7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số kiến nghị
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đặc biệt chú trọng hoàn thiện chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, đối với phân bổ ngân sách của các cơ quan hành chính nhà nước: “Tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước”. Để có thể hiện thực hóa theo Nghị quyết của Chính phủ, đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các điều kiện về tài chính, ngân sách bao gồm đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là biên chế (song song với việc thay đổi cơ chế ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng, hướng vào kiểm soát đầu ra thì hệ thống chi trả lương theo ngạch, bậc chức vụ không còn phù hợp). Chính phủ cần sớm ban hành các tiêu chí đánh giá các nội dung quy định về khối lượng, chất lượng thực hiện công việc, áp dụng theo tiêu chuẩn ISO trong giải quyết hồ sơ hành chính, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách được giao dựa vào kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Để phát huy hơn nữa quyền tự chủ của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc sử dụng kinh phí được giao như hiện nay, Bộ Tài chính cần sớm ban hành một số quy định để giao thêm quyền tự chủ:
Thứ nhất là bổ sung thêm một số các khoản chi được phép giao khoán (đã giao khoán thì không cần phải có hóa đơn chứng từ như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, công tác phí,…) kể cả khoán quỹ tiền lương cho từng bộ phận trong cơ quan, tiết kiệm con người để tăng thu nhập cho những công chức thực sự làm việc hiệu quả.
Thứ hai là đối với các khoản chi chưa có trong quy định của nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được phép chi trả sao cho phù hợp với tình hình tại đơn vị, đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được giao.
Thứ ba là kinh phí tiết kiệm được, Thủ trưởng đơn vị được quyết định chi trả mức chi bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, không bị giới hạn 1,0 (một) lần lương so với ngạch, bậc, chức vụ như hiện nay. Khi đó, mới thực sự chi trả lương theo công sức của người lao động, tạo động lực làm việc.
Thứ tư là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện các nội dung chi: Ngoài các nội dung chi bắt buộc phải thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi khác như chi các đoàn đi công tác, trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động,… Thủ trưởng đơn vị được phép quy định các mức chi cao hơn hoặc thấp hơn chế độ nhà nước quy định. Đối với các nội dung chi chưa được nhà nước quy định, Thủ trưởng đơn vị được phép quy định mức chi phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ được giao. Để giảm khối lượng công việc, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, có thể xây dựng phương án khoán và thực hiện khoán đối với các nội dung chi thường xuyên của đơn vị.
3.3.3. Kiến nghị với Sở Xây dựng
Hàng năm, sau khi có Quyết định giao dự toán của Ủy ban nhân dân thành phố và Thông báo thẩm tra dự toán của Sở Tài chính, Sở Xây dựng cần lên kế hoạch cụ thể về các khoản chi trong năm, xây dựng dự toán theo đúng tình hình hoạt động của đơn vị, xác định rõ nhu cầu, khối lượng, nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm, từ đó, có các khoản chi phù hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời, quán triệt cho cán bộ, công chức người lao động tại Sở có ý thức tiết kiệm, nâng cao hiệu quả công tác để có được mức thu nhập được tính toán cụ thể từ đầu năm. Từ đó, xuyên suốt quá trình thực
hiện dự toán trong năm, các khoản chi bất thường sẽ được công khai tại Hội nghị Cán bộ, công chức, để có giải trình rõ ràng, vừa phát huy tinh thần dân chủ của người lao động, vừa đảm bảo trách nhiệm của Giám đốc, Kế toán trưởng trong việc điều hành kinh phí, ngân sách được giao.
Ngoài ra, để nâng cao tinh thần làm việc, tạo động lực làm việc, Sở Xây dựng cần điều chỉnh phương án chi thu nhập tăng thêm theo quy định của Thông tư liên tịch số 71/TTLT-BNV-BTC để có phương án phân bổ tiết kiệm theo năng lực, hiệu quả làm việc của mỗi cán bộ, công chức, hạn chế tình trạng phân bổ theo hệ số lương và cào bằng như hiện nay.
Tóm tắt chương 3
Chương cuối cùng của luận văn, tác giả tập trung nêu lên giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, những giải pháp được tác giả đề xuất là:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý;
- Tăng quyền tự chủ cho các cơ quan hành chính nhà nước;
- Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hoạt
động;
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người lao động làm
việc tại cơ quan hành chính nhà nước về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ, công chức
làm công tác quản lý tài chính;
- Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm toán đi đôi với công khai tài
chính;
- Hoàn thiện cơ chế sử dụng kinh phí tiết kiệm để tăng thu nhập cho
cán bộ, công chức và người lao động.
Từ những đề xuất về những giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá công chức tác giả có đưa ra những kiến nghị đối với những cơ quan có thẩm quyền để có thể thực hiện việc quản lý tài chính một cách hiệu quả trong thực tiễn, góp phần đổi mới và hoàn thiện quản lý cơ chế về tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước những thời gian tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền hành chính nước nhà, một trong những cải cách trọng tâm đó chính là cải cách tài chính công, nguồn lực ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu thì không có giới hạn, đòi hỏi mỗi nhà nước phải có những biện pháp chính sách mới sao cho phù hợp để có thể phát triển kinh tế, xã hội đưa đất nước đi lên theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Để có thể đạt được mục tiêu ấy, một trong những thay đổi mang tính chiến lược đó là sử dụng hiệu quả nguồn lực từ nguồn ngân sách nhà nước, chi tiêu cho hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội,... Cơ chế quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã đạt được những mặt tích cực đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, không còn phù hợp với tình hình hiện tại đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ban, ngành liên quan có những thay đổi cấp thiết để có thể thích nghi với những biến động trong nước và quốc tế.
Trọng điểm của chương trình cải cách tài chính công của nước ta hiện nay, mà đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước gắn liền với công cuộc cải cách về cán bộ, công chức. Vấn đề đặt ra là việc xác định sản phẩm đầu ra của mỗi cơ quan hành chính nhà nước, cung cấp được bao nhiêu sản phẩm, chất lượng và hiệu quả sử dụng như thế nào. Dựa trên cơ sở đó xác định kinh phí để thực hiện được nhiệm vụ đó, không còn giao kinh phí theo biên chế như hiện nay, Thủ trưởng đơn vị được phép quyết định số lượng biên chế, nhân sự trong cơ quan mình để làm tốt nhất nhiệm vụ được giao, khi đó, cần ít người nhất nhưng hiệu quả công việc đạt được lại cao nhất.
Trong thời gian tới, khi chưa đạt được đầy đủ điều kiện tổng thể về công cuộc cải cách chung của nền hành chính, xác định được đề án vị trí việc làm trong từng cơ quan, đơn vị cũng góp phần đáng kể giảm thiểu những biên
chế thừa, xác định được cơ cấu lương, chi phí quản lý hành chính sát với thực tế để có được định mức phân bổ kinh phí phù hợp cho các cơ quan hành chính nhà nước không có nguồn thu nào khác ngoài nguồn ngân sách cấp. Đảm bảo thu nhập của người làm việc trong cơ quan nhà nước có tổng thu nhập đạt mức trung bình khá trên thị trường thì cán bộ, công chức mới thực sự tạo được động lực làm việc trong cơ quan nhà nước. Đồng thời, không còn chế độ bao cấp làm việc suốt đời mới nâng cao được trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của công chức, luôn ý thức phấn đấu rèn luyện, theo kịp tiến độ thời đại, không có tình trạng trì trệ, ỷ lại, tăng lương theo năng lực cống hiến, đóng góp chứ không phải theo niên hạn như hiện nay.
Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay đều có thể thực hiện các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách được giao, cần có cơ chế đánh giá mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong năm đó, làm cơ sở để cấp kinh phí trong năm tới. Đồng thời là nâng cao tính minh bạch, công khai dự toán được giao, chấp hành dự toán và trách nhiệm giải trình của cá nhân trong việc sử dụng và điều hành ngân sách.
Luận văn được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu và địa bàn khảo sát thực tế không lớn, bên cạnh đó, trong khuôn khổ giới hạn thời gian và kinh nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tìm thấy đề tài tương tự ở các cơ quan hành chính nhà nước tương đương của thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh khác. Đây là điểm mới của luận văn nhưng đồng thời cũng là điểm hạn chế vì không có dữ liệu để so sánh. Vì vậy, tác giả hi vọng được góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao công tác quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các cơ quan hành chính nhà nước tiến tới một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 hướng
dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 284/2017quy định
chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 74/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của chính phủ, chế độ phụ cấp công vụ theo nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của chính phủ, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của chính phủ.
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 17/6/2014 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
6. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày 30/6/2015 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.
7. Bộ Tài chính (2014), Chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên.
8. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
9. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.
10. Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ (2014), Thông tư Liên tịch số 71/2014/TTLT- BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
11. Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ (2015), Thông tư Liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy
định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 về quảnlý biên chế công chức.
14. Chính phủ (2013), Nghị định số66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 vềquy
định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
16. Chính phủ (2014), Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
17. Chính phủ (2015), Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số từ 2,34 trở xuống.
18. Clay G. Wescott (2009), Tăng cường hiệu quả điều hành và quản lý nhà
nước Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
19. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2015), Niêm giám thống kê năm
2015, NxbThanh niên.
20. Dương Thị Bình Minh (1997), Luật Tài chính, Nxb Chính trị quốc gia. 21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Giáo trìnhKinh tế chính trị - Chương trình cao cấp, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Tài liệu chuyển đổi cao học
chuyên ngành hành chính công.
23. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Quản lý tài chính công ởViệt
Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
24. Học viện tài chính (2005), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính.
25. Nguyễn Đức Thọ (2012), Chế độ tự chủ trong sử dụng kinh phí quản lý
hành chính, Tạp chí Tài chính, nguồn: http://tapchitaichinh.vn/nghien- cuu-trao- doi/che-do-tu-chu-trong-su-dung-kinh-phi-quan-li-hanh-chinh- 7210.html.
26. Nguyễn Đức Thọ (2017), Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí
tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, Tạp chí Tài chính, nguồn: