Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về nông nghiệp và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về nông nghiệp và công

công việc chủ yếu để quản lý tốt nông nghiệp

Quản lý nhà nước về nông nghiệp là nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương,

cũng như thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra; góp phần đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành chính nhà nước.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp

Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển nông nghiệp. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển nông nghiệp. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Chính

phủ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược phải thực sự quan tâm đến những vấn đề loại bỏ những yếu tố tiêu cực, như: đầu tư lãng phí, kém hiệu quả; cây trồng, vật nuôi không phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc điều kiện của tỉnh. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của trung ương, chính quyền các địa phương ưu tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và thu hút các nhà đầu tư, cũng là giúp họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.

- Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp

Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã được xây dựng, các địa phương ban hành hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn mình. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, ban hành, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Trung ương cũng như địa phương cho phù hợp với điều kiện của địa phương, sẽ khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh về phát triển nông nghiệp. Các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi trong thuê đất và tín

dụng; ưu tiên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hoạt động đào tạo nghề cho nông nhân; thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân... sẽ tạo động lực cho nông nghiệp phát triển toàn diện, bảo đảm sự phát triển nông nghiệp hài hoà và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Thực hiện công tác hỗ trợ nông nghiệp

+ Xúc tiến thương mại nông nghiệp. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với các tổ

chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản, sản phẩm làng nghề, phục vụ công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát triển nông thôn; an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường.

Xúc tiến thương mại nông nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại nông nghiệp; dịch vụ tư vấn và chuyển giao kỹ năng xúc tiến thương mại liên quan đến ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xúc tiến thương mại nông nghiệp. Dịch vụ giới thiệu khách hàng và đối tác đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Công tác khuyến nông có vai trò là cầu nối giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với hộ nông dân và thị trường, là hệ thống tư vấn, phổ

biến kiến thức, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động khuyến nông đã góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho nông dân, ngư dân ở các vùng ven

sông, đồng bằng, trung du, miền núi.

Hoạt động khuyến nông gồm các hoạt động: Hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông; Công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân; Các chương trình khuyến nông trồng trọt; Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về cải tạo giống, áp dụng các giống vật nuôi đạt năng suất, chất lượng cao; Ứng dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng thâm canh, phát triển các loài cây rừng có năng suất cao, chất lượng phù hợp; Các chương trình khuyến nông về cơ giới hoá, bảo quản và chế biến nông lâm sản; Ứng dựng nông nghiệp công nghệ cao và hoạt động khuyến nông đô thị; Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông…

- Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Hoạt động này nhằm giải quyết, xử lý đối với các vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)