7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại sở xây
chính tại sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế
Ngay từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, về cơ bản đã đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể như sau:
Sở Xây dựng nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước nói chung được trao quyền tự chủ, được chủ động hơn trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để vừa có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao đồng thời sự linh hoạt trong việc sử dụng nguồn tài chính được ngân sách cấp chi cho những hoạt động thật sự cần thiết, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nhằm bảo đảm thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động.
Từ khi cơ chế tự chủ về biên chế ra đời, thay thế cho cơ chế phân bổ chỉ tiêu trước đây đã phần nào phát huy tính chủ động của cơ quan cấp dưới, tăng cường phân cấp, phân quyền. Với 1.299 biên chế, rút gọn lại còn 1.266 biên chế vào năm 2016 và theo Quyết định mới nhất của Ủy ban nhân dân thành phố vào năm 2017 còn 1.255 biên chế (mặc dù định mức tăng lên 125.000.000 đồng/cán bộ, công chức và 96.000.000 đồng/người lao động hợp đồng Nghị định 68) [53,54]. Đứng trước tình hình khó khăn về ngân sách, biên chế bị cắt giảm, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ giao biên chế theo đúng số có mặt thực tế, nguồn lực tài chính ngày càng khan hiếm trong khi chức năng, nhiệm vụ mới luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của xu thế phát triển trong nước và điều kiện hội nhập quốc tế, đòi hỏi mỗi cơ quan hành chính nhà nước phải có sự chủ động nhất định trong việc sử dụng biên chế và kinh phí được giao.
Với đặc thù của Sở Xây dựng là 12 phòng ban chuyên môn trực thuộc Văn phòng cơ quan Sở làm công tác tham mưu và chuyên môn, còn có 24 Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện. Qua đó, có sự chủ động trong việc giao biên chế cho từng phòng ban và Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể tại mỗi thời điểm mà có sự luân chuyển, điều động. Điều này có tác dụng tích cực trong việc nâng cao ý thức của từng cán bộ, công chức, người lao động trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiết kiệm đồng nghĩa với tăng thu nhập.
Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở đã quán triệt quan điểm chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, rà soát và đối chiều theo Đề án vị trí việc làm, luôn chủ động, đi đầu trong việc sử dụng tiết kiệm biên chế được giao, với số biên chế thực tế có mặt luôn thấp hơn số biên chế được giao (như năm 2016 tiết kiệm 23 biên chế), khắc phục được việc sử dụng nhân lực không đúng chỗ (nơi quá thừa hoặc nơi quá thiếu). Đề án vị trí việc làm được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tối đa không có biên chế nào thừa hay tình trạng công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Sở Xây dựng thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ, công chức, đảm bảo công chức có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đúng với nhu cầu tại vị trí việc làm đó.
Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, đổi mới căn bản cơ chế quản lý, sử dụng công chức. Đã khuyến khích được từng phòng ban và 24 Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, khoa học, tăng năng xuất và hiệu quả công việc nhằm tiết kiệm biên chế và nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, công chức.
2.3.1.2. Về cơ chế quản lý tài chính
Thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ về kinh phí đã giúp cho Sở Xây dựng nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước nói chung có sự chủ động tích cực trong việc phân bổ nguồn lực tài chính hàng năm, để có
những kế hoạch và biện pháp hữu hiệu đảm bảo vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời có thu nhập tăng thêm cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức.
Do cơ chế đặc thù của Sở Xây dựng bao gồm cả 24 Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện, nên việc phẩn bổ kinh phí cũng được giao khoán kinh phí về cho từng đội theo số biên chế của từng đội, được Giám đốc Sở ký Quyết định giao chỉ tiêu biên chế. Để Đội trưởng mỗi đội chủ động trong việc sử dụng kinh phí được giao của mình, tiết kiệm tăng thu nhập cho anh em trong đội, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức. Mặc dù tại 24 Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện không có nguồn thu nào khác nguồn thu từ ngân sách cấp. Ban Giám đốc Sở luôn vẫn luôn có những chính sách hỗ trợ về kinh phí để tạo điều kiện tối đa cho các đội yên tâm công tác, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Dựa vào thực trạng quản lý tài chính của Sở Xây dựng, phần kinh phí chi cho con người định kỳ hàng năm tăng, do Nhà nước thực hiện tăng lương cơ bản định kỳ theo lộ trình, nên các khoản chi lương và phụ cấp theo lương cũng tăng theo. Sở Xây dựng luôn đảm bảo các khoản chi cho con người theo đúng nội dung chi, đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng và chế độ quy định, những khoản chi không có trong quy định đều được thông qua công khai minh bạch tại Hội nghị cán bộ, công chức hàng năm. Sở Xây dựng luôn đảm bảo thanh toán chi trả đầy đủ các khoản thuộc về chi cho con người.
