cách tác động vào nhận thức và tình cảm của con ngƣời nhằm nâng cao tính tự giác, ý thức của đối tƣợng đƣợc quản lý trong việc thực hiện nghĩa vụ và pháp luật của nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ.
Việc tuyên truyền giáo dục đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài… hay động viên, thu hút thông qua các đoàn thể quần chúng.
1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, dịch vụ dịch vụ
1.6.1. Các nhân tố thuộc đối tượng quản lý
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý bằng các công cụ, biện pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định. Quá trình quản lý là sự tƣơng tác giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý trong môi trƣờng quản lý. Vì vậy thực trạng thƣơng mại và các yếu tố liên quan đến sự phát triển của thƣơng mại có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ. Đó là:
a. Trình độ, năng lực của thương nhân
Kiến thức, kỹ năng kinh doanh, mức độ am hiểu pháp luật và trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của thƣơng nhân… có tính quyết định đến hiệu quả thực thi pháp luật, thực thi các chính sách thƣơng mại và mức độ đạt
đƣợc các mục tiêu đặt ra. Mặt khác, sự năng động, tính nhạy bén, khả năng tiếp cận thị trƣờng, ý thức chấp hành pháp luật của thƣơng nhân góp phần phát triển ngành thƣơng mại hiện đại và lành mạnh.
b. Vốn đầu tư cho ngành thương mại, dịch vụ
Khả năng tài chính của doanh nghiệp thƣơng mại, dịch vụ vốn đầu tƣ của xã hội cho ngành thƣơng mại vừa là điều kiện để phát triển thƣơng mại vừa là điều kiện để nhà nƣớc thực hiện mục tiêu, định hƣớng phát triển thƣơng mại.
c. Thông tin và công nghệ thông tin đối với hoạt động thương mại, dịch vụ
Ngày nay, thông tin và công nghệ thông tin đƣợc coi là một yếu tố cơ bản ảnh hƣởng lớn đến thƣơng mại nhƣng đồng thời là điều kiện để các cơ quan quản lý nắm bắt thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý. Cơ sở hạ tầng thông tin ngày nay là phức tạp và khá đầy đủ đang hỗ trợ cho mạng lƣới giao tiếp, cơ sở dữ liệu và các hệ thống tác nghiệp trong hoạt động thƣơng mại, quản lý thƣơng mại. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là cơ sở cho việc xác định những ƣu tiên cạnh tranh của thƣơng mại.
d. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với thương mại, dịch vụ
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ với thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi thuế quan ngăn cản nhƣng đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và các rào cản thƣơng mại và phi thƣơng mại ngày càng tinh vi. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi có những công cụ, chính sách phù hợp để tạo thuận lợi cho thƣơng mại phát triển, phát huy lợi thế so sánh, tăng cƣờng giao lƣu buôn bán quốc tế.
e. Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế
Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đời sống và kinh tế đồng thời là điều kiện, căn cứ để nhà nƣớc thực hiện các quy hoạch phù hợp, nhất là trong quy hoạch bố trí các khu trung tâm thƣơng mại gắn với hệ thống giao thông, hệ thống điện…
f. Trình độ phát triển của thị trường
Sự phát triển của thị trƣờng, sự ổn định hay biến động về giá cả, cung - cầu hàng hóa đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nƣớc. Thị trƣờng là cơ chế để thƣơng mại hoạt động. Thƣơng mại càng phát triển thì làm cho thị trƣờng càng đƣợc mở rộng, ngƣợc lại sự phát triển của thị trƣờng vừa hỗ trợ cho hoạt động thƣơng mại vừa là thƣớc đo sự phát triển của thƣơng mại.
Về góc độ quản lý, nhà nƣớc có vai trò ổn thị trƣờng và thị trƣờng tác động trở lại đối với hoạt động quản lý của nhà nƣớc.
1.6.2. Các nhân tố thuộc bản thân chủ thể quản lý
a. Cơ cấu hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ
Hệ thống bộ máy quản lý thƣơng mại với tƣ cách là chủ thể quản lý, bao gồm những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, có mối quan hệ phụ thuộc theo chiều dọc và chiều ngang để thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ.
Các quyết định quản lý thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua các bộ phận, đơn vị trong hệ thống quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ. Cơ cấu tổ chức về quản lý thƣơng mại xác định vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cấp quản lý trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ. Vì thế tính ổn định, khoa học của cơ cấu tổ chức đảm bảo cho việc triển khai quyết định quản lý thƣơng mại đƣợc thực hiện
nhịp nhàng, chặt chẽ và nhanh, đúng kế hoạch đặt ra, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Mặt khác thông qua cơ cấu tổ chức quá trình truyền thông đƣợc thực hiện, tính hiệu quả của truyền thông gắn liền với cơ cấu tổ chức và gắn liền với hiệu lực quản lý.
b. Năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ
Năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ có tính chất quyết định đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ, thể hiện ở các nội dung sau:
Trang thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác quản lý:
Trang thiết bị công nghệ có ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ. Đó là tổng thể các yếu tố phục vụ cho công tác quản lý, nhƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện truyền thông…nếu những yếu tố này đƣợc trạng bị tốt đáp ứng đƣợc đòi hỏi của công việc thì quá trình quản lý thƣơng mại đảm bảo đƣợc triển khai tốt.
Trong quản lý các vấn đề đƣợc giải quyết tốt khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Nếu chỉ có lý luận nhƣng trong thực tiễn quản lý công nghệ thiết bị không đáp ứng đƣợc yêu cầu dẫn tới hiệu lực quản lý kém. Mặt khác, xét theo giác độ truyền thông, quản lý là quá trình thông tin, vì vậy các thiết bị phục vụ thông tin phải tốt sẽ đảm bảo thông tin đƣợc nhanh chính xác và đầy đủ. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới của thƣơng mại hiện nay, trang thiết bị công nghệ có vai trò quan trọng tác động mạnh đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ.
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý thương mại:
Trong khi các yếu tố trang thiết bị công nghệ làm chức năng truyền tải vận hành công tác quản lý thƣơng mại thì yếu tố con ngƣời có vai trò điều
khiển sự vận hành đó. Hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ chịu tác động mạnh bởi năng lực của cán bộ làm công tác quản lý thƣơng mại. Đây là yếu tố chủ quan bao gồm tổng hoà nhiều vấn đề khác nhau mà nhà quản lý thƣơng mại phải đảm bảo.
Trƣớc hết là về kỹ năng, đó là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế để đạt đƣợc kết quả cao. Để quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ có hiệu quả đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt đƣợc, thực hiện đƣợc các hoạt động của quản lý nhà nƣớc. Sau đó là kỹ năng xây dựng kế hoạch, quy hoạch và có tầm nhìn chiến lƣợc về xu thế phát triển của thƣơng mại và môi trƣờng; nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của từng công cụ, phƣơng pháp quản lý đối với từng đối tƣợng; nhìn ra cơ hội và thách thức với sự phát triển thƣơng mại. Cán bộ quản lý thƣơng mại còn cần có kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý, có quan điểm phát triển và toàn diện.
Ngoài các yếu tố trên, cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi hành đảm bảo; nhận thức của đội ngũ cán bộ về kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm …có vai trò quan trọng trong đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thƣơng mại dịch vụ và quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ nhƣ: khái niệm, phân loại thƣơng mại; khái niệm, vai trò, chức năng, công cụ, phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ; các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, dịch vụ. Đây là những cơ sở lý luận cơ bản cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn quận Hoàng Mai trong thời gian tới.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI.
2.1. Khái quát về quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai Hoàng Mai
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Hoàng Mai là một quận nằm ở phía đông nam của Thành phố Hà Nội. Quận đƣợc thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ Việt Nam, với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phƣờng đƣợc hình thành trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã : Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở , một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phƣờng: Mai Động, Tƣơng Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trƣng.
Quận Hoàng Mai có diện tích 4.104,10 ha (41,04 km²), dân số khoảng hơn 400.000 ngƣời (năm 2017). Quận Hoàng Mai phía Bắc giáp quận Hai Bà Trƣng, phía đông giáp sông Hồng nhìn sang huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; phía nam giáp huyện Thanh Trì.
Với lợi thế là cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận theo hƣớng Bắc – Nam có đƣờng quốc lộ 1A (đƣờng Giải Phóng), đƣờng Tam Trinh, đƣờng Lĩnh Nam, nối giữa Đông - Tây có đƣờng vành đai 3, cầu Thanh Trì chạy qua. Ở đây có các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt nối thủ đô với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. là một đầu mối giao thông quan trọng của cả thành phố khi có 2 bến xe lớn: ga đƣờng sắt Giáp Bát và bến xe ô tô phía Nam. Ngoài ra, trên địa bàn quận có đƣờng giao thông đƣờng thủy sông Hồng nối mạch giao thông giữa Quận Hoàng Mai và các tỉnh phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Quận còn có các đƣờng giao thông quan trọng đi
qua gồm: Quốc lộ 1A, 1B, đƣờng vành đai 3, cầu Thanh Trì, đƣờng vành đai 2,5 thuận lợi cho giao thông đi lại.
2.1.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn 2013 – 2017 do chịu ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, dịch bệnh và hậu quả của đợt ngập úng lịch sử cuối năm 2015 tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, quận Hoàng Mai đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn khá cao.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2013 - 2017 của quận Hoàng Mai
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng giá trị SX Tỷ đồng 1634.7 1926.3 2297.5 2633.6 3055 Công nghiệp - Tiểu thủ CN - Xây dựng Tỷ đồng 920.2 1090.5 1338 1539.4 1788.6 Thƣơng mại – dịch vụ Tỷ đồng 622.4 741.3 875 1012.6 1184.7 Nông nghiệp Tỷ đồng 92.1 94.5 84.5 81.6 81.7 Tốc độ tăng giá trị sản xuất % 39.8 40.3 35.2 30.78 33.6 Công nghiệp - Tiểu thủ CN - Xây dựng % 17.9 18.5 17.1 15.05 16.2 Thƣơng mại – dịch vụ % 18.1 19.1 18.1 15.73 17 Nông nghiệp % 3.8 2.7 0.4
Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai giai đoạn 2013 - 2017
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 58,6%; thƣơng mại dịch vụ chiếm 38,8%, nông nghiệp chiếm 2,6 %. Xét trong kỳ kế hoạch 2013 - 2017 đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực: tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 2,3%; tỷ trọng ngành thƣơng mại dịch vụ tăng 0,7%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 3%.
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2017 của quận Hoàng Mai.
Năm
Công nghiệp, tiểu thủ CN, Xây dựng (%) Thƣơng mại, dịch vụ (%) Nông nghiệp (%) 2013 56.3 38.1 5.6 2014 56.6 38.5 4.9 2015 58.2 38.1 3.7 2016 58.5 38.5 3 2017 58.6 38.8 2.6
Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai giai đoạn 2013 - 2017
Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hiện vẫn có tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất. Về địa bàn, tập trung vào 3 khu vực chủ yếu nhƣ khu vực phƣờng Mai Động, Thanh Trì, khu vực phƣờng Vĩnh Hƣng và khu vực phƣờng Hoàng Liệt, Thịnh Liệt (dọc theo trục đƣờng Giải Phóng) với các ngành nghề chính nhƣ sản xuất cơ khí, mộc, bao bì, vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy … Tuy nhiên diện tích cho hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp.
Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trƣởng khá: về cơ sở sản xuất, năm 2011 toàn quận có 745 cơ sở với 11.123 lao động, đến năm 2015 là 895 cơ sở với 12.270 lao động. Về giá trị kinh tế: năm 2016, giá trị kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 8.147 tỷ đồng. Giai đoạn 2013 - 2016 tốc độ tăng trƣởng hàng năm đạt 15 - 17% và chiếm 56 - 58% trong cơ cấu kinh tế của quận. Một số ngành có tỷ trọng tăng
khá nhƣ sản xuất lƣơng thực tăng 17%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 34%; sản xuất khoáng, phi kim tăng 54%.
2.1.1.3. Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ ở quận Hoàng Mai giai đoạn 2013-2017
Mạng lưới kinh doanh thương mại
Bảng 2.3: Cơ sở hoạt động kinh doanh thƣơng mại – dịch vụ quận Hoàng Mai
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Tổng số 3.924 100,00 3.995 100,00 4.151 100,00 4.395 100,00 4.762 100,00 Thƣơng nghiệp 2.436 62,08 2.457 61,50 2.586 62,30 2.620 59,61 2.662 55,90 Nhà hàng-DV ăn uống 698 17,79 717 17,95 1.029 24,79 1.028 23,39 1.040 21,84 DV khác 790 20,13 821 20,55 536 12,91 747 17,00 1.060 22,26
(Nguồn: Niêm giám thống kê quận Hoàng Mai giai đoạn 2013 - 2017)
Tình hình lưu chuyển hàng hóa
Kinh tế phát triển, thu nhập của ngƣời dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần nâng lên. Mặt khác, hàng hóa ngày càng nhiều về số lƣợng, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng đáp ứng mọi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Từ đó, mức lƣu chuyển hàng hóa xã hội của quận tăng lên hàng năm. Cụ thể tổng mức LCHHXH của quận năm 2013 là 1.305 triệu đồng, năm 2017 là 2.162 triệu đồng và so với năm 2013 tăng 1,66 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tổng mức LCHHXH của quận chƣa thật sự ổn định.
Lưu chuyển hàng hóa bán lẻ
Bảng 2.4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo loại