Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 87 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạ

3.2.3. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện đại hoá

- Tiếp tục tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp

Ngoài việc phải tăng tỉ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Nhà nước còn phải huy động mọi nguồn vốn đầu tư của các ngành nghề khác bằng việc tạo ra cơ chế thông thoáng cả về mặt pháp lý lẫn cơ sở hạ tầng. Đầu tư của Nhà nước theo hướng toàn diện nhưng phải có sự tập trung và trọng điểm,

chứ không dàn trải.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp. Cần phải thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vồn từ nhiều nguồn như: huy động vốn trong dân, nguồn vốn ưu đãi, tín dụng từ hệ thống Ngân hàng, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và Trung ương. Đối với tỉnh Luông Pha Bang, trước tiên cần tập trung các nguồn vốn đầu tư để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn như: hệ thống điện (sản xuất và sinh hoạt), hệ thống giao thông đi lại (đường thuỷ và đường bộ), hệ thống thuỷ lợi (phục vụ tưới và tiêu). Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng những nhà máy, công ty thu mua, chế biến nông sản cũng như cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, như: giống, phân bón, thuốc phòng, chữa bệnh cho cây trồng và vật nuôi, thức ăn cho các loại vật nuôi... Cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn từ ngân sách Trung ương, nhất là nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Nông lâm nghiệp quản lý để hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản. Tỉnh cần dành ra một phần lớn ngân sách để đầu tư cho ngành nông nghiệp, phát triển cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện những chính sách ưu đãi đối với những người vay vốn kinh doanh để các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư mở rộng, nâng cấp, cải tiến cơ sở sản xuất của mình. Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư và tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài từ các tổ chức quốc tế, các chương trình nghiên cứu thế giới, các quỹ phát triển... để tăng nguồn vốn cho việc thực hiện các dự án ưu tiên, nâng cấp hạ tầng cơ sở cho vùng nông thôn. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi về cơ chế, chính sách... để mời gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư trực tiếp vào sản xuất

nông nghiệp, nhất là đầu tư vào việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản có hợp tác hay liên kết chặt chẽ với nông dân.

- Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ canh tác mới và công nghệ sau thu hoạch phù hợp với nông dân, tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với từng loại sản phẩm. Sở Khoa học và Công nghệ nên chủ động rà soát, đánh giá sát đúng hiệu quả việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh để từ đó có chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trong thời gian tới, đây được xem là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp. Trước mắt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hàng năm xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp; tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ, đề tài, dự án khoa học phục vụ việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.

Đối với giải pháp này cần coi trọng việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Mỹ, Israel... để phát triển nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao (trong đó có hình thwusc canh tác nhà lưới, nhà kính, tưới phun kết hợp bón phân nhỏ giọt...)

- Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết cho sản xuất, thu hoạch và bảo quản nông sản

Những máy móc, thiết bị mà nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang đang sử dụng như: máy bơm nước, máy kéo, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp... đã cho năng xuất cao hơn rất nhiều so với làm thủ công, giảm chi phí và tăng

lợi nhuận cho người nông dân. Trong thời gian tới, cần tiếp tục lựa chọn, đầu tư mua sắm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc hiện đại của thế giới sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, kỹ thuật cao từ các quốc gia có công nghiệp và nông nghiệp phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Israel...

- Có các biện pháp giảm nhẹ thiên tai lũ quét, lũ ống

Thiên tai lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi, trong đó có Luông Pha Bang ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn và bất thường hơn. Hiện tại và tương lai cần phải hướng vào các biện pháp tổng hợp quản lý, phương châm chủ yếu là hạn chế, dần dần đi đến chế ngự từng phần, kết hợp với né tránh và thích nghi bằng các biện pháp công trình và phi công trình, như: Nghiên cứu thực trạng lũ ống lũ quét để xác định thời điểm và địa điểm thường xảy ra để tăng cường quản lý và dự báo lũ quét; Phân vùng nhằm tránh lũ quét, như cải tạo hệ thống sông suối, cải thiện dòng chảy, hạn chế các tác hại của lũ; Áp dụng một số giải pháp về khoa học và công nghệ như tránh lũ quét nhờ khả năng tăng thoát nước lũ của lòng dẫn; phân dòng lũ vào hồ chứa tĩnh, hoặc vùng trũng; mở rộng khẩu độ cầu cống, bố trí cầu và các công trình điều tiết phòng tránh lũ quét; làm đập kiểm soát trên các sông suối thường xảy ra lũ quét...

- Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp

Trong những năm gần đây, Luông Pha Bang đã coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư sản xuất đã gắn liền với chế biến tiêu thụ. Tốc độ phát triển nhanh ở các khu công nghiệp, những cơ sở chế biến hàng hóa lớn từ các sản phẩm nông nghiệp đã và đang hình thành. Chính vì vậy phải tăng cường đảm bảo cung cấp nước cho chăn nuôi, cấp nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế, cũng như tiêu thoát nước phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường nước phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Muốn vậy cần:

+ Điều chỉnh quy hoạch thủy điện nhỏ, thủy sản, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, bổ sung cho phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phương hướng phát triển trong tương lai của tỉnh;

+ Đánh giá đúng thực trạng hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh hiện có, từ đó xây dựng phương án quy hoạch cho các giai đoạn tiếp theo cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành khác có liên quan;

+ Quy hoạch để đảm bảo nước tưới ổn định cho lúa, hoa màu, dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở chuyển đổi

cơ cấu cây trồng trong giai đoạn tới; đồng thời tăng tỷ lệ diện tích tưới chắc cho lúa, kết hợp tưới ẩm cho cây công nghiệp và cây ăn quả và các vườn ươm cây lâm nghiệp tập trung và phát triển chăn nuôi;

+ Do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu có những diễn biến phức tạp, đặt ra yêu cầu chống lũ và nhu cầu chỉnh trang đô thị là rất cần thiết nên cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng đê, kè chống sạt lở bờ sông, suối bảo vệ đất sản xuất, khu dân cư và những nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở, nguy hiểm, nơi thay đổi hướng dòng chảy;

- Cần xây dựng công trình thủy lợi đồng bộ từ đầu mối, kênh mương và công trình trên kênh.

Hơn nữa để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cần đảm bảo hệ thống thuỷ lợi và tỷ lệ kiên cố kênh mương theo bộ tiêu chí về nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)