Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 72)

hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nhằm bảo đảm việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực thƣơng mại đƣợc nghiêm minh, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng, quận đã chủ động Ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Phòng Kinh tế quận với Đội Quản lý thị trƣờng và Công an quận. Theo đó, thƣờng xuyên và định kỳ các cơ quan này phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn. Phối hợp với Sở Công Thƣơng, Chi cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh và quản lý chợ trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ. Kiểm tra, kiểm soát phát hiện, xử lý kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh không có giấy phép, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ chơi trẻ em độc hại tại các chợ và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận. Phối hợp tổ chức

kiểm tra việc thực hiện phòng cháy chữa cháy tại các chợ và khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh và quản lý chợ trên địa bàn quận. Đối với mạng lƣới xăng dầu, tổ chức kiểm tra định kỳ trong việc cân đong và chất lƣợng của xăng dầu, thực hiện niêm yết giá, các quy định về phòng chống cháy nổ.

Ngoài ra, hằng năm quận tổ chức các lớp tập huấn, triển khai các văn bản về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ trong cán bộ và thƣơng nhân. Trên cơ sở các văn bản quy định về chức năng, thẩm quyền, trình tự giải quyết công việc các cơ quan chuyên môn căn cứ tổ chức thực hiện. Phát huy hiệu quả các thiết chế thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nƣớc. Trong những năm qua, quận đã tổ chức tốt các hoạt động quản lý thƣơng mại dịch vụ, xây dựng kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp thƣơng mại, các Ban Quản lý chợ, hợp tác xã thƣơng mại dịch vụ và tổ chức nguồn hàng đầy đủ về số lƣợng, phong phú về chất lƣợng và chủng loại, đảm bảo phục vụ tốt cho nhân dân, nhất là các dịp lễ, tết. Qua kiểm tra khắc phục đƣợc tình trạng tƣ thƣơng tự nâng giá quá mức trong các dịp cao điểm để bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Tổ chức kiểm tra và thƣờng xuyên phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc kinh doanh đúng pháp luật. Định kỳ theo dõi diễn biến tình hình giá cả thị trƣờng và dự báo tình hình biến động giá cả thị trƣờng, đề xuất với UBND quận ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực quản lý và phát triển thƣơng mại dịch vụ.

Bảng 2.10: Những vi phạm pháp luật về thƣơng mại dịch vụ năm 2013-2017

Nội dung vi phạm Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số hộ kiểm tra 471 647 685 876 889 Tổng số hộ vi phạm 67 74 68 71 76 Trong đó Vi phạm về CNĐKKD 14 16 15 15 14 Không có giấy phép kinh doanh rƣợu, thuốc lá 11 13 14 15 14 Vi phạm về chất lƣợng hàng hóa 24 25 22 25 32 Không thực hiện niêm yết giá

13 17 16 14 12

Vi phạm khác 5 3 1 2 4

(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Hoàng Mai)

Theo kết quả tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn quận Hoàng Mai qua các năm cho thấy tình trạng vi phạm có chiều hƣớng gia tăng. Việc không đăng ký kinh doanh, hoặc kinh doanh các mặt hàng ngoài giấy phép; tình trạng vi phạm chất lƣợng hàng hóa, kinh doanh hàng hóa không nhãn mác, không rõ xuất xứ, không đảm bảo chất lƣợng đã gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Kinh doanh rƣợu, thuốc lá không đúng quy định, không niêm yết giá… là trình trạng vi phạm chủ yếu hiện nay trên địa bàn.

Nhƣ vậy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện nay. Tình trạng bán hàng

kém chất lƣợng, vi phạm nghiêm trọng vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều, tình trạng bán hàng ngoài giấy phép khá phổ biến, việc buôn bán rƣợu, thuốc lá tràn lan không có giấy phép, việc tƣ thƣơng tự nâng giá quá mức trong các dịp lễ, tết gây ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng…

Do vậy, trong thời gian đến yêu cầu đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc ngành thƣơng mại dịch vụ là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thƣơng mại dịch vụ, kèm theo các cơ chế xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận.

2.2.6. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức quản lý thương mại, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển thương mại dịch vụ

Phòng Kinh tế quận là cơ quan tham mƣu cho UBND quận thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ. Về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực thƣơng mại có các cán bộ đảm trách gồm phó phòng các chuyên viên chuyên trách. Trong thời gian qua công tác tham mƣu quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Một số văn bản quản lý, đề án đã đƣợc xây dựng, ban hành và ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là những kế hoạch có tính chiến lƣợc về phát triển thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn quận.

