7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng quản lý tài chính nội bộ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Sở
trách nhiệm tại Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.1. Về nguồn kinh phí ngân sách cấp
Căn cứ định mức phân bổ ngân sách được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao (định mức cho các cơ quan hành chính nhà nước gồm Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện) là: 117.000.000 đồng/biên chế công chức và 91.000.000 đồng/người lao động Nghị định 68.
Căn cứ số biên chế được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao năm 2014, 2015 là 1.299 biên chế, năm 2016 là 1.266 biên chế.
Dưới đây là bảng tổng hợp biên chế và tổng kinh phí được giao theo dự toán trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 [48,49,50,51,52]:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp biên chế, kinh phí được giao
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Cán bộ công chức 1.255 1.252 1.223
Định mức 117 117 117
Thành tiền 146.835 146.484 143.091
Hợp đồng nghị định 68 44 47 43
Thành tiền 4.004 4.277 3.913
Tổng số biên chế được
1.299 1.299 1.266
giao
Tổng kinh phí được giao
150.839 150.761 147.004
theo dự toán
Nguồn: Tổng hợp các Quyết định của UBNDTPHCM
Tổng kinh phí được sử dụng trong năm = (Số người x định mức phân bổ) + kinh phí năm trước chuyển sang – kinh phí 10% tiết kiệm chi thường xuyên.
Những năm trở lại đây, các cơ quan hành chính nhà nước đều phải thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương cho đơn vị theo Công văn hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính [4,5,6]. Do đó, chỉ những khoản chi cho con người là không thực hiện tiết kiệm 10%, còn lại tất cả các khoản chi phí quản lý hành chính đều phải thực hiện tiết kiệm 10%. Số tiền này tương ứng qua 3 năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 5.820.550.000 đồng, 7.156.400.000 đồng, 7.221.740.000 đồng. Số tiền này chỉ được sử dụng khi có Quyết định tăng lương của Chính phủ, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (chỉ được dùng để chi chênh lệch tăng lương từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng, các khoản đóng góp theo chênh lệch tăng lương, tiền lương tăng thêm cho người có hệ số lương 2,34 trở xuống và phụ cấp công vụ, không được chi cho nội dung khác [3,14,32,33,34,35,36]).
Nguồn: Báo cáo tài chính, Thông báo thẩm tra dự toán của Sở Tài chính
Biểu đồ tỷ lệ nguồn kinh phí được giao và được sử dụng
Vì vậy, so sánh kinh phí của 3 năm cho thấy, biên chế được giao ít hơn đồng nghĩa với kinh phí bị cắt giảm, trong khi xu hướng là các cơ quan hành chính nhà nước được giao thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ hơn. Các cơ quan hành chính nhà nước không được sử dụng trọn vẹn nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao theo mục tiêu của Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, ngân sách bị cắt giảm để tạo một phần nguồn kinh phí thực hiện cho lộ trình tăng lương, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động thu, chi, cân đối giữa các nguồn thu của cơ quan đồng thời ảnh hưởng đến thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức và người lao động.
