7. Kết cấu của luận văn
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về nông
này, cần phải khắc phục những hạn chế về trình độ của đội ngũ những người quản lý trong nông nghiệp, để họ có trình độ, sự hiểu biết và có kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý cao. Do vậy, để phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Luông Pha Bang cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về nông nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút lao động chất lượng cao theo yêu cầu mới, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để người công chức có động lực và phát huy trí tuệ trong các cơ quan nhà nước quản lý nông nghiệp, vì đây sẽ là đội ngũ lao động chất lượng cao tương lai phục vụ cho nông nghiệp phát triển, là đội ngũ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, sử dụng được những chuyển giao công nghệ sản xuất vào nền nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang, thúc đẩy nền nông nghiệp Luông Pha Bang ngày càng hiện đại. Đồng thời, cần tăng mức ràng buộc các đối tượng được hưởng chính sách theo hướng cao hơn nhằm nâng cao trách nhiệm của người lao động trong công việc được giao.
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp nông nghiệp
Những công việc chủ yếu cơ quan nhà nước cần thực hiện để quản lý tốt nông nghiệp
- Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng nhân lực quản lý nhà nước có năng lực đối với phát triển nông nghiệp
Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp từ trung ương tới địa phương; từ tỉnh xuống huyện.
công vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp. - Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong nông nghiệp
Kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp là đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo các đề án, chương trình, kế hoạch đã đề ra, đồng thời phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh. Việc kiểm tra, giám sát giúp cho cơ quan quản lý nhà nước phát hiện một số nguồn lực chưa được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời; hoặc bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung những quy định không phù hợp với thực tế hay “lệch hướng” chung. Đồng thời, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, nêu gương và nhân rộng, tạo sức lan tỏa một số mô hình tiên tiến để người dân thấy rõ yếu tố thuật lợi và hiệu quả kinh tế của các chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và tăng cường kinh nghiệm phát triển nông nghiệp
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và cũng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mở rộng hợp tác với các nước thuộc ASEAN. Sau đó là với các quốc gia có nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như Israel, Mỹ, Nhật Bản.... Việt Nam cũng là quốc gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp và quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước hết cần thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh. Chỉ khi có những vấn đề trong quy hoạch đã trở lên lạc hậu mới tiến hành điều chỉnh. Không được phép tự tiện điều chỉnh
quy hoạch phát triển nông nghiệp khi chưa có nhu cầu.
Thanh tra tỉnh và Thanh tra của Sở Nông lâm nghiệp cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện chủ trương, chính sách, kế hoạch của Trung ương và địa phương trong phát triển nông nghiệp. Trước hết, cần kiện toàn bộ máy, cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát trong sản xuất nông nghiệp và thường xuyên đào tạo theo các hình thức ngắn hạn, dài hạn để trình độ cán bộ làm công tác này ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Qua công tác kiểm tra, giám sát cần nắm bắt, nhận rõ các chính sách, kế hoạch không phù hợp với thực tế, không đem lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Tăng cường các hình thức học tập, nêu gương, nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi, sản suất tiên tiến để người dân học hỏi, nhân rộng mô hình. Việc nêu gương, giới thiệu các mô hình sản suất giỏi giúp người dân hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách trong nông nghiệp của Nhà nước, đồng thời thấy rõ lợi ích mà nó đem lại. Sở Nông lâm nghiệp tỉnh cũng cần tăng cường phối hợp với các ngành nhằm kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp và kiểm tra công tác quản lý giống, quy trình sản xuất, khai thác sản phẩm nông nghiệp để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn giải quyết những khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở, chỉ đạo khắc phục việc sử dụng các nguồn lực sai mục đích. Tăng cường công tác theo dõi nắm bắt thông tin, xây dựng mạng lưới cơ sở, chủ động trong công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời các hành vi vi phạm theo đúng pháp luật. Do phát triển nông nghiệp thường phát sinh các hành vi tiêu cực hoặc vi phạm nên công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát
sẽ giúp người nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong sản phẩm nông nghiệp ý thức được lợi ích và nghĩa vụ của mình để có được những nông sản đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường; bảo hộ hộ lao động...
Tiểu kết chương 3
Để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về nông nghiệp, tỉnh Luông Pha Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ cả về chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển lẫn tổ chức thực hiện. Sự nỗ lực này không chỉ là trách nhiệm của bản thân chính quyền tỉnh, mà quan trọng hơn với tư cách chủ thể quản lý, là bộ phận chủ yếu nhất của kiến trúc thượng tầng, chính quyền tỉnh phải huy động được mọi nguồn vốn, nguồn lực trong nước và ở nước ngoài để tập trung phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn bằng cách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội ở nông thôn, thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo, tăng cường hỗ trợ cho các vùng đặc biệt khó khăn,...