Về năng lực đội ngũ cán bộ có nhiều bƣớc chuyển biến tích cực trên các mặt, chất lƣợng cán bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình đổi mới, yêu cầu của sự phát triển. Bộ máy đƣợc tinh giản theo hƣớng hiệu quả, gọn nhẹ. Cán bộ đƣợc đào tạo bài bản có chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu mới của sự phát triển, công tác đào tạo nhân lực cho ngành thƣơng mại dịch vụ cần có sự quan tâm đầu tƣ nhiều hơn, nhất là những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về thƣơng mại dịch vụ, có đủ tầm để xây dựng các kế hoạch mang tính chiến lƣợc, phù hợp với tình hình thực tế

của địa phƣơng. Đặc biệt là phát huy vai trò tham mƣu cho cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện công tác quản lý về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn một cách chặt chẽ, có hiệu quả đồng thời tạo ra đƣợc môi trƣờng, điều kiện thuận lợi để thƣơng nhân phát triển.

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hoàng Mai

2.3.1. Những thành công

Trong giai đoạn 2013-2017, quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn quận Hoàng Mai đảm bảo đƣợc sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát thị trƣờng đồng thời đảm bảo sự phát triển của ngành thƣơng mại dịch vụ; phát huy vai trò của thƣơng mại dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quận. Thƣơng mại quận Hoàng Mai đã có bƣớc phát triển mới, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất và đạt đƣợc mục tiêu nghị quyết của quận đề ra. Sự phát triển của thƣơng mại góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân và góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận theo đúng hƣớng.

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt trung bình 13,5%/năm và giữ vững tốc độc tăng trƣởng. 10 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của Quận đạt 22.113 tỷ đồng đạt mức tăng 13,58% so với cùng kỳ năm 2017.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đúng định hƣớng đề ra là tăng tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành nông nghiệp - thủy sản. Trong năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 52,94%, ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm 46,02% và ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm 1,04%. Đến năm 2018, giá trị sản xuất các ngành tăng khá, dự kiến cơ cấu kinh tế chuyển dịch giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng (50,8%) và ngành nông nghiệp,

thủy sản (0,3%), tăng dần tỷ trọng ngành thƣơng mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế (48,9%).

Nội dung thực hiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn quận đạt nhiều kết quả trên các mặt sau:

- Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn có đổi mới, ngày càng phù hợp với thực tế; từng bƣớc chú trọng nghiên cứu, tham mƣu, đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy mở rộng thị trƣờng, phát triển hoạt động thƣơng mại dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế của quận đã tạo ra những thay đổi căn bản cho môi trƣờng kinh doanh của quận Hoàng Mai, là động lực cho sự phát triển của thƣơng mại dịch vụ quận Hoàng Mai thời gian qua.

- Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại dịch vụ đã đƣợc cải tiến. Những chiến lƣợc, quy hoạch đƣợc xây dựng và đƣợc rà soát điều chỉnh phù hợp với giai đoạn 2010-2017 tầm nhìn đến năm 2020 đã thể hiện rõ sự đổi mới về quan điểm và tƣ duy xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, đã nâng tầm thể chế cũng nhƣ tính khả thi của các chiến lƣợc và quy hoạch phát triển thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn.

- Công tác tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trƣờng đƣợc quan tâm.

- Công tác tổ chức đăng ký kinh doanh thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn quận đã có những bƣớc tiến đáng kể. Trong những năm gần đây, quận Hoàng Mai đã tăng cƣờng thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhằm thuận lợi hoá cho hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn, việc tác nghiệp của bộ phận một cửa ngày càng có tính chuyên nghiệp.

- Công tác quản lý đối với các loại hình kinh doanh trên địa bàn quận đƣợc tăng cƣờng và đã gặt hái đƣợc những thành công. Công tác quản lý đối với hoạt động của thƣơng nhân, không chỉ chú trọng đổi mới về hệ thống văn bản, các chính sách thƣơng mại dịch vụ, các công cụ quản lý... mà còn chú

trọng tạo môi trƣờng thuận lợi để thƣơng nhân phát triển. Đối với hệ thống chợ, trong thời gian qua, quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn có nhiều đổi mới nhất là chuyển mô hình quản lý chợ sang doanh nghiệp hoặc HTX quản lý chợ. Đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu và các loại hình kinh doanh thƣơng mại hiện đại, quận cũng đã có những hành động phù hợp trong công tác quản lý hoạt động của các loại hình hoạt động này.

- Hoạt động xúc tiến thƣơng mại dịch vụ ngày càng có tính chuyên nghiệp hơn, xúc tiến thƣơng mại phát triển cả về số lƣợng và đa dạng về hình thức tổ chức nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của thƣơng nhân. Kết quả của các hoạt động xúc tiến thƣơng mại thời gian qua đã góp phần mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực trong sản xuất kinh doanh của thƣơng nhân.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn đạt nhiều kết quả góp phần ngăn chặn hành vi gian lận thƣơng mại, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng.

- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức quản lý hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn có nhiều cố gắng, đặc biệt là công tác đánh giá, quy hoạch, đề bạt và luân chuyển cán bộ đƣợc coi trọng và có nhiều chuyển biến mới. Công tác đánh giá, phân loại cán bộ đƣợc tiến hành nghiêm túc, đúng quy trình, đội ngũ cán bộ công chức đã đƣợc trẻ hoá, trình độ tin học - ngoại ngữ tốt hơn, tƣ duy kinh tế cũng có nhiều đổi mới.

- Các giải pháp quản lý nhà nƣớc của quận đã và đang sát thực, phù hợp, hiệu quả. Các thủ tục hành chính về thƣơng mại dịch vụ ngày càng tinh giản, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, từ đó đã tạo điều kiện cho thƣơng mại quận Hoàng Mai phát triển với những kết quả đáng kể.

Từ những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại quận Hoàng Mai phát triển:

Hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn đã đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của ngƣời tiêu dùng và sản xuất. Hàng hóa trên thị trƣờng ngày càng đa dạng cả về chủng loại, kiểu dáng, chất lƣợng, mẫu mã. Các chủ thể tham gia thƣơng mại dịch vụ đa dạng nhƣ: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể, góp phần hình thành nên một thị trƣờng cạnh tranh, sôi động.

Hệ thống cơ sở kinh doanh thƣơng mại dịch vụ phát triển nhanh về số lƣợng. Trên thị trƣờng phát triển một số đại lý phân phối lớn, xuất hiện các siêu thị mini, phƣơng thức kinh doanh có tính chuyên nghiệp hơn, giao dịch văn minh, hiện đại đang dần phát triển tạo nên những nét cơ bản của một ngành thƣơng mại dịch vụ hiện đại.

Thị trƣờng quận Hoàng Mai ngày càng đƣợc mở rộng, với sự tham gia và cạnh tranh bình đẳng của các thành phần kinh tế. Lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã có bƣớc phát triển đáng kể về quy mô cũng nhƣ sự phong phú, đa dạng về loại hình tổ chức hoạt động đáp ứng yêu cầu, xu thế của sự phát triển.

2.3.1. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.1.1.Những hạn chế

Bên cạnh những thành công nêu trên, quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn quận Hoàng Mai còn những hạn chế, bất cập và thực sự chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, đó là:

- Hệ thống văn bản, chính sách quản lý vẫn chƣa kịp với sự phát triển thƣơng mại dịch vụ, công tác xây dựng, ban hành văn bản quản lý còn chậm và thiếu đồng bộ, thiếu định hƣớng.

- Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại dịch vụ tuy có kết quả nhƣng tính khoa học chƣa cao, triển khai thực hiện còn chậm, chƣa thể hiện tầm nhìn chiến lƣợc, khi thực hiện thấy bất cập mới đề nghị bổ sung, điều chỉnh dẫn đến bị động, lúng túng, chƣa chú trọng quy hoạch vùng.

- Công tác khảo sát thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại dịch vụ hiệu quả chƣa cao, chƣa có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối doanh nghiệp với thị trƣờng nƣớc ngoài. Kim ngạch xuất khẩu hầu nhƣ không có, chƣa đẩy mạnh đƣợc khâu lƣu thông hàng hoá nhất là đối với hàng nông sản.

- Công tác tổ chức đăng ký kinh doanh thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục khắc phục. Thủ tục hành chính vẫn còn rƣờm rà. Tình trạng quan liêu, vòi vĩnh của cán bộ công chức đối với thƣơng nhân trong giải quyết các thủ tục hành chính còn xảy ra.

- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn còn có những hạn chế. Tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lƣợng không giảm, đặc biệt là vi phạm về đăng ký kinh doanh, không chấp hành các quy định của nhà nƣớc về quy chế ghi nhãn, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các hành vi gian lận thƣơng mại dịch vụ, trốn thuế còn nhiều và xử lý vi phạm trên địa bàn chƣa đƣợc triệt để.

Từ những hạn chế đó đã ảnh hƣởng đến tình hình phát triển thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn với những đặc điểm sau:

- Hoạt động thƣơng mại dịch vụ phát triển không đồng đều, chủ yếu tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 72)