2.2.1.2. Về nguồn kinh phí phí, lệ phí được để lại sử dụng
Căn cứ Phụ lục số 01 của Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13, các loại phí và lệ phí mà Sở Xây dựng đang thực hiện thu, quản lý và sử dụng bao gồm :
STT Phí, lệ phí Cơ quan quy định
Phí thẩm định hồ sơ đề xuất chấp thuận đầu
2 Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài chính
3 Phí thẩm định tham gia ý kiến về thiết kế cơ Bộ Tài chính
sở
4 Phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng Bộ Tài chính
5 Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề Bộ Tài chính
6 Lệ phí công bố hợp quy Bộ Tài chính
7 Lệ phí cấp giấy phép thầu tư vấn và xây Bộ Tài chính
dựng cho nhà thầu ngước ngoài
8 Lệ phí cấp giấy phép xây dựng Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh
Nguồn : Luật phí, lệ phí 2015
Thực hiện theo quy định tại Điều 12, 13 của Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 về quản lý thu, nộp phí và lệ phí, trong đó 03 loại lệ phí đều nộp 100% về ngân sách nhà nước, các loại phí được trích để lại sử dụng theo tỷ lệ phần trăm được quy định tại các Thông tư chuyên ngành phù hợp cụ thể, được tổng hợp theo bảng sau:
Tỷ lệ nộp Tỷ lệ đơn vị
STT Tên loại phí ngân sách được để lại
nhà nước sử dụng
1 Phí thẩm định hồ sơ đề xuất chấp 10% 90%
thuận đầu tư
2 Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng 10% 90%
3 Phí thẩm định tham gia ý kiến về 10% 90%
thiết kế cơ sở (vốn trong ngân sách)
4 Phí thẩm định thiết kế công trình xây 10% 90%
Nguồn: Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp quản lý sử dụng các loại phí [8,9]
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp nguồn phí về tỷ lệ nộp ngân sách và để lại của Sở Xây dựng
Dựa trên tình hình thực tế thu tại Sở Xây dựng trong giai đoạn 2014 – 2016 thì số thu từ phí tăng dần đều qua các năm. Nguồn thu này theo tính chất thì không phải là số thu ổn định, tuy nhiên cũng góp một phần đáng kể giảm thiểu chi phí quản lý hành chính. Cụ thể, số thu phí, lệ phí 3 năm qua tăng đột biến: Đứng trước xu thế phát triển không ngừng của thành phố trong 5 năm trở lại đây, nhất là giai đoạn 2015 – 2020, Ủy ban nhân dân thành phố ưu tiên phát triển nhiều dự án hạ tầng cơ sở kỹ thuật, thay đổi diện mạo của thành phố, nhiều công trình, dự án được thành phố cấp phép, phê duyệt nên ngân sách thu được từ các loại phí thẩm định dự án tăng đột biến.
Nguồn thu phí, lệ phí được trích để lại sử dụng tại Sở Xây dựng (tính cả nguồn phí, lệ phí năm trước chuyển sang).
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nguồn thu phí, lệ
phí được để lại sử 5.478.391.724 11.224.065.367 18.630.038.286
dụng
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016
2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn kinh phí tại Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
Với đặc thù cơ cấu tổ chức bộ máy tại Sở Xây dựng nói riêng mà một số cơ quan Sở ban ngành nói chung, bộ phận tài chính – kế toán trực thuộc Văn phòng Sở. Khối Văn phòng Sở bao gồm 5 Tổ trực thuộc, bao gồm: Tổ nhận, trả hồ sơ; Tổ quản trị công nghệ thông tin; Tổ văn thư; Tổ tổng hợp và Tổ tài chính – kế toán. Chức vụ Phó Chánh Văn phòng Sở thường sẽ kiêm chức danh Kế toán trưởng, Kế toán trưởng độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng lại phụ thuộc về mặt quản lý của Chánh Văn phòng Sở.
Thực hiện Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng, ngày 11/5/2013, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2391/QĐ-UBND phê duyệt Đề án số 3149/ĐA-SXD-TT ngày 9/5/2013 của Sở Xây dựng về kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã kiện toàn 24 Đội Thanh tra địa bàn đặt tại 24 quận, huyện trực thuộc Thanh tra Sở Xây dựng. Sở Xây dựng đã thống nhất quản lý từ nhân sự đến công tác chỉ đạo, giải quyết và quản lý trật tự xây dựng trên toàn địa bàn thành phố. Do đó, kinh phí thường xuyên được giao tăng từ 293 biên chế lên 1299 biên chế vào năm 2014 và giảm xuống 1266 biên chế vào năm 2016.
Sau khi có thông báo thẩm tra dự toán của Sở Tài chính về phân bổ dự toán hàng năm của Sở Xây dựng, Văn phòng Sở tiến hành phân bổ dự toán
giao về các Đội thanh tra địa bàn theo số có mặt thực tế (theo bảng lương), số biên chế tiết kiệm còn lại sẽ được tiếp tục phân bổ vào tháng 12 năm đó. Việc phân bổ kinh phí và phương án tiết kiệm cho các Đội Thanh tra địa bàn vào thời điểm cuối năm được thống nhất giữa Ban Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Sở Xây dựng.
Do đặc thù quản lý tài chính tại Sở Xây dựng gồm có Văn phòng cơ quan Sở và tại 24 Đội thanh tra địa bàn quận, huyện (trụ sở của 24 Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện nằm rải rác trên khắp 24 quận, huyện của thành phố) nên để thống nhất trên phương diện quản lý kiểm soát chi trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh, tất cả chứng từ chi tiền của Sở Xây dựng đều được thực hiện tại trụ sở Sở Xây dựng. Văn phòng cơ quan Sở và 24 Đội thanh tra địa bàn quận, huyện đều tập hợp hóa đơn, chứng từ gửi về Văn phòng Sở (Tổ tài chính kế toán) để thực hiện thanh toán. Mặc dù các khoản chi và mục lục chi đều thực hiện theo dự toán đầu năm được duyệt, tuy nhiên, các khoản chi đều thực hiện trình tự theo đúng quy trình, có Tờ trình đề xuất với Chủ tài khoản (Giám đốc Sở) trước khi thực hiện thanh toán.
Ngoài ra, đối với nguồn kinh phí ngân sách cấp là nguồn kinh phí chung của toàn Sở Xây dựng, nhưng nguồn kinh phí từ phí, lệ phí được để lại sử dụng chỉ được chi cho Văn phòng cơ quan Sở (theo quy định đối tượng nào thực hiện công tác liên quan đến phí, lệ phí đó mới được phép sử dụng nguồn kinh phí này).
2.2.3. Thực trạng chi tiêu tài chính nội bộ tại Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
Đối với nguồn kinh phí thường xuyên, tách biệt hai khoản chính đó là phần chi cho con người và chi phí quản lý hành chính thực hiện chức năng nhiệm vụ chính trị.
Thứ nhất là phần chi các khoản chi cho con người bao gồm:
- Chi lương cho người lao động hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP;
- Phụ cấp lương (bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thêm giờ, độc hại,
phụ cấp theo nghề, theo công việc, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp công vụ,…);
- Tiền thưởng (thưởng thường xuyên theo định mức – thưởng chiến sĩ thi
đua cơ sở, lao động tiên tiến cho tập thể, cá nhân,…);
- Phúc lợi tập thể (bao gồm tiền khám bệnh định kỳ, nước uống, chi vào
các ngày lễ lớn trong năm: Ngày Quốc khánh 2/9, 30/4 & 1/5, ngày 8/3, 20/10, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán,…
- Các khoản đóng góp theo lương (bao gồm 4 loại theo quy định bắt
buộc hiện hành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp);
- Các khoản thanh toán khác cho cá nhân (gồm chi thu nhập tăng thêm
cho cán bộ, công chức và người lao động).
Thứ hai là các khoản chi phí quản lý hành chính mang tính chất thường xuyên bao gồm:
- Thanh toán dịch vụ công cộng (như điện, nước, điện thoại, nhiên liệu,
vệ sinh môi trường);
- Vật tư văn phòng (chi văn phòng phẩm, công cụ dụng vụ văn phòng);
- Thông tin liên lạc (như phí điện thoại trong nước, phí bưu chính, fax, sách, báo, tạp chí, truyền hình cáp, cước phí internet, khoán điện thoại);
- Công tác phí (khoán công tác phí, vé máy bay, tàu xe, phòng nghỉ,…);
- Tổ chức hội nghị;
- Chi phí thuê mướn (thuê lao động, thiết bị);
- Sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn (ô tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị
tin học, máy photocopy,…);
- Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn (trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, điều hòa nhiệt độ, thiết bị tin học).