Bên cạnh đó, việc quản lý nhóm chi kinh phí quản lý hành chính cũng được đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí, ngoài những khoản chi mang tính bắt buộc như tiền internet, điện, nước, điện thoại, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, chi phí thuê mướn và sửa chữa, bảo trì thường xuyên thì những khoản chi không mang tính bắt buộc đều được kiểm soát chặt chẽ, phải thật sự cần thiết và mang lại lợi ích, hiệu quả cao mới được duyệt chi. Quy trình duyệt chi cũng đảm bảo từ khâu lựa chọn nhà cung cấp, nhà thầu,
đến kiểm soát nguồn chi và được sự cho phép duyêt chi của chủ tài khoản – Giám đốc Sở. Sở Xây dựng định kỳ luôn ban hành Thông báo, Chương trình hành động tiết kiệm, chống lãng phí đến toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành với những biện pháp cụ thể, từ tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm đến nhiên liệu xăng dầu trong sử dụng xe công... [38,39]
2.3.1.3. Về thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức
Mặc dù đứng trước tình hình khó khăn chung về ngân sách nhà nước, thu không đủ bù chi, thực hiện chính sách tinh giản biên chế, biên chế thường xuyên bị cắt giảm. Theo xu hướng chung của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ giao biên chế theo số có mặt thực tế (theo bảng lương). Sở Xây dựng từ 1.299 biên chế xuống còn 1.266 biên chế, đến năm 2017 còn 1.255 biên chế, ngân sách bị cắt giảm tương ứng. Lãnh đạo Sở đã có những biện pháp triệt để nhằm tiết kiệm biên chế, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý hành chính, tận dụng nguồn thu từ phí, lệ phí được trích để lại để có nguồn chi đảm bảo thu nhập tối thiểu cho cán bộ, công chức và người lao động. Phương án chi thu nhập tăng thêm được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào số tiền đã tiết kiệm trong năm (sau khi đối chiếu nguồn kinh phí tiết kiệm được với Kho bạc nhà nước vào thời điểm cuối năm) cụ thể:
- Phân bổ 70% kinh phí tiết kiệm để chi bổ sung thu nhập tăng thêm bình
quân cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động.
- Phân bổ 30% kinh phí tiết kiệm chi thu nhập tăng thêm theo hệ số
lương, cấp bậc, chức vụ cho cán bộ, công chức, người lao động [40].
Việc phân bổ kinh phí tiết kiệm như trên mục đích rút ngắn thu nhập giữa người có hệ số lương cao và người có hệ số lương thấp, đảm bảo thu nhập cho toàn thể cán bộ, công chức và người lao động, tạo động lực làm việc cho công chức mới vào. Do đó, cán bộ, công chức và người lao động Sở luôn có tinh thần làm việc tận tụy, chăm chỉ, sáng tạo, đảm bảo tốt nhiệm vụ được
giao, đi đầu trong công tác tham mưu, thực hiện công vụ theo đúng quy định của pháp luật.
2.3.1.4. Về thực hiện công khai, minh bạch
Quản lý tài chính có hiệu quả và hiệu lực hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ, nhất là tài chính được giao từ ngân sách nhà nước, đây được coi là trách nhiệm đồng thời làm cơ sở quan trọng tạo niềm tin cho công chức và người dân đóng thuế cho nhà nước. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, Sở Xây dựng đã công khai phân bổ dự toán ngân sách, thực hiện dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Đồng thời công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn được niêm yết trên bảng thông báo chung, trong đó có kế hoạch mua sắm, đấu thầu công khai.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, về công tác quản lý tài chính tại Sở Xây dựng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất là lập dự toán, thực hiện và quyết toán
Dự toán kinh phí ngân sách thường xuyên hàng năm được xác định dựa trên số biên chế được giao và định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước nên bản thân nó đã tồn tại một số hạn chế (đó là định mức phân bổ kinh phí chưa thực sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao, không có sự đánh giá về trách nhiệm giữa kinh phí được giao và mức độ hoàn thành công việc, do đó về cơ bản vẫn mang tính hình thức, bình quân và cào bằng). Dự toán được lập chưa sát với tình hình thực tế, phân bổ đều theo các mục lục chi ngân sách, các khoản mục được định mức dự
toán dựa vào số thực hiện của những năm trước đó, chưa giải thích được vì sao cần có khoản chi đó. Đồng thời, các cơ quan quản lý ngân sách cùng cấp hoặc cấp trên đa phần cũng không quá sâu sát trong công tác này, miễn sao tổng dự toán không vượt định mức cho phép là được duyệt.
Chính vì việc hạn chế trong công tác dự toán còn mang tính phân bổ đều theo hạng mục chi nên là công tác chấp hành dự toán cũng theo tính chất phát sinh, ngoài các khoản mục chi cho con người và các khoản chi mang tính bắt buộc chung, những khoản chi còn lại hầu hết là do có sự việc phát sinh (không lường trước được) mới chi.
Trong công tác xét duyệt quyết toán của cơ quan - Sở Tài chính cùng cấp còn mang tính chất kiểm tra tài chính đơn thuần, chủ yếu là đối chiếu với số dư của Kho bạc nhà nước, xem đơn vị sử dụng nguồn kinh phí được giao trong năm ra sao, còn bao nhiêu, các nội dung, mục chi có đúng với mục lục ngân sách nhà nước hay không,... mà chưa thật sự việc đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với chất lượng, khối lượng công việc đầu ra, mức độ hoàn thành nhiệm vụ gắn với kinh phí được giao.
Thứ hai là quyền tự chủ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị
Mục tiêu của Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ đó là “thực
hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật”, tuy nhiên trên thực tế việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, công tác sử dụng kinh phí, chế độ hóa đơn, chứng từ và kinh phí tiết kiệm hầu hết phải dựa vào các văn bản quy định của pháp luật khống chế mức chi, đồng thời phải có hóa đơn, chứng từ đi kèm với một số khoản chi.
Trong công tác xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị mình, Kho bạc nhà nước và Sở Tài chính đều yêu cầu đơn vị phải ghi rõ mức chi cụ thể cho từng khoản chi phúc lợi cho con người (ví dụ như chi cho ngày lễ 30/4, 1/5 không vượt quá 2.000.000 đồng/người, hay như chi cơm trưa không quá
1.000.000 đồng/người,...). Đối với các khoản chi khác, như chi hội nghị, công tác phí đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, trong đó quy định cụ thể: Ví dụ như đối với công chức thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng thì “theo mức 500.000 đồng/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị” [2]. Thực tế thì đơn vị lại vận dụng khoản chi này, để chi công tác phí khoán cho toàn thể cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, hầu hết là cào bằng, ai cũng được hưởng.
Về chế độ hóa đơn, chứng từ: Theo quy định thì khi thực hiện các khoản chi phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trong khi đó, để giảm bớt thời gian, thủ tục cũng như việc quản lý một số nội dung chi có thể thực hiện khoán theo quy định tại Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV như văn phòng phẩm cho từng bộ phận, phòng ban. Tuy nhiên, kể cả khi thực hiện khoán vẫn phải tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Điều này thực sự làm cho các đơn vị khó có thể thanh toán các nội dung giao khoán.
Về kinh phí tiết kiệm, theo quy định tại Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV, “trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0(một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động”, việc khống chế mức bổ sung thu nhập tăng thêm tối đa như vậy ảnh hưởng đến quyền tự chủ của đơn vị, dù cho đơn vị có cố gắng tiết kiệm cũng không được phép chi thêm. Như vậy, với việc áp dụng những quy định hiện hành về định mức, tiêu chuẩn, chế độ như vậy thì Thủ trưởng đơn vị dù được giao quyền tự chủ, cũng khó có thể quyết định các nội dung chi, mức chi, kể
cả nguồn kinh phí tiết kiệm được. Do đó, mục tiêu của Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV cũng nêu rõ nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm được:
“Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả