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra.
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị là nhằm phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất. Do đó, việc lập dự toán phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, thực hiện nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo đồng thời phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.
Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định và thể hiện rõ dự toán chi ngân sách quản lý hành chính đề nghị giao thực hiện chế độ tự chủ, đồng thời; có thuyết minh chi tiết theo nội dung công việc, gửi cơ quan chủ quản cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp.
Tính ưu việt của lập dự toán là dễ thực hiện.
Hạn chế của lập dự toán: Đôi khi nếu nhà quản lý không tiên lượng được các nhiệm vụ phải thực hiện trong năm kế hoạch, không đưa vào dự toán, thì trên nguyên tắc sẽ không được chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, nếu như có Quyết định giao thêm nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan hành chính nhà nước vẫn được cấp dự toán bổ sung nguồn để thực thi nhiệm vụ đó.
Thực hiện dự toán trong các cơ quan hành chính nhà nước là khâu tiếp theo khâu lập dự toán trong chu trình ngân sách. Thực hiện dự toán của các cơ quan hành chính nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế
- tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán
ngân sách của cơ quan, đơn vị trở thành hiện thực. Quá trình thực hiện dự toán ngân sách, nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán năm của đơn vị từ khả năng, dự kiến
thành hiện thực. Từ đó, góp phần biến các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
- Thông qua việc thực hiện dự toán của các cơ quan, đơn vị tiến hành
kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế tài chính của Nhà nước.
Khi tiến hành hoạt động quản lý tài chính trong một cơ quan, đơn vị để đảm bảo thu, chi có hiệu quả, cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Quá trình thực hiện thu chi phải đảm bảo đúng theo pháp luật quy định trên cơ sở việc thực hiện phải cân đối giữa thu và chi.
Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện dự toán thu
- Thực hiện dự toán thu từ nguồn ngân sách nhà nước
Đối với khoản thu từ ngân sách nhà nước, cơ quan đơn vị được cấp qua Kho bạc nhà nước dưới hình thức Kho bạc nhà nước sẽ cấp các khoản thu trên cơ sở dự toán chi thường xuyên và chi không thường xuyên theo dự toán đã được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu khác
Ngoài các khoản thu trên thì các cơ quan đơn vị có các khoản thu khác như: Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các khoản viện trợ không hoàn lại, thu từ thanh lý tài sản,... Các khoản thu này phát sinh không thường xuyên và không lớn, nhưng có tính
chất không hoàn trả nên chúng có tác dụng quan trọng trong bổ sung tăng cường thêm nguồn lực tài chính cho cơ quan, đơn vị
Riêng cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ quan hành chính nhà nước chỉ có nguồn thu từ phí, lệ phí được để lại theo quy định để chi cho công tác liên quan đến công tác này.
Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện dự toán chi
Thơi gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Trong quá trình thực hiện dự toán chi phải dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu hoặc tổng mức chi nếu đó là kinh
phí đã nhận khoán, đã được duyệt trong dự toán.