- Chi khác…
Về các khoản chi cho con người
Thông qua phân tích số liệu thực tế chi tại Báo cáo tài chính năm 2014, 2015 và 2016 của Sở Xây dựng, thấy rằng tỷ trọng chi chủ yếu trong nguồn kinh phí cấp là chi cho con người (chiếm hơn 80%), tỷ lệ này có xu hướng tăng dần đều qua các năm (năm 2014 là 84,81%, năm 2015 là 85,39%, năm 2016 là 84,32%).
So sánh với kinh phí được giao qua 3 năm, số biên chế được giao năm 2014, 2015 là 1.299 biên chế, năm 2016 giảm còn 1.266 biên chế, do đó kinh phí ngân sách năm 2016 thấp hơn so với 2 năm trước đó (kinh phí giảm khoảng 3 tỷ 700 triệu đồng. Vì vậy, xét về tỷ lệ thì phần chi cho người không giảm nhưng nếu xét về số tuyệt đối thì tổng chi cho con người giảm khoảng 9 tỷ 979 triệu đồng.
Đơn vị tính: Đồng
Khoản chi con
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
TT Ngân sách nhà Ngân sách nhà Ngân sách nhà
người
nước giao nước giao nước giao
Chi lương cho
1 cán bộ, công 44.758.632.836 45.513.981.008 49.286.060.175
chức
2 Chi lương cho 2.063.014.986 1.293.728.504 1.377.072.256
HĐ NĐ 68 3 Phụ cấp lương 17.424.542.216 16.556.419.193 15.842.717.454 4 Tiền thưởng 712.761.500 945.091.350 825.132.000 5 Phúc lợi tập thể 19.408.489.433 22.604.410.134 17.922.042.578 6 Chi thu nhập 37.319.011.112 35.776.435.089 27.223.879.680 tăng thêm TỔNG 121.686.452.083 122.690.065.278 112.476.904.143
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016
Bảng 2.3: Bảng chi tiết các khoản chi cho con người (2014 – 2016)
Phần chi lương cho cán bộ, công chức tăng đều qua 3 năm, đây là thực tế khách quan vì theo quy định tại Điều 2 về Chế độ nâng bậc lương thường xuyên của Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động [1]:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng
trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ
trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Do đó, phần chi lương tăng thường xuyên theo niên hạn, trung bình mỗi lần hệ số lương tăng 0,33. Với một cơ quan hành chính nhà nước biên chế lên đến 1.266 người thì hầu như tháng nào cũng có người tăng lương. Năm 2016 phần chi lương tăng đột biến lên 3 tỷ 773 triệu đồng là do bắt đầu từ ngày 1/5/2016 tăng lương cơ bản từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng. Lương tăng đồng nghĩa với việc các khoản chi theo lương cũng tăng theo như các khoản đóng góp theo lương (BHXH, BHYT, BHCĐ, BHTN). Sở Xây dựng là Sở chuyên môn đặc thù, với lực lượng Thanh tra Xây dựng, 980 biên chế Thanh tra địa bàn 24 quận huyện trên tổng số 1.266 biên chế được giao
(chiếm 77,4%). Ngành Thanh tra được hưởng phụ cấp thanh tra viên (mỗi năm đều xét công chức thanh tra lên thanh tra viên theo tiêu chuẩn nhất định), kinh phí để chi phụ cấp trách nhiệm thanh tra viên cũng được tính vào định mức kinh phí khoán hàng năm, được hạch toán vào mục 6113 – phụ cấp trách nhiệm, kinh phí này cũng làm cho các khoản chi cho con người tăng định kỳ hàng năm [45].
Ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm trong khi khối lượng công việc phải đảm nhận của Sở tăng lên, được Ủy ban nhân dân thành phố giao thêm một số nhiệm vụ mới, thu nhập trung bình của cán bộ, công chức trong 3 năm được thể hiện trong bảng sau:
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng chi cho con người 121.686.452.083 122.690.065.278 112.476.904.143 Số biên chế có mặt thực tế 1.258 người 1.262 người 1.243 người