Đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 93 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ phát triển nông nghiệp

Để tăng giá trị cho mặt hàng nông sản, ổn định đầu ra, đem lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân, cần phải xây dựng được thị

trường tiêu thụ tốt. Muốn làm tốt khâu này, các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của tỉnh cần chú trọng vào một số nhiệm vụ sau: - Thực hiện tốt công tác dự báo, thông tin thị trường:

Sự biến động của thị trường trong giai đoạn gần đây diễn ra phức tạp và khó lường, nhất là thị trường nông sản. Vì mặt hàng nông sản không chỉ chịu tác động của quy luật cung cầu mà còn bị chi phối bởi chính sách bảo hộ giá, chính sách tích trữ lương thực nhằm bảo đảm an ninh lương thực của mỗi nước; yếu tố thiên tai, được và mất mùa của nhiều nơi trên thế giới... Để có thể hạn chế tác động tiêu cực từ những biến động của thị trường nông sản gây ra, tỉnh cần làm tốt công tác dự báo, thông tin thị trường cho người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh. Muốn hoàn thành nhiệm vụ này, cần xây dựng được đội ngũ cán bộ nghiên cứu có khả năng, trình độ phân tích, xử lý những thông tin từ thị trường và đưa ra những dự báo chính xác cho người nông dân, người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những thông tin về thị trường hàng nông sản một cách rộng rãi qua nhiều kênh như truyền thông đại chúng, mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, trang web của Sở Nông lâm nghiệp... để giúp người nông dân, nhà sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp nắm bắt được tình hình thị trường từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Sản xuất ra những mặt hàng nông sản có chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường:

Gia tăng giá trị cho mặt hàng nông sản là yêu cầu lớn nhất ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước hiện nay. Chúng ta không chỉ quan tâm đến khâu lựa chọn cây, con giống cho năng xuất cao, thích hợp với nhu cầu của thị trường, mà còn phải chú trọng đến khâu sản xuất, chế biến để có những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực

phẩm. Vì vậy, các sở, ban, ngành liên quan cần phối hợp để đầu tư thích đáng cho các khâu tạo ra sản phẩm nông nghiệp tốt, nhất là khâu chế biến. Đồng thời, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Đó sẽ là cơ sở để người nông dân sản xuất và là cơ sở để xác định chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Tỉnh cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, những cơ sở sản xuất uy tín, xây dựng và mở rộng hoạt động thương mại điện tử nhằm giới thiệu và quảng bá những mặt hàng nông nghiệp đặc sản, có giá trị và chất lượng cao. Người nông dân cần được học tập, triển khai những công nghệ, quy trình sản xuất theo những tiêu chuẩn nhất định để tạo ra những sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đảm bảo tính hiệu quả của các mô hình liên kết kinh tế nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân:

Liên kết kinh tế, liên kết chuỗi giá trị hay hình thức đơn giản hơn là hợp đồng thương mại trong đầu tư và bao tiêu sản phẩm giữa người nông dân với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật và khai thác hiệu quả các tiềm năng nông nghiệp. Tỉnh Luông Pha Bang đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo này ở nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là mía đường, trồng rừng sản xuất, song, hiệu quả của quá trình liên kết chưa thực sự cao, do tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp và người nông dân chưa rõ ràng, sự qua tâm của chính quyền tới các hợp đồng này cũng chưa sâu sát. Do vậy, tình trạng phá vỡ hợp đồng của người nông dân thường xảy ra khi giá cả ngoài thị trường cao hơn hợp đồng, gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, người nông dân cũng cần tự liên kết với nhau trong các hợp tác xã, các hội, làng nghề không để tư thương ép giá và đảm bảo uy tín của sản phẩm hay những hợp đồng kinh tế đã ký.

- Có cơ chế ưu đãi cho tư nhân xây dựng những cơ sở chế biến, xuất khẩu hàng nông sản:

Các sở, ban, ngành của tỉnh cần khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi để các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, xây dựng những cơ sở chế biến, xuất khẩu hàng nông sản có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu cho việc tiêu thụ hàng nông sản, nhờ vào lợi thế về quy mô trong bao tiêu sản phẩm, cũng như kinh nghiệm và khả năng nắm bắt thông tin, tìm kiếm thị trường để xuất khẩu. Các cơ sở chế biến nông sản lớn thường gắn với công nghệ chế biến cao, bảo quản hiện đại, không những gia tăng giá trị sản phẩm mà còn giúp ổn định giá cả của nông sản khi vào mùa, mang lại lợi ích lâu dài và kích thích người nông dân sản xuất, tăng vụ, tăng diện tích cây trồng.

- Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, đồng thời tham gia hội thi sản phẩm thủ công truyền thống về sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại giới thiệu, quảng bá sản phẩm tìm

kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. - Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, Internet để người dân tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, giá cả và các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)