KẾT LUẬN
Nông nghiệp là ngành sản xuất lâu đời, cung cấp lương thực phẩm thiết yếu cho con người, vì vậy, cùng với sự tiến bộ, phát triển của khoa học kỹ thuật và sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, đòi hỏi nông nghiệp phải có những bước chuyển biến để một mặt, tận dụng được tối đa những lợi thế, mặt khác, hạn chế đến mức tối thiểu những khó khăn nhằm góp phần chung vào phát triển kinh tế - xã hội.
Luông Pha Bang là một tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa nhưng các tiềm năng, thế mạnh đó chưa được phát huy có hiệu quả.
Luông Pha Bang là một tỉnh đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nên cùng với những thuận lợi của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, tỉnh cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cũng như chịu nhiều tác động từ những yếu tố của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội; phạm vi, đối tượng quản lý của nhà nước đối với nông nghiệp vừa rộng vừa có quan hệ với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về nông nghiêp của chính quyền tỉnh Luông Pha Bang phải được hoàn thiện, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nêu trên phải triệt để và có hiệu quả; đồng thời, cần phải chú trọng xây dựng bộ máy quản lý nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, có tầm nhìn chiến lược; không ngừng cải tiến công tác quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và có sự chuẩn bị từng bước các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp.
Luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung chính sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nông nghiệp, quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và chỉ ra các nhân tố chính tác động đối với quản lý nhà nước về nông nghiệp. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với nông nghiệp của 2 địa phương có nhiều thành tựu về phát triển nông nghiệp để rút ra giá trị tham khảo cho tỉnh Luông Pha Bang về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp.
Thứ hai, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang, xác định những kết quả đạt được, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở địa bàn tỉnh Luông Pha Bang.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích các quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, luận văn đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản và thiết yếu để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002), Nxb. Thống kê, Hà Nội.
2. Phan Huy Đường (2010), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Phạm Kim Giao, Hoàng Sỹ Kim, Phạm Lệ Minh, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2004), Giáo trình quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb. Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Hải (2009), Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ hậu WTO, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số7/2009,tr.15-19. 5. Học viện hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
7. Khuất Văn Hợp (2010), Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
8. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp -lý thuyết và thực tiễn, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Quốc Khanh (2013), Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sỹKinhdoanh và Quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Hoàng Sỹ Kim (2007), Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹQuản lý kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
11. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng. 12. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002), Một sốvấn đề về phát triển
nông nghiệp và nông thôn, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
13. Diệp Kỉnh Tần (2009), Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 1/2009, tr.12-16;
14. Vũ Đình Thắng (2013), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
15. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2007), Giáo trình Quản lý kinh tế quốc dân, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Đoàn Tranh (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020, Luận án tiến sỹKinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
17. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, Nxb. Chính trịquốc gia, Hà Nội.
18. Bùi Thanh Tuấn (2013), “Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (16), tr.13-15.
19. Nguyễn Thị Hải Vân (2016), Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 4/2016, tr.92-96.
20. Kiều Anh Vũ (2011), Nông nghiệp phát triển bền vữngở thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sỹKinh tế, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tiếng Lào
21. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Quốc gia, Viêng Chăn.
22. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Quốc gia, Viêng Chăn.
23. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Quốc gia, Viêng Chăn.
24. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
25. Khamla Keodavanh (2016) “Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
26. Khamhack Phonkhamxao (2016) “Nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
27. Khăn Khăm Phôm Ma Lan (2015), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Xan Xay, tỉnh At Ta Pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính quốcgia, Hà Nội.
28. Đảng bộ tỉnh Luông Pha Bang (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Luông Pha Bang lần thứ XV, Luông Pha Bang.
29. Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Pha Bang (2013), Báo cáo kết quảsản xuất nông lâm nghiệp năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014,
Luông Pha Bang.
30. Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Pha Bang (2014), Báo cáo kết quảsản xuất nông lâm nghiệp năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015,
Luông Pha Bang.
31. Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Pha Bang (2015), Báo cáo kết quảsản xuất nông lâm nghiệp năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016,
32. Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Pha Bang (2013), Báo cáo kết quảsản xuất nông lâm nghiệp giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Luông Pha Bang.
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Luông Pha Bang (2013), Báo cáo kết quảsản xuất nông, lâm, nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 - 2015.
34. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 142-QĐ/TTg ngày 3-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
35. Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp (2012), Quyết định số 2200 ngày 14-9- 2012 về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông lâm nghiệp.
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Phong Sa Ly (2015), Báo cáo kết quả sản xuất