7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp
Trong quá trình phát triển nông nghiệp, quản lý nhà nước có vai trò quan trọng, góp phần vào điều chỉnh, hướng dẫn quá trình vận động nội tại của nông nghiệp phù hợp với các điều kiện khách quan và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế. Vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp được thể hiện với các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Nhà nước tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định; thiết lập môi trường pháp lý, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, một sân chơi chung, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước vận dụng các quy luật kinh tế khách quan và sử dụng những chính sách, cơ chế nhằm mở rộng thị trường, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, phù hợp với xu thế, điều kiện kinh tế khu vực và thế giới bằng những chủ trương, chính sách, pháp luật. Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; hoạch định chính sách, chỉ tiêu kế hoạch vĩ mô cho từng thời kỳ; thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống và văn minh xã hội.
Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp.
nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay. Nhà nước xây dựng, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp, cải tiến công cụ quản lý, thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo tổ chức tinh gọn, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả.
Nhà nước cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết chi phối thị trường bằng cách sử dụng cả biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính. Đồng thời, Nhà nước sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô bao gồm hệ thống chính sách, các đòn bẩy kinh tế, quỹ dự trữ hàng hoá, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, tín dụng, tài chính, thuế quan, hạn ngạch, tiêu chuẩn hoá... nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.
Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động liên quan đến nông nghiệp nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hành
vi trái pháp luật; ngăn ngừa những hành động tiêu cực như: sản xuất và kinh doanh hàng giả (nông sản, thực phẩm, giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật giả, kém chất lượng), đầu cơ, buôn lậu... nhằm bảo vệ quyền bình đẳng trước pháp luật, sự cạnh tranh lành mạnh cũng như quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra để phát hiện những kẽ hở và nhược điểm của cơ chế chính sách quản lý đã ban hành trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, cơ chế chính sách kinh tế nói chung để kịp thời sửa đổi, đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng những nhân tố mới, tích cực của sản xuất